12 mẫu thử âm tính, đoàn Việt Nam vẫn cảnh giác với doping
Đoàn Việt Nam quyết tâm không để xảy ra trường hợp ‘Ngân Thương thứ hai’ tại Olympic Rio.
Theo yêu cầu của ban tổ chức Olympic 2016, cách đây một tháng, ngành thể thao Việt Nam tiến hành lấy mẫu thử của 12 tuyển thủ giành suất đưa sang một trung tâm chuẩn quốc tế của Thái Lan nhờ kiểm tra, với chi phí 200 USD một mẫu.
Chế độ sinh hoạt, dùng thuốc của các VĐV tại Rio de Janeiro được kiểm soát chặt chẽ. Ảnh: PH.
Kết quả mới được công bố khiến lãnh đạo đoàn thể thao Việt Nam thở phào vì cả 12 mẫu thử doping đều âm tính với các chất bị cấm. Qua đó, có thể khẳng định các tuyển thủ trụ cột của những môn thế mạnh hay quan trọng như cử tạ, thể dục dụng cụ, điền kinh, bơi, đấu kiếm, rowing hoàn toàn yên tâm bước vào cuộc đấu trên đất Brazil.
Video đang HOT
Tuy nhiên, lãnh đạo đoàn cho hay vẫn phải hết sức đề phòng nguy cơ doping, vốn luôn rất phức tạp và khó lường. Có hai lý do khiến đoàn quân tranh tài tại Rio không thể chủ quan và còn lo lắng. Thứ nhất, điều kiện không có sẵn địa điểm, kinh phí, cùng lịch tập luyện khác nhau của các môn nên việc lấy mẫu và kiểm tra doping trước Olympic chỉ được thực hiện với phân nửa 23 tuyển thủ dự Olympic. Thứ hai, hiểu biết về doping, việc dùng thuốc của nhiều tuyển thủ, thậm chí kể cả HLV còn nhiều hạn chế.
Ban tổ chức áp dụng hàng loạt phương thức, trong đó có gắp thăm ngẫu nhiên ở từng môn, nội dung nên bất cứ VĐV nào cũng có thể phải kiểm tra doping. Ở Olympic 2008, chính tuyển thủ thể dục dụng cụ Đỗ Thị Ngân Thương, người đạt thứ hạng rất thấp khi tranh tài, trải qua cuộc kiểm tra theo diện này và bị phát hiện dương tính với chất bị cấm.
Vì thế, ngoài tuyên truyền và khuyến cáo, theo trưởng đoàn Trần Đức Phấn, các bác sĩ phải kiểm soát chặt chẽ quy trình luyện tập, sinh hoạt, đặc biệt là việc dùng thuốc nhằm phòng ngừa tuyệt đối nguy cơ doping.
Năm 2004, ngành thể thao Việt Nam ký tuyên bố Copenhagen về phòng chống doping trong thể thao. Lãnh đạo ngành cũng khẳng định mạnh mẽ về việc quyết liệt phòng chống doping, kiên quyết nói không với chất bị cấm. Tuy nhiên sau đó, thể thao Việt Nam vẫn để xảy ra một số VĐV “dính chàm”, như trường hợp của ngôi sao thể dục dụng cụ Ngân Thương tại Olympic 2008 hay nhà Á quân Olympic Hoàng Anh Tuấn ở giải vô địch thế giới 2010.
Theo VNE
Đoàn Việt Nam lo sốt vó vì sự cố của niềm hy vọng số một
Vết đau của đô cử đe dọa nghiêm trọng đến khả năng giành huy chương của thể thao Việt Nam tại Olympic.
Trao đổi trước khi lên máy bay sang Brazil vào tối 28/7, trưởng đoàn thể thao Việt Nam dự Olympic Rio Trần Đức Phấn không giấu nổi sự lo lắng với tình trạng tái phát chấn thương của đô cử Thạch Kim Tuấn, niềm hy vọng tranh huy chương số một. Theo ông Phấn, cách đây vài ngày, Tuấn bất ngờ thấy đau đầu gối trở lại.
Chấn thương tái phát bất ngờ khiến Thạch Kim Tuấn không thể có phong độ tốt nhất ở Olympic. Ảnh: TT.
Sự cố khiến Kim Tuấn phải điều chỉnh lại khối lượng vận động đồng thời có các liệu pháp chăm sóc y học. Hiện tại, ban huấn luyện có thể yên tâm phần nào, bởi cái đầu gối của Tuấn tạm hết đau và anh bắt đầu có thể thực hiện tương đối tốt kế hoạch tập luyện.
Dù cố gắng trấn an, ông Phấn cũng thừa nhận đô cử sinh năm 1994 sẽ không thể hồi phục hoàn toàn, gần như chắc chắn phải chấp nhận nén đau vượt khó để thi đấu và cũng phải phòng ngừa với những diễn biến khó lường. Ban tổ chức chốt xong danh sách thi đấu chính thức nên trong trường hợp xấu nhất không mong muốn, Việt Nam cũng không thể cử người thay Kim Tuấn ở hạng 56kg.
Cái đấu gối đau của Tuấn đang thực sự kiến ông trưởng đoàn cùng cả ngành thể thao lo sốt vó. Sự cố đe dọa nghiêm trọng đến khả năng giành huy chương của thể thao Việt Nam tại cuộc đấu cận kề. Kim Tuấn là đô cử hàng đầu hạng 56kg, với đỉnh cao là một HC vàng, hai HC bạc tại giải vô địch thế giới 2014, với mức tổng cử 296kg.
Tại giải vô địch thế giới 2015, dù phải nén đau tranh tài, anh vẫn giành một HC đồng với tổng cử 287kg. Ở tình trạng thể lực, phong độ đỉnh cao của mình, Tuấn đủ sức tranh chấp sòng phẳng một tấm huy chương, kể cả HC vàng.
Giờ đây, giới chuyên môn đều chỉ mong, dù có phải nén đau một lần nữa Tuấn vẫn mang về một tấm huy chương Olympic. Tuy nhiên, Olympic là cuộc đấu khắc nghiệt với tính cạnh tranh cao hơn mọi giải khác và quan trọng nhất, chưa thể biết cái đầu gối đau của anh sẽ diến biến cụ thể như thế nào.
Theo VNE
Xác người, rác thải... trôi dạt ở nơi thi đấu Olympic Rio 2016 Theo tờ Sydney Morning Herald, các chuyên gia y tế đã cảnh báo các vận động vên tham gia tranh tài ở vịnh Guanabara, Rio phải thật cẩn thận, bởi nước ở đây bị ô nhiễm nghiêm trọng. Một thi thể trôi dạt trên mặt nước vịnh Guanabara, nơi tổ chức thi đấu đua thuyền trong khuôn khổ Thế vận hội 2016 ở...