12 người trong vụ án liên quan ông Trần Bắc Hà sắp hầu tòa
Ngày 20/7, tòa án sẽ xét xử sơ thẩm cựu phó tổng giám đốc BIDV cùng 10 người trong vụ án ông Trần Bắc Hà thao túng cho vay hàng nghìn tỷ đồng.
Vụ án được xét xử công khai tại TAND Hà Nội trong 10 ngày liên tục, do thẩm phán Vũ Quang Huy làm chủ tọa. Ba đại diện VKSND Hà Nội giữ quyền công tố tại tòa là bà Đặng Thị Hồng Thủy, Nguyễn Thị Hồng Vân, Bùi Thị Vân.
Tòa dự kiến mời những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan như đại diện UBND tỉnh Hà Tĩnh, Công ty Bình Hà, Công ty Trung Dũng,… cùng các thành viên HĐQT, Hội đồng quản lý tín dụng, tổ thẩm định rủi ro BIDV và các cá nhân tại BIDV hội sở và chi nhánh Hà Tĩnh, chi nhánh Hà Thành…
21 luật sư đăng ký tham gia bào chữa cho các bị cáo, 8 luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các bị hại, đương sự trong vụ án.
Bị can Trần Lục Lang (trái) và Kiều Đình Hoà. Ảnh: Bộ Công an.
Ông Trần Bắc Hà (cựu chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng BIDV) được xác định là chủ mưu vụ án nhưng tháng 7/2019 đã chết trong trại giam nên được đình chỉ điều tra.
8 cựu cán bộ ngân hàng sẽ xét xử về tội Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng, theo khoản 4 điều 206 Bộ luật hình sự 2015, gồm: Trần Lục Lang (53 tuổi, cựu phó tổng giám đốc BIDV phụ trách quản lý rủi ro), Đoàn Ánh Sáng (59 tuổi, cựu phó tổng giám đốc BIDV phụ trách khách hàng doanh nghiệp), Kiều Đình Hòa (59 tuổi, cựu giám đốc BIDV chi nhánh Hà Tĩnh), Lê Thị Vân Anh (36 tuổi, cựu trưởng phòng khách hàng BIDV chi nhánh Hà Tĩnh), Ngô Duy Chính (57 tuổi, cựu giám đốc BIDV chi nhánh Hà Thành), Nguyễn Xuân Giáp (46 tuổi, cựu phó giám đốc BIDV Hà Thành), Phạm Hồng Quang (41 tuổi, cựu trưởng phòng khách hàng BIDV Hà Thành), Đặng Thanh Nam (39 tuổi, cựu cán bộ BIDV Hà Thành).
4 người bị xét xử về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, theo khoản 4 điều 175: Trần Anh Quang (38 tuổi, cựu tổng giám đốc Công ty Bình Hà), Đinh Văn Dũng (55 tuổi, cựu tổng giám đốc Công ty Bình Hà), Đoàn Hồng Dũng (59 tuổi, cựu giám đốc công ty Trung Dũng), Nguyễn Thị Thanh Sơn (57 tuổi, thành viên góp vốn công ty Trung Dũng, cựu giám đốc Công ty Hà Nam).
Video đang HOT
Một góc dự án nuôi bò ở Hà Tĩnh của Công ty Bình Hà. Ảnh: Đức Hùng.
Theo cáo trạng, tháng 3/2015, ông Hà lợi dụng chức Chủ tịch HĐQT BIDV đã trực tiếp làm việc với Tỉnh ủy, UBND tỉnh Hà Tĩnh để xúc tiến đầu tư dự án chăn nuôi bò tại địa phương này. Ông Hà sau đó lập công ty sân sau là Bình Hà với mức vốn điều lệ đăng ký 200 tỷ đồng; lập dự án nuôi bò có tổng mức đầu tư 4.223 tỷ đồng, quy mô dự kiến 150.000 con bò một năm. Mục đích để vay vốn BIDV.
Từ 18/8/2015 đến 6/11/2017, BIDV dưới sự chỉ đạo của ông Hà đã giải ngân cho Công ty Bình Hà vay 2.687 tỷ đồng với các ưu đãi về vốn tự có và tài sản bảo đảm. Trong quá trình giải ngân, BIDV đã không kiểm soát dòng tiền có được sau kinh doanh, để các cổ đông Công ty Bình Hà sử dụng vốn vay không đúng mục đích, thông qua các nhà thầu chiếm đoạt và chiếm dụng tiền giải ngân của BIDV và tiền bán bò…). Tổng dư nợ của Công ty Bình Hà không có khả năng thu hồi là 799 tỷ đồng.
Nhà chức trách còn xác định, do áp lực từ ông Hà, các bị can Ngô Duy Chính, Nguyễn Xuân Giáp, Trần Hồng Quang, Đặng Thanh Nam đã quyết định giải ngân cho Công ty Trung Dũng vay 26 khoản, trong đó có 20 khoản giải ngân không đáp ứng đúng tỷ lệ tài sản đảm bảo khoản giải ngân cho vay để đảo nợ.
Việc này đã gây thiệt hại cho BIDV 865 tỷ đồng. Ngân hàng đã xử lý tài sản đảm bảo, thu nợ; hiện còn 263,5 tỷ đồng, không có khả năng thanh toán.
Xử vụ đền 1m2 đất vàng bằng ký nục: Vì sao tòa lại hoãn?
TAND TP.Đà Nẵng ngày 3/7 tiếp tục mở lại phiên tòa xét xử liên quan vụ việc "Đà Nẵng đền bù 1m2 đất vàng bằng ký cá nục".
Sáng 3/7, TAND TP.Đà Nẵng đã tiến hành mở lại phiên tòa sơ thẩm xét xử công khai vụ án hành chính về việc "Yêu cầu hủy quyết định hành chính".
