12 phần mềm gây ức chế cho người dùng máy tính
Bực mình với mấy chương trình này quá đi!
Chưa vội bàn đến chất lượng, chỉ riêng việc đòi cập nhật hay hiển thị thông báo không cần thiết quá thường xuyên cũng đủ khiến những chương trình sau đây mất điểm trong mắt khách hàng. Teen hãy cùng chúng tớ nghía qua xem có đúng không nhé!
Norton AntiVirus (1990): Norton AntiVirus mà ngày nay là Symantec Norton AntiVirus được coi như ví dụ điển hình cho việc làm khổ khách hàng. Trước hết, nếu dùng phiên bản miễn phí thì hệ thống sẽ luôn đòi hỏi bạn phải nâng cấp lên bản đầy đủ có tính phí. Nhưng dù cho bạn đã dùng bản trả tiền thì vẫn thấy khó chịu khi liên tục tiếp nhận những thông báo yêu cầu cập nhật cơ sở dữ liệu thường xuyên.
Adobe Reader (1993): Một trong những sản phẩm “cổ” nhất của Adobe Reader đình đám và cũng là nguyên nhân khiến khách hàng phiền lòng. Thực chất, trong phần cài đặt mặc định của chương trình luôn “khuyến mãi” kèm theo nhiều phần mềm “trời ơi đất hỡi” khác, ví dụ bức hình trên có quảng cáo quét virus miễn phí chẳng hạn.
Real Networks/ Real Audio Player (1995): Trước khi Youtube chào đời, những ai muốn xem các tập tin âm nhạc hay video trên website đều cần phải có Real Audio Player cài đặt sẵn trong máy. Điều này đồng nghĩa với việc bạn phải chấp nhận sống chung cùng vô số lời gợi ý bất thường về cập nhật phiên bản trả tiền của hệ thống.
Video đang HOT
Adobe Flash Player (1997): Một ví dụ tiêu biểu nữa về những phần mềm luôn đòi hỏi phải cập nhật bản mới nhất và lần này phải kể đến Adobe Flash Player. Thậm chí, có người từng đặt câu hỏi rằng phải chăng vì lý do trên mà CEO Steve Jobs của Apple ghét cay ghét đắng flash?
Windows XP 2001 update: Không thể phủ nhận XP chính là hệ điều hành thành công nhất của Microsoft tính đến thời điểm hiện tại, song bản thân hệ thống vẫn có những điểm trừ đáng tiếc. Chắc hẳn bạn vẫn nhớ cảm giác bực mình mỗi khi đang giải trí mà máy tính lại hiện thông báo đòi restart để cài đặt update chứ?
Apple QuickTime (2002): Trong gần một thập kỷ, “quả táo cắn dở” làm tình làm tội người dùng với QuickTime Multimedia Player khi phần mềm liên tục đòi nâng cấp lên bản Pro. Tuy nhiên, một số người tiết lộ sau khi bấm “later” (để sau) hàng ngàn lần, họ vẫn nhất định không chịu làm thế bởi quá ghét Apple.
Windows Genuine Advantage (2004): Nếu bạn nào dùng Windows không bản quyền thì hẳn sẽ nhớ như in màn hình trên đây nhỉ? Nói cho cùng, dùng phần mềm “lậu” cũng chẳng hay ho gì nhưng khó chịu vẫn cứ là khó chịu đúng không nào?
Quảng cáo diệt Virus giả mạo (2005): Tiếp theo trong danh sách là chương trình diệt virus giả mạo. Thường thì ngay sau khi nhấp chuột, bạn sẽ lập tức rước mã độc hay sâu vào máy tính của mình – một cú lừa rất phổ biến vào năm 2005 hướng đến những người dùng ngây thơ.
Spotify (2006): Những dịch vụ trực tuyến đang giúp cuộc sống dễ thở hơn, nhưng vẫn còn có nhiều nhân vật khiến mọi thứ trở nên tồi tệ. Trong đó, dịch vụ cung cấp nhạc trực tuyến Spotify giống như ví dụ điển hình khi luôn đưa ra những cảnh báo đòi người dùng phải trả phí nếu không sẽ bị tạm khóa một số tính năng.
Mobile Nags (2007): Không chỉ máy tính mà các ứng dụng trên điện thoại di động cũng khiến người dùng cảm thấy khó chịu. Theo đó, iOS hay Android thường khuyến khích bạn mua bản “pro” của chương trình, và cả khi đã mua chúng thì vẫn thật rắc rối khi bạn thường xuyên bị mời trả lời các đánh giá chi tiết về ứng dụng.
