12 người thương vong, thiệt hại hơn 800 tỷ đồng do mưa lũ
Tính đến 20 giờ ngày 10/9, Nghệ An có 5 người chết, 7 người bị thương do mưa lũ, thiệt hại về kinh tế khoảng hơn 800 tỷ đồng. Hiện vẫn còn hơn 800 hộ dân đang bị ngập nước.
Đợt mưa lũ vừa qua đã cuốn trôi của Nghệ An gần 840 tỷ đồng.
Từ ngày 3-9/9, trên địa bàn tỉnh Nghệ An, mưa lớn đã gây xói lở, bồi lấp nhiều diện tích đất sản xuất, hàng ngàn gia súc gia cầm bị chết, nhiều công trình thủy lợi, cầu cống, giao thông bị hư hỏng nặng ảnh hưởng nghiêm trọng đến dân sinh và kinh tế.
Đợt mưa lớn đã làm 5 người chết và 7 người bị thương. Mưa lớn cũng làm sập đổ và bị đất vùi lấp 10 nhà dân gần 100 nhà tốc mái, hư hại 14 hộ gia đình phải di dời vì sạt lở có gần 6.000 nhà bị ngập. Đến chiều ngày 10/9, theo báo cáo của Chi cục PCLB Nghệ An, trên toàn tỉnh vẫn còn 825 nhà bị ngập. Có 16 điểm trường bị ảnh hưởng khiến hơn 1.000 học sinh phải nghỉ học. Riêng Trường Tiểu học Long Thành bị ngập từ 5/9 đến nay vẫn chưa rút hết nước, bởi vậy hơn 640 học sinh của trường chưa thể bắt đầu năm học mới.
Video đang HOT
Nhân dân Yên Thành nhận thùng đựng nước do Hội chữ Thập đỏ Việt Nam ủng hộ.
Cũng trong đợt mưa vừa qua, gần 200.000 ha lúa, ngô, rau màu các loại, cây công nghiệp của Nghệ An bị ngập úng, hư hỏng…, hơn 12.000 gia súc, gia cầm bị chết, hơn 27.000ha diện tích nuôi trồng thủy sản bị ngập… Ước tính thiệt hại kinh tế ban đầu là gần 840 tỷ đồng.
Nhằm giúp nhân dân kịp thời thu hoạch lúa chạy lũ, trong các ngày từ 8-10/9, Tỉnh đoàn Nghệ An đã huy động hơn 200 đoàn viên thanh niên thu hoạch lúa giúp dân tại các xã bị ngập lụt như: Hưng Thông, Hưng Tân (huyện Hưng Nguyên). Bên cạnh đó, Ngành y tế đã hỗ trợ thuốc cho các huyện bị ngập lụt nặng. TW Hội Chữ thập đỏ Việt Nam cũng về xã Long Thành (Yên Thành) trao 150 thùng hàng hỗ trợ các hộ bị thiệt hại nặng (mỗi thùng hàng trị giá 500.000 đồng) cùng 50 triệu đồng tiền mặt hỗ trợ gia đình có người bị thương 500.000 đồng và hỗ trợ gia đình có người thiệt mạng do lũ lụt 2.000.000 đồng/người 40.000 viên lọc nước khử trùng. Hội Chữ thập đỏ tỉnh Nghệ An cũng cử các đoàn thăm hỏi, động viên, trao quà cứu trợ đến các địa phương ngập lụt nặng: mỗi người bị thương 500.000 đồng, gia đình có người thiệt mạng do lũ 1 triệu đồng và 25 nhà bị lũ cuốn trôi mỗi nhà 1 triệu đồng.
Hiện nay UBND tỉnh Nghệ An đang tiếp tục chỉ đạo các huyện, thị, Sở NN&PTNT, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ đội biên phòng tỉnh, Sở GTVT, Công an tỉnh chuẩn bị phương tiện, lực lượng xử lý sự cố và ứng cứu khi cần thiết tập trung giúp dân khắc phục hậu quả sau lũ, ổn định cuộc sống.
Theo Dantri
Thiệt hại do mưa lũ tại Thanh Hóa tiếp tục tăng
Sáng 8-9, ông Lò Đình Múi- Chủ tịch UBND huyện miền núi cao Quan Sơn (Thanh Hóa) cho biết: Do mưa lũ kéo dài nhiều ngày nên trên địa bàn huyện có 1 người mất tích, hai người bị thương.