Theo đó, người khởi kiện là ông Nguyễn Văn Côi, bà Nguyễn Thị Thanh Vân (cùng trú địa chỉ tổ 34, phường Phước Mỹ, quận Sơn Trà, Đà Nẵng), kiện Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng và Chủ tịch UBND quận Sơn Trà (Đà Nẵng).
Cụ thể, ông Nguyễn Văn Côi khởi kiện yêu cầu TAND TP.Đà Nẵng tuyên hủy quyết định số 175 của UBND quận Sơn Trà ngày 15/1/2019 về việc thu hồi đất để đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu dân cư Bàu Gia Phước...
Phiên tòa sáng 3/7, Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng có đơn xin xử vắng mặt, đại diện UBND phường Phước Mỹ vắng mặt không lý do.
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Chủ tịch UBND quận Sơn Trà là ông Nguyễn Thành Nam - Phó Chủ tịch UBND quận có mặt.
TAND TP.Đà Nẵng hoãn lần 2 vụ đền 1m2 đất vàng bằng ký cá nục. Ảnh: Đình Thiên
Tại phiên tòa, đại diện VKSND TP.Đà Nẵng đề nghị HĐXX dừng phiên xét xử vì hồ sơ, chứng cứ quan trọng mà tòa yêu cầu bị đơn cung cấp từ trước không được đáp ứng.
Cụ thể, theo đại diện VKSND, hồ sơ quy hoạch, hồ sơ chuyển đổi mục đích sử dụng đất, chuyển đổi dự án để UBND TP.Đà Nẵng, UBND quận Sơn Trà ra quyết định thu hồi đất của ông Nguyễn Văn Côi là cơ sở pháp lý quan trọng để tòa xem xét không được bị đơn đáp ứng.
Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích cho nguyên đơn cũng đề nghị HĐXX dừng phiên xử theo đề nghị của đại diện VKSND.
Sau khi hội ý, thẩm phán Vũ Việt Dũng tuyên bố tạm dừng phiên tòa. Theo thẩm phán Vũ Việt Dũng, do thiếu hồ sơ, chứng cứ vì bị đơn không cung cấp theo yêu cầu mà hồ sơ này không thể làm rõ tại phiên tòa nên HĐXX quyết định tạm dừng xét xử để xác minh, điều tra thêm.
Trước đó, phiên xét xử vụ án này vào ngày 5/6 đã phải hoãn vì những người được ủy quyền của Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng, người được ủy quyền của UBND quận Sơn Trà và đại diện của UBND phường Phước Mỹ đều không có mặt dự phiên tòa.
Liên quan vụ việc này, trước đó Dân Việt đã có bài phản ánh về việc UBND quận Sơn Trà đã ra quyết định thu hồi hơn 1.200m2 đất ở mặt đường Lê Hữu Trác và áp giá đền bù cho gia đình ông Nguyễn Văn Côi (nguyên đơn vụ kiện nêu trên) với mỗi m2 đất chỉ khoảng 70.000 đồng (tương đương một kg cá nục).
Trong khi đó, đất nằm trên đường Lê Hữu Trác, con đường nằm trong khu vực du lịch biển phát triển nhanh nhất, nhì TP.Đà Nẵng cùng vị trí với ông Côi có giá thị trường mỗi m2 lên đến cả trăm triệu đồng.
Ông Nguyễn Văn Côi kiện Chủ tịch Đà Nẵng và Chủ tịch quận Sơn Trà. Ảnh: Đình Thiên
"Gần 20 năm nay tôi xin chính quyền chuyển quyền sử dụng đất để xây dựng cái nhà kiên cố cho gia đình sinh sống mà không được. Tôi cũng không hiểu lẽ vì sao những nhà bên cạnh đều đã được xây dựng hết cả rồi còn riêng tôi thiếu sót thứ gì nữa. Anh thấy đấy, cả khu vực đã xây nhà cao tầng, khách sạn..., chỉ mỗi nhà tôi đang hoang vu thế này" - ông Côi trình bày.
Theo chứng cứ ông Côi cung cấp, có rất nhiều giấy tờ khẳng định nguồn gốc lô đất hơn 2.068m2 là do gia đình ông quản lý sử dụng hơn 55 năm nay. Trong đó, có giấy Chứng thư kiến điền của chính quyền cấp năm 1963, biên lai thu phí đất phi nông nghiệp do gia đình ông đóng đều đặn từ năm 1999 đến nay...
Cụ thể, từ năm 1999 gia đình ông đều đóng thuế nhà, đất theo đúng quy định của pháp luật. Năm 2003, ông có xin phép để cải tạo đất và đã được UBND phường Phước Mỹ xác nhận và đăng ký hộ kinh doanh cà phê giải khát, mua bán hoa và cây cảnh, nộp thuế môn bài hàng năm.
Theo ông Côi, toàn bộ diện tích đất của gia đình ông hoàn toàn đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, nhiều lần gia đình ông đề nghị được cấp giấy chứng nhận thì không được. Nay chính quyền áp giá đền bù để thu hồi diện tích 1.212m2 của gia đình ông đang sử dụng là đất trồng cây lâu năm là không thỏa đáng, không đúng quy định.
Xét xử nhóm giết người đổ bê tông giấu xác ở Bình Dương Sau hơn một năm xảy ra vụ án giết người phi tang trong khối bê tông gây rúng động ở Bình Dương, dự kiến cuối tháng 6 tới đây nhóm đối tượng gây án sẽ được đưa ra xét xử công khai. Trước đó, vào tháng 4, Viện KSND tỉnh Bình Dương đã ban hành cáo trạng, truy tố ra trước tòa để...