12 điểm nhấn làm nên ngôi sao Công Vinh
Sau khi ổn định tương lai với bản hợp đồng bom tấn, Công Vinh sẽ tổ chức đám cưới với Thủy Tiên vào cuối năm nay.
Tân binh của CLB Bình Dương luôn là cái tên được nhắc đến