12 điều khiến bạn cảm giác như cuộc sống này có quá nhiều “cạm bẫy”
Người ta gọi xác ướp của cô bé hai tuổi Rosalia Lombardo là “ người đẹp ngủ say” do đến nay đã gần 100 năm trôi qua nhưng trông cô vẫn giống như đang ngủ, và thi thoảng còn… chớp mắt.
Rosalia Lombardo chỉ mới hai tuổi khi cô bé qua đời vì bệnh viêm phổi vào năm 1920. Cái chết của cô bé đã khiến cha cô đau lòng đến nỗi ông đã tới nhờ người thợ Alfredo Salafia bảo vệ thân xác của Rosalia.
Alfredo Salafia, vốn là một thợ thủ công và nhồi thú bông khéo léo, đã thực hiện một quá trình ướp xác tuyệt vời trên cơ thể Rosalia để rồi gần một trăm năm, cô bé vẫn trông dường như chỉ đang ngủ gật dưới hộp kính trong hầm mộ Capuchin ở Palermo, Sicily (Italy).
Đến nay, đôi má của cô bé vẫn còn căng bóng. Mái tóc vàng buộc nơ của cô vẫn còn nguyên vẹn. Bằng cách chụp X-quang, người ta còn thấy các cơ quan nội tạng của cô bé vẫn còn nguyên. Được mệnh danh là “người đẹp ngủ say”, Rosalia Lombardo nổi tiếng là một trong những xác ướp được bảo quản tốt nhất thế giới.
Rosalia vẫn xinh đẹp như lúc còn sống.
Tuy nhiên, thân xác được bảo quản hoàn hảo của Rosalia chỉ là một phần thu hút mọi người. Những người đến thăm xác cô bé thề rằng họ trông thấy cô thực sự chớp mắt. Những chuỗi hình ảnh chụp lại cho thấy mí mắt của cô bé mở và đóng một cách kỳ lạ. Đôi mắt xanh của Rosalia vẫn còn nguyên vẹn giống như phần còn lại của cơ thể và có thể nhìn thấy lấp lánh trong luồng ánh sáng yếu ớt bên trong hầm mộ.
Cảnh tượng cô bé chớp mắt như thế này có thể khiến nhiều người “ dựng tóc gáy”.
Video đang HOT
Người ta nghĩ rằng sự thay đổi nhiệt độ bên trong hầm mộ đã làm cho mí mắt Rosalia co lại tạo ra hiệu ứng chớp mắt. Tuy nhiên, người quản lý của hầm mộ Capuchin, Dario Piombino-Mascali lại có một sự lý giải khác.
Piombino-Mascali tin rằng cặp mắt chớp chớp của Rosalia là một ảo ảnh quang học gây ra bởi góc nhìn mà ánh sáng từ cửa sổ chiếu vào cô bé. Khi hướng của ánh sáng thay đổi, Rosalia dường như mở và nhắm mắt lại nhiều lần trong ngày.
Piombino-Mascali đã phát hiện ra điều này vào năm 2009 khi ông nhận thấy rằng các nhân viên tại viện bảo tàng đã di chuyển quan tài của cô bé khiến cơ thể của cô chuyển động nhẹ, cho phép anh nhìn thấy mí mắt của cô rõ hơn bao giờ hết. Piombino-Mascali nhận ra rằng đôi mắt của Rosalia không hoàn toàn đóng kín và chỉ khép hờ.
Kết quả chụp X-quang cho thấy cơ thể của xác ướp vẫn còn nguyên vẹn.
Song khám phá thực sự của Piombino-Mascali là công thức bí mật Alfredo Salafia đã sử dụng để giữ cho cơ thể của Rosalia luôn hoàn hảo. Vào năm 2009, Piombino-Mascali đã liên hệ với những người thân của Alfredo Salafia và tìm thấy một cuốn sổ nhỏ thuộc sở hữu của Salafia, nơi ông đã ghi lại công thức bí mật của mình.
Không giống như việc ướp xác điển hình, khi mà các nội tạng bị lấy đi và khoang bụng trống rỗng được đổ đầy muối natron để làm khô hoàn toàn cơ thể, Salafia đã châm một lỗ nhỏ trên cơ thể và tiêm vào đó một hỗn hợp gồm formalin, muối kẽm, rượu, salicylic acid và glycerin. Mỗi thành phần trong hỗn hợp có một vai trò nhất định. Các formalin giết chết tất cả các vi khuẩn, glycerin đảm bảo rằng cơ thể của cô không bị khô lại, và axit salicylic quét sạch bất kỳ loại nấm nào xâm nhập. Thành phần kỳ diệu là muối kẽm làm cho cơ thể của Rosalia hóa đá, làm cho nó cứng lại và giữ cho gò má và sống mũi của cô bé luôn căng.
Rosalia xinh đẹp vẫn say sưa trong giấc ngủ bình yên cả trăm năm qua.
