12 năm sống trong tủi khổ vì chồng bạo hành
Thực sự tôi chia sẻ tâm tư lên đây trong bế tắc nhưng tôi đang tỉnh táo đến lạ. Điều đầu tiên tôi phải khẳng định, tôi là một người phụ nữ có tri thức và hiểu biết về luật pháp. Nhưng bao năm nay, tôi lại chấp nhận sống trong cảnh bạo lực gia đình.
Ngay khi ngồi viết những tâm sự bao năm chất chứa trong lòng ra đây, thì tôi cũng vừa ăn một cú đấm vào sườn và những cái giật đầu kéo tóc của chồng. Hành động này đương nhiên có lý do của nó: khi tôi không phải bon chen vì tiền thì lo chồng tôi ngoại tình. Thế nên chúng tôi hay cãi vã và xô xát.
Khi làm ăn không gặp vận may, tôi từ 1 chủ nợ biết thành 1 con nợ. Lúc ấy vợ chồng tôi lại hay xô xát vì tiền. Suốt những năm yêu, lấy và sống chung hình như chưa có năm nào mà tôi không bị ăn đòn từ chồng. Vậy mà cuộc hôn nhân của chúng tôi cũng đang tồn tại và đã được 12 năm.
Cho đến giờ, tôi cũng không hiểu tình yêu chính xác là cái gì? Nhưng tôi biết những khái niệm ngọt ngào về tình yêu như trong văn thơ, tiểu thuyết nó không tồn tại trong mối quan hệ hôn nhân của chúng tôi.
Bất kì một ngày lễ nào như sinh nhật, 20/10, 8/3… tôi đều được nhận được hoa chúc mừng từ chồng. Nhưng không phải là trao tay, cũng không phải là để có thể sâu sắc cảm nhận được chồng đang quan tâm tới vợ. Mà phần lớn sau khi thấy vui sướng là tôi nhận lại những ê chề. Mỗi khi cãi nhau, chồng tôi kể rằng “Bố mày tặng mày hoa”. Và tôi hiểu ra, cuối cùng anh chỉ biểu diễn thôi.
Tôi thấy thế cũng thấy tốt vì tôi cũng cần sĩ diện mà. Những ngày đó khi tôi đến cơ quan đi làm, thế nào mấy chị em đồng nghiệp chả khoe ra với nhau là ông xã tặng gì? Tôi đảm bảo ai cũng phải ngưỡng mộ chồng tôi ngay. Ai cũng khen ngợi chồng tôi mà họ thầm ức lão chồng vụng về của họ.
Đúng là, cái đáng ghét của người này thì trong mắt người kia lại là thứ đáng yêu biết bao nhiêu. Tôi chẳng bóc cái quả trứng ung ấy làm gì, cứ để vậy cho thiên hạ nhìn thấy. Ừ đẹp đó, thích mà chỉ có thể nhìn thôi. Còn anh, ai ở cơ quan anh cũng khen ngợi anh giao tiếp giỏi, chu đáo, lịch sự, yêu vợ, yêu con.
Nói ra thì thật buồn cười, con lớn của chúng tôi 10 tuổi, con nhỏ 8 tuổi. Từng đó năm con tôi chưa biết đếm có hết nổi đầu ngón tay của 1 bàn tay số lần mà bố ra trường đóng tiền ăn, tiền học, hay hỏi han cô giáo về chuyện học hành của con mình. Tôi cũng không biết anh đã có được bao nhiêu lần đóng tiền ăn cho chính bản thân anh trong gia đình?
Chúng tôi sống cùng bố mẹ già, ông bà là cán bộ hưu trí. Mỗi tháng họ cũng có vài triệu tiền lương hưu để sống. Vậy mà già cả là vậy họ vẫn hì hục chăm chút chuyện ăn uống cho “ông con” đã gần 40 tuổi của mình.
Video đang HOT
Lúc nào họ cũng lo con trai không có tiền tiêu. Trong khi anh đi xe ô tô con đi làm và lương trên 10 triệu một tháng. Ừ thì biết anh là con út trong nhà được chiều từ nhỏ quen rồi. Nhưng tôi khát khao từ ngày lấy anh cho tới bây giờ có một lần anh làm được một chuyện mà gia đình thấy mãn nguyện.
Kể đến đây tôi mới nhớ ra, có lần vợ chồng cãi nhau tôi chê anh: “Chuyện gia đình anh bảo toàn chuyện nhỏ anh không làm. Giờ anh 40 tuổi rồi anh tìm được việc lớn gì chưa?”.
Anh trả lời tỉnh queo: “Tôi là cán bộ lãnh đạo, còn cô chỉ là 1 con nhân viên quèn. Chỉ cần tôi nói 1 câu, tôi cho cô nghỉ việc luôn” hoặc “Cả nhà cô xách dép cho tôi không đáng. Ngoài thằng bố cô ra, tôi chả coi trọng gì ai cả. Cô nên nhớ tôi sống với cô vì con tôi còn nhỏ cần cô chăm sóc, cha mẹ tôi già rồi cần có người nấu cơm”…
Vậy đó, tôi cứ hì hục sinh con, nuôi con và hì hục đối nội đối ngoại ba bề bốn bê họ hàng để anh an nhàn sáng sáng 6 giờ ra khỏi nhà. Và chiều nào đẹp trời thì anh về đúng giờ tan tầm, không đẹp trời thì cũng không rõ ngày về. Quan trọng là anh thấy vui vẻ thì sẽ về.
