12 loại rau cho người tập làm vườn
Đậu bắp, khoai lang… đều là những loại cây sinh trưởng và cho trái/củ mà không yêu cầu quá nhiều kỹ thuật chăm sóc.
Đậu bắp là một trong những loại rau ưa nhiệt và dễ thích nghi với điều kiện khô hạn. Việc của bạn là xới đất và trồng hạt xuống, cây sẽ tự phát triển và cho trái sau 45 ngày.
Khoai lang phát triển tốt trong điều kiện thời tiết khô hạn và cho củ sau 90 ngày. Bạn có thể trồng khoai lang từ củ hay dây rau lang, rồi để đó.
Đậu đũa cho năng suất cao khi trồng ở những vị trí nắng gắt.
Ớt sinh trưởng và cho trái quanh năm mà không cần tưới nước hay phân bón. Tuy nhiên, nếu chịu khó làm hai việc này, bạn sẽ thu được nhiều trái hơn và cây cũng phát triển mạnh hơn.
Bí ngòi có thể phát triển tốt dưới ánh mặt trời gay gắt và cho trái quanh năm. Mẹo để mầm và cây con phát triển tốt là từ khi gieo hạt đến khi cây ra hoa, bạn chỉ cần thêm lớp phủ để cấp ẩm cho gốc cũng như chống lại sự phá hoại của sâu đục thân.
Hoa hướng dương là loại cây hoàn hảo cho người làm vườn muốn gieo hạt giống gì đó và không chăm sóc gì mà vẫn có thể sở hữu vườn hoa đẹp.
Video đang HOT
Cà tím là loại cây chịu nắng nóng tốt nhất trong các loại cây họ cà (họ cà chua / khoai tây). Tuy nhiên, loại cây này khá dễ bị sâu và rầy tấn công, vì thế, bạn chỉ cần để ý và phun thuốc trừ sâu/rầy nếu cần.
Rau dền khá dễ trồng, dễ chăm sóc và có thể phát triển như một loại cây cảnh – vì cho hoa khá đẹp.
Rau mồng tơi phát triển tốt nhất ở những nơi nhiều ánh nắng. Loại rau này có thể nấu canh, salad hay nhúng lẩu.
Để có dưa leo làm salad, ăn sống hay đắp mặt nạ, bạn chỉ cần trộn phân vào đất, gieo hạt, phủ thêm một lớp xơ dừa lên trên rồi để đó. 30 ngày sau, bạn quay lại và đã có trái để thu hoạch.
Bắp cũng là loại cây không yêu cầu người trồng phải chăm sóc kỹ (bón phân, tưới nước, nhổ cỏ). Bạn chỉ cần đảm bảo đất trồng tốt và khoảng cách các hàng đủ để cây phát triển.
Các loại dưa như dưa hấu, dưa mật… là món tráng miệng tốt nhất vào mọi tháng trong năm. Trồng dưa ở khoảng đất trống trong vườn hay làm giàn để dưa phát triển.
16 mẹo cần thiết cho người mới tập làm vườn
Chia nhỏ các khoảnh đất, chọn hạt giống và trồng theo quy tắc ngón cái... là những mẹo cần thiết để bạn thành công tạo dựng vườn rau riêng cho mình.
Xác định thổ nhưỡng, thời tiết: Điều quan trọng tuyệt đối để có thể tạo dựng một khu vườn thành công là bạn cần nắm được loại đất, nhiệt độ hay sự phân bổ các mùa trong năm tại khu vực mình sinh sống hay muốn làm vườn. Để có thông tin về điều này, bạn có thể hỏi dân địa phương hay tìm hiểu trên các trang thông tin của thời tiết.
Quy tắc trồng ngón tay cái: Độ sâu, khoảng cách trồng và các yêu cầu về nhiệt độ, đất, nắng, nước và chất dinh dưỡng là tất cả các yếu tố cơ bản cho sự sống còn và thành công của cây trồng (bạn có thể có thông tin này trên gói hạt giống). Hầu hết các loại cây trồng sẽ có một số sai số do thổ nhưỡng, nhiệt độ, cách chăm... Cách tốt nhất để tạo một khu vườn là bắt đầu với một vài loại cây bạn quen thuộc, sau đó, dần mở rộng diện tích trồng.