“Người đẹp ngủ say” Rosalia Lombardo là một trong tám ngàn xác ướp ở hầm mộ Capuchin tại Sicily (Italy). Đó cũng là một trong những xác ướp cuối cùng được đưa vào hầm mộ này.
Minh Hồng / Theo Thời đại
Nhặt được khúc gỗ xấu xí về vứt xó 5 năm, người đàn ông không ngờ đó là gia tài 70 tỷ đồng
Tuy nhìn bề ngoài khúc gỗ trông chẳng khác gì một thân gỗ mục nát nhưng giá trị của nó thật sự vô cùng quý giá.
Theo truyền thông Trung Quốc, một khúc gỗ quý hiếm với tuổi đời ước tính lên đến 600 năm đã được phát hiện tại bãi cỏ hoang phía sân sau một nhà máy chế tạo đồ gỗ tại huyện Gia Ngư, tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc).
Được biết đây là gỗ của một loại cây có tên là Phoebe zhennan, người ta còn gọi nó với cái tên Golden Thread.
Không ai nghĩ khúc gỗ trông xấu xí mà lại có giá trị cao đến như vậy.
Gỗ của cây Phoebe zhennan rất quý, thường được giai cấp quý tộc hay những nhà giàu Trung Quốc xưa kia dùng để dựng nhà cửa, làm đồ nội thất.
Người phát hiện ra khúc gỗ này là ông Lei Jun, giám đốc của nhà máy nơi khúc gỗ hiếm được phát hiện. Theo trang South China Morning Post, khúc gỗ này được ông Lei mang về nhà máy từ tháng 12 năm 2012, tức là khoảng 5 năm trước, khi một ngư dân đề nghị ông giúp đỡ vì khúc gỗ mắc vào lưới đánh cá. Tuy nhiên, khi đó ông không hề phát hiện ra giá trị thực của nó.
"Tôi mang nó về đây từ 5 năm trước. Tôi nghĩ nó chỉ là một khúc gỗ rất bình thường, dài 19m, đường kính lớn hơn thắt lưng một chút nhưng nó rất nặng, tới 5 tấn. Vì trọng lượng của nó nên để mang về nhà máy chúng tôi đã phải mất rất nhiều công sức, thậm chí tôi đã phải thuê người vận chuyển nó với tổng chi phí lúc đó là 90.000 NDT", ông Lei nói trong một cuộc phỏng vấn với báo giới.
Trong 5 năm sau đó, chẳng có ai ngó ngàng tới khúc gỗ vì vậy nó đã yên vị ở khu vực sân sau của nhà máy từ đó cho tới thời gian gần đây, ông Lei và nhà máy của ông tham gia một sự kiện khảo cổ học.
Các chuyên gia sau khi thực hiện thẩm định khúc gỗ đã khẳng định rằng đây quả thực là một bảo vật quý hiếm và có giá trị lịch sử lớn.
Một sản phẩm làm từ gỗ của cây Phoebe zhennan.
Tuy nhìn bề ngoài nó trông chẳng khác gì một thân gỗ mục nát nhưng khi được đánh bóng người ta mới nhìn thấy một màu vàng bóng bao phủ lên nó.
Kết luận ban đầu, các nhà khảo cổ học cho rằng nguồn gốc của khúc gỗ này là ở Ya'an thuộc tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, nơi đã từng tìm thấy những cây Phoebe zhennan với tuổi đời lên đến 400 năm. Có thể nó đã bị đánh rơi trong quá trình vận chuyển từ Tứ Xuyên sang Bắc Kinh để phục vụ cho việc xây dựng cung điện triều Minh.
Cai Jiwu, một chuyên gia làm việc tại Viện Văn hóa Trung Quốc, cho biết: "Gỗ của cây Phoebe zhennan là một loại gỗ cực kỳ hiếm và thường được các gia đình hoàng gia, quý tộc sử dụng trong việc xây dựng nhà cửa, cung điện".
Mặc dù được định giá với giá trị lên tới 20 triệu NDT (khoảng 70 tỷ đồng) nhưng ông Lei đã từ chối bán khúc gỗ này, thay vào đó, ông tặng nó cho một bảo tàng, trang Chutian Golden News cho biết.
"Tôi đã đọc tin tức và được biết rất nhiều bảo vật của Trung Quốc bị thất lạc và bán ra nước ngoài. Tôi nghĩ, những gì thuộc về lịch sử và văn hóa dân tộc thì nên được trưng bày và lưu trữ trong bảo tàng", ông Lei nói.
Thu Thủy / Theo Trí Thức Trẻ
Kỳ lạ ngôi làng chỉ có 13 cư dân và đây là cách người ta cứu vãn nó khỏi bị bỏ hoang Một ngôi làng ít người đến không ngờ, chỉ có 13 người và đang đối mặt với nguy cơ bị bỏ hoang. Thế nhưng điều mà người ta làm với ngôi làng để cứu vãn sự việc khiến ai cũng bất ngờ vì sự sáng tạo. Ngôi làng nằm ở một thị trấn vùng núi Corippo, một vùng nói tiếng Ý của Ticino,...