Chẳng thế mà mỗi khi tôi đọc bài viết về người phụ nữ phải biết thương lấy mình, rồi gần đây nhất là bài của một ông đạo diễn nói rằng cảm thấy xấu hổ hoặc nhục nhã gì gì đó khi người phụ nữ của chúng ta phải hy sinh vì chúng ta mà không phải là đàn ông chúng ta hy sinh vì họ.
Tôi không biết chồng tôi có tình cờ đọc được những dòng chữ ấy không? Và không biết khi anh đọc được thì anh nghĩ gì? Anh tự hào điều gì đây khi chính anh chà đạp lên người thân yêu của mình?
Nhìn lại chính mình 12 năm qua, tôi mới thấy mình thật sự ngốc. Tôi đâu chắc là người mà chồng tôi yêu thương đâu. Hôn nhân 12 năm chưa nói lên điều gì cả. Nhất là 5 năm trở lại đây là những ngày tháng khủng hoảng nhất cuộc đời tôi.
Từ bất động sản thủng liên tiếp đáy, tới nạn vỡ nợ xảy ra khắp nơi đã đẩy tôi từ 1 chủ nợ thành 1 con nợ. Từ bấy giờ, cuộc sống của tôi đúng nghĩa của 2 từ: Địa ngục. Ban đầu, do lo sợ tôi giấu gia đình vay mượn khắp nơi trả số tiền vay mua đất, rồi vay để cho vay kiếm lời.
Dần dần tôi lún sâu hơn vào con đường vay lãi. Lãi mẹ đẻ ra lãi con tôi cứ gồng mình lên làm thêm đủ công việc. Từ bán thêm quần áo, bán cặp sách, túi sách, đi giao hàng gạo, cà phê…. để có tiền trả nợ. Để có thời gian đi làm thêm tôi phải tranh thủ buổi trưa, cuối giờ chiều nên có những ngày về trễ giờ chồng tôi biết. Anh đã dang tay tát tôi ngay khi tôi bước qua cánh cổng nhà.
Tới một ngày tôi không thể nào cố gắng bưng bít được vì người cho tôi vay tiền tới nhà gặp bố mẹ chồng tôi để đòi tiền. Anh về, không cần nói câu nào đóng cửa lại đánh tôi 1 trận thừa sống thiếu chết. Tôi phải nói dối cơ quan là ngã xe và nghỉ làm 1 tuần. Cuộc sống của tôi thực sự sang 1 trang mới từ đó.
Trước kia chuyện bạn gái hay bồ bịch vẫn được anh khéo léo tế nhị giấu giếm thì nay gần như chồng tôi công khai, minh bạch đến trơ trẽn. Gia đình chồng thì quay sang bảo tôi: “Đàn ông như cái gậy thằng ăn mày” và vì tôi nên chồng mới chán nản đi bồ bịch.
Họ bảo tôi: “Cô nên nghĩ cách kiếm ra nhiều tiền mà trả nợ để ổn định gia đình, đừng trông mong gì ở chúng tôi. Tiền để trả nợ hộ cô thì gia đình không có, cô tự làm tự chịu. Hoặc nếu không thì cô bước ra khỏi nhà tôi, để lại 2 đứa con chúng tôi sẽ nuôi”.
Tôi không biết mình đã khóc bao nhiêu ngày. Ngày nào đến cơ quan cũng với 1 đôi mắt húp híp vì khóc. Tôi nói dối với mọi người rằng tôi bị đòi nợ vì tôi vỡ nợ. Ấy vậy mà tôi lại nhận được sự yêu thương che chở và an ủi của rất nhiều anh chị em trong cơ quan.
Mỗi lần cơ quan đi chơi, đi liên hoan hay đi đám hiếu hỉ, ai cũng dành trả tiền hộ tôi hoặc tạm ứng cho tôi vay. Có người còn gọi cho tôi vay tiền, vay vàng để tôi trả nợ cho đỡ khổ. Họ biết tôi khó có khả năng trả nợ nhưng họ vẫn cho tôi vay. Điều này làm cho tôi không đủ can đảm mà vay tiền của họ.
Tôi chỉ nói: “Nhục em đã nhục rồi, nợ cũng nợ rồi. Em trả dần nợ cũ là được chứ vay chỗ này đập vào chỗ nọ thì không biết em làm con nợ của bao nhiêu người đây? Em sống trong cảnh vay chỗ tối đập chỗ sáng mấy năm rồi, thực sự là kinh khủng về áp lực tinh thần nên không muốn lại tiếp tục như vậy nữa”.