Trồng ở mọi nơi có thể: Nếu không có một khoảng đất rộng, bạn só thể thiết kế cho mình khu vườn ở ban công thậm chí bên bậc cửa sổ hay cửa chính. Việc trồng cây trong chậu hay khoảnh đất nhỏ giúp bạn chăm sóc cây tốt hơn cũng như tiết kiệm thời gian, công sức nhổ cỏ.
Lớp phủ rất quan trọng: Lớp phủ rất quan trọng để duy trì độ ẩm cho đất, ngăn ngừa sự thoát hơi nước và che nắng cho mầm cây và ngăn chặn cỏ dại. Bạn có thể dùng rơm hay xơ dừa để phủ đất.
Tối đa hóa không gian bằng cách đi theo chiều dọc Trồng các loại rau dây leo, chẳng hạn như bí, đậu Hà Lan, cà chua bi, dưa chuột, cà chua hoặc bí xanh... cho chúng bò lên giàn, lồng, hàng rào giúp tiết kiệm không gian trong vườn cũng như đảm bảo cây quang hợp tốt hơn, ít nấm bệnh hơn.
Nơi có nắng: Hầu hết các loại rau cần ánh sáng mặt trời trực tiếp ít nhất 6 tiếng mỗi ngày để phát triển vì vậy, hãy tỉa các tán cây hay các giàn trụ cản trở việc ánh nắng chiếu xuống vườn rau của bạn.
Chất lượng đất: Đất kết hợp theo tỷ lệ 1:1 (một phân, một đất) là lý tưởng nhất cho các loại cây trồng. Đừng quên thêm một tỷ lệ nhất định thuốc trừ sâu, nấm, mối vào đất trước khi gieo hạt hay trồng cây.
Bố trí các loại cây: Nhiều người thích trồng theo hàng nhưng trồng theo hình tam giác cho phép bạn trồng được nhiều cây hơn trong khu vườn của mình. Đừng quên đặt các loại cây cao và có giàn như ngô hoặc đậu sào ở phía bắc hoặc phía tây của khu vườn để chúng không che bóng cho các cây nhỏ hơn.
Vòi tưới nhỏ giọt là cách tuyệt vời để đảm bảo vườn rau của bạn được cung cấp đủ nước.
Không trồng quá nhiều: Một nguyên tắc nhỏ là trồng không quá năm loại rau trong vườn của bạn.
Vị trí của khu vườn: Khu vườn của bạn càng gần nhà bạn càng dễ chăm sóc bao gồm nhổ cỏ, kiểm soát sâu bệnh và tưới nước.
Trồng trong thùng chứa (thùng xốp): Nếu bạn có không gian hạn chế hoặc ít thời gian để tưới nước và chăm sóc cây cối thì trồng rau trong thùng xốp/ thùng chứa là một cách tuyệt vời để trải nghiệm thiết kế vườn rau mà không cần cam kết về không gian hoặc thời gian. Mẹo tốt nhất cho gợi ý này là tạo một nhóm các thùng chứa với các loại cây có kết cấu, màu sắc.
Khoảng cách giữa các hàng: Nhiều người làm vườn có xu hướng trồng quá nhiều điều này sẽ ảnh hưởng đến không gian phát triển, độ phủ của ánh sáng mặt trời, vì vậy hãy đảm bảo chừa đủ không gian giữa các hàng.
Sử dụng hạt giống và cây trồng chất lượng: Nếu bạn trồng vào mùa xuân và muốn có năng suất tốt thì bạn nên sử dụng hạt giống mới mua hơn là gieo hạt từ các mùa trước. Hãy đảm bảo rằng những cây rau bạn chọn cho khu vườn của mình khỏe mạnh, không bị vàng lá và không bị sâu bệnh để khu vườn của bạn có một khởi đầu tốt nhất có thể.
Trồng xen canh: Việc trồng xen canh sẽ giúp bạn luôn "có gì đó" để thu hoạch. Lưu ý để cây phát triển tốt, bạn nên bổ sung thêm khoảng 1-2cm đất cho mỗi lần trồng/gieo hạt mới.
Cách trồng hoa Hướng Dương và kỹ thuật chăm sóc tốt nhất Hoa Hướng Dương là loài hoa tuyệt đẹp, luôn nở hoa hướng về Mặt Trời. Thời điểm lý tưởng để bắt đầu trồng loài hoa này bắt đầu từ đầu mùa Xuân. Sau đây là cách trồng hoa Hướng Dương chi tiết nhất. Đặc điểm cơ bản của hoa Hướng Dương Hoa Hướng Dương có tên khoa học là Helianthus, chúng còn được...