Mạng xã hội (2008): Hãy quan sát bức ảnh trên đây và trả lời cho chúng tớ xem bạn đã bao nhiêu lần nhìn thấy tấm hình này khi đăng nhập vào Facebook nhé! Có lẽ khi chưa làm khách hàng cảm thấy hài lòng với tính năng bảo mật thông tin thì Facebook đã mất điểm rất nhiều với phiền toái như vậy.
Trình duyệt: Tiêu biểu về cập nhật trong giới trình duyệt phải kể đến Firefox khi Mozilla liên tục tung ra các phiên bản mới. Dĩ nhiên, cách làm của hãng tinh tế hơn khi chỉ thông báo lúc bạn mở “cáo lửa” và vào mạng, bởi vậy đây chính là phiền toái “dễ chịu nhất” với hầu hết mọi người.
Theo Pháp Luật XH
2 chương trình diệt virus đơn giản mà hiệu quả
Nếu gặp phải tình huống cần sự nhanh chóng và gọn lẹ thì hai công cụ Norton Power Eraser và Panda Cloud Antivirus 2010 sẽ đáp ứng tốt nhu cầu của bạn.
Những đại gia diệt virus như Kapersky, BitDefender,... không còn là cái tên xa lạ với người dùng máy tính khi nhắc giải pháp diệt virus. Thế nhưng, các công cụ này quá cồng kềnh và phải thực hiện cài đặt khá tốn thời gian, chỉ thích hợp cho việc dùng cố định tại một máy và có cấu hình tốt thì mới chạy vi vu được. Nếu gặp phải các giải pháp tình huống cần sự nhanh chóng và gọn lẹ thì 2 trình diệt virus sau sẽ đáp ứng tốt cho bạn.
1. Norton Power Eraser
Phần mềm này chỉ gồm một tập tin duy nhất, không cần cài đặt khi sử dụng, hoạt động nhanh và nhẹ. Vì vậy, đây là lựa chọn hữu ích dành cho chiếc USB mọi lúc, mọi nơi. Sau khi tải về, bạn kích hoạt tập tin NPE.exe để sử dụng ngay. Trên cửa sổ đầu tiên hiện ra, bạn cần chọn ACCEPT để đồng ý với các điều khoản sử dụng phần mềm. Ngay lập tức, chương trình sẽ kiểm tra cơ sở dữ liệu và phiên bản phần mềm để cập nhật thêm những mẫu virus mới khi quét.
Trên giao diện chính của Norton Power Eraser, bạn nhấn vào SCAN, rồi chọn tiếp SYSTEM SCAN để quét toàn hệ thống hoặc chọn DIRECTORY SCAN để chỉ quét thư mục định sẵn. Chương trình sẽ tự động làm việc, đến khi quét xong thì bạn nhấn vào VIEW LOG để xem lại thông tin của lần quét vừa rồi.
Tải về Norton Power Eraser tại đây.
2. Panda Cloud Antivirus 2010
Panda Cloud Antivirus 2010 là sản phẩm mới cáu của hãng Panda dựa trên công nghệ điện toán đám mây nhằm đạt được kết quả quét tốt nhất.
Sau khi kích hoạt chương trình lên, bạn chọn thẻ Scan> Optimized scan. Đợi cho chương trình quét xong, bạn sẽ có được bảng thông báo hiện trạng virus và các ứng dụng độc hại cài trên máy. Ngoài ra, tại mục Other scans còn cung cấp cho bạn các tùy chọn khác là Scan alll My Computer (quét toàn máy tính), Scan other items...
Tải về Panda Cloud Antivirus 2010 tại đây.
Điện toán đám mây là định nghĩa tổng thể bao gồm cả các khái niệm như phần mềm dịch vụ, Web 2.0 và các vấn đề khác xuất hiện gần đây, các xu hướng công nghệ nổi bật, trong đó đề tài chủ yếu của nó là vấn đề dựa vào Internet để đáp ứng những nhu cầu điện toán của người dùng. Ví dụ, dịch vụ Google AppEngine cung cấp những ứng dụng kinh doanh trực tuyến thông thường, có thể truy nhập từ một trình duyệt web, còn các phần mềm và dữ liệu đều được lưu trữ trên các máy chủ.
Theo PLXH
Adobe Flash Player bị tấn công qua lỗ hổng Zero-day Adobe mới đây đã công bố một thông tin cố vấn bảo mật sau khi phát hiện một lỗ hổng nghiêm trọng trên Adobe Flash Player 10.2 hỗ trợ trên các hàng loạt các nền tảng như Windows, Mac, Linux, Solaris và Android. Theo Adobe, lỗ hổng Zero-Day đã được hacker khai thác bằng cách phát tán email chứa một tập tin Excel...