Mỗi một ngày kết thúc tôi lại mong đêm đi qua thật nhanh để tôi được tới cơ quan. Tôi sợ cái cảm giác tôi như một kẻ dư thừa, giá trị còn không bằng con vật mà gia đình tôi nuôi.
Mỗi một lần đau đớn và chết tâm thì tôi chỉ biết ôm con vào lòng mà khóc. Cứ thế, tôi đợi chờ một câu nói, một cái ôm của con để mà thấy mình cần phải cố mà sống. Tôi tự nhủ, nhục nữa cũng phải sống mà chăm sóc con và làm ra tiền trả nợ. Con số vài tỉ đồng không dễ để trả sớm nhưng tôi tin tôi sẽ trả được. Điều tôi đau đớn đó chính là sự cô độc trong một cuộc hôn nhân, sự lạnh lùng của một trái tim nằm cạnh một trái tim.
Tôi sợ sự bao dung nhỏ hẹp của một người đàn ông tôi gọi là chồng không bao dung nổi sai lầm của người vợ đã vì anh mà quên cả tuổi xuân, khép lại hết những ước mơ để lo toan cơm, áo, gạo tiền. Giờ đây đòn roi hay đấm đá, chửi rủa anh trao cho tôi không còn làm tôi thấy sợ hãi. Tôi mở mắt to nhìn anh tát, tôi thậm chí điên lên ném mọi thứ về phía anh khi anh gọi bố mẹ tôi là “con”, là “thằng”.
Không biết rồi sau này hôn nhân của chúng tôi tốt lên hay tồi tệ hơn. Nhưng tôi tin hôn nhân tồn tại bạo hành như gia đình tôi thì không bao giờ là một hôn nhân hạnh phúc.
Không một người đàn bà nào đáng bị một người đàn ông đánh chửi. Không có số phận mà chỉ có sự lựa chọn sai lầm này dẫn đến những sai lầm khác. Tôi thực sự mệt mỏi trong cuộc sống của chính mình. Tôi nhận những cái tát của chồng và đôi khi lại thấy như mình được giải thoát.
Tôi yêu chồng mình. Tôi không muốn có một sự tan vỡ nào. Nhưng có lẽ trên cả tình yêu và sự nhẫn nhịn, còn vì một nguyên nhân nữa, đó là tôi muốn hai con tôi được khôn lớn trong vòng tay của cả cha lẫn mẹ. Gian truân và áp lực trong cuộc hôn nhân đắng chát này còn rất nhiều. Nhưng tôi có nên vì con mà sẽ cố gắng không ngừng? Nhưng những lúc quá cay đắng, tôi lại muốn mạnh mẽ buông bỏ mọi thứ. Tôi nên phải làm sao đây?
Theo ĐSPL
Cảnh cáo thầy giáo đổ nước vào miệng học sinh
Phòng GD&ĐT huyện Phù Cát, Bình Định, đã có quyết định về việc thi hành kỷ luật với hình thức cảnh cáo đối với thầy Nguyễn Minh Đề, người bắt học sinh nằm ngửa, đổ nước vào miệng.
Trường THCS Cát Tài nơi xảy ra vụ việc. Ảnh: Tiền Phong.
Ngày 9/1, UBND huyện Phù Cát cho biết, Chủ tịch UBND huyện đã có ý kiến chỉ đạo các cơ quan chức năng lập đoàn thanh tra, xác minh làm rõ việc thầy giáo Nguyễn Minh Đề (giáo viên trường THCS Cát Tài, xã Cát Tài, huyện Phù Cát) bắt học sinh nằm ngửa, đổ nước vào miệng đang gây xôn xao dư luận gần đây.
Cụ thể, theo phản ánh, trong giờ sinh hoạt của lớp 7A3 chiều thứ bảy (ngày 31/10/2015), em Lưu Thế P. bị thầy Đề bắt nằm ngửa trên bục giảng rồi lấy nước đổ vào miệng vì P. đã nhắc các bạn im lặng khi lớp ồn ào. Thầy Đề cho rằng, việc nhắc nhở không thuộc trách nhiệm của P.
Theo phản ánh của học sinh, thầy Đề còn có nhiều hình thức xử phạt như dùng thước đánh vào đầu, tát tai học sinh
Sau khi sự việc xảy ra, ngày 17/12/2015, Phòng GD&ĐT huyện Phù Cát đã có quyết định về việc thi hành kỷ luật với hình thức cảnh cáo đối với thầy Đề.
Tuy nhiên, dư luận địa phương không đồng tình với hình thức kỷ luật này vì cho rằng quá nhẹ so với những hành vi mà thầy giáo này gây ra.
Theo Hoài Văn/Tiền Phong
Trải lòng của người cha có con bị đánh ở góc khuất camera "Tôi nghĩ con tôi chịu đau, chịu rét, chịu ảnh hưởng tới tâm lý thế là quá nặng, cháu chưa bao giờ sợ đi học mà đến giờ con tôi vẫn không đồng ý đến trường", anh Huy chia sẻ. Mấy ngày hôm nay vợ chồng tôi im lặng không muốn nói nhiều đến vấn đề này, tránh nghe điện thoại từ người...