Quan Sơn là huyện vùng núi cao, cách TP Thanh Hóa chừng 150km, mưa lũ kéo dài đã làm hư hỏng, chia cắt nhiều tuyến đường liên huyện, liên xã chia cắt, sạt lở tuyến đường quốc lộ 127, đoạn từ thị trấn Quan Sơn đi cửa khẩu Na Mèo nhiều công trình, nhà cửa bị sập, cuốn trôi thông tin liên lạc cũng bị ảnh hưởng...
Đến trưa 8-9, vẫn chưa có con số thông kê về thiệt hại cụ thể trên địa bàn này do giao thông, thông tin liên lạc bị chia cắt nhiều nơi. Hiện nay lực lượng chức năng trên địa bàn huyện đang nỗ lực tiếp cận đến các vùng bị thiệt hại. Đến 21h ngày 7-9, đường về thị trấn Quan Sơn theo tuyến quốc lộ 217 đã được thông.
Đối với thiệt hại về người thì thông tin ban đầu được biết, có 2 người ở bản Xã, xã Yên Khương, huyện Lang Chánh và 1 người ở huyện Quảng Xương bị đất sạt lở vùi và nước cuốn trôi khi cùng nhau đi làm về qua suối Trăng ở bản Xum, xã Sơn Hà, huyện Quan Sơn.
Trong đó, có 2 người ở Lang Chánh thoát chết, một người ở Quảng Xương bị mất tích chưa tìm thấy. Cả ba người này là lao động làm thuê cho chủ khai thác lâm sản tên Ngô Sĩ Minh ở bản Xum, xã Sơn Hà.
Ngoài ra, trên địa bàn huyện Thiệu Hóa cũng có 2 người chết, huyện Yên Định có 1 người chết do mưa lũ. Như vậy, đến thời điểm này, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có 8 người chết, 1 người mất tích và nhiều người bị thương.
Theo số liệu thống kê của Ban Chỉ huy PCLB Thanh Hóa đến sáng 8-9, toàn tỉnh đã có 100 ngôi nhà bị cuốn trôi 2387 ngôi nhà bị ngập sâu trong nước gần 20.000 ha lúa, mía và hoa màu các loại bị ngập hơn 900 ha diện tích nuôi trồng thủy sản bị tràn bờ 27 hồ đập nhỏ bị vỡ 2 đoạn đê sông Chu dài 115 m bị nứt nhiều tuyến quốc lộ, tỉnh lộ bị sạt lở gây ách tắc giao thông... Ước tính tổng thiệt hại lên đến 637 tỷ đồng.
Mặc dù tối 7-9 và sáng 8-9 mưa có giảm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, nhưng đến trưa 8-9, mưa to lại xuất hiện trở lại. Hiện nay, cơ quan chức năng, nhân dân tất cả các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang nỗ lực vừa chống mưa lũ, vừa khắc phục những hậu quả do mưa lũ gây ra nhiều ngày trước đó.
Hôm nay, tỉnh Thanh Hóa cũng đã có văn bản đề nghị Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ Thanh Hóa 1.500 tấn gạo để cứu đói cho dân vùng lũ hỗ trợ 30 cơ số thuốc chữa bệnh và một số giống ngô, rau màu các loại để khôi phục sản suất. Đồng thời đề nghị được hỗ trợ 150 tỉ đồng để tu bổ, khắc phục các đoạn đê kè bị sạt lở và các hồ đập bị hư hỏng để kịp thời chống bão lũ và phục vụ sản xuất hỗ trợ 100 tỉ đồng để khắc phục sửa chữa các tuyến đường giao thông, kè cống bị cuốn trôi...
Theo TPO
Sạt lở bãi thải than Phấn Mễ: Mới tìm thấy 2 nạn nhân bị vùi lấp Đến cuối giờ chiều 16/4, cơ quan chức năng mới tìm thấy 2 nạn nhân bị vùi trong đống đổ nát. Công tác tìm kiếm các nạn nhân đang được triển khai tích cực Hai nạn nhân được tìm thấy được xác định là bà Vũ Thị Hồng (SN 1927) - đã tử vong và chồng là ông Hà Văn Xuân (SN 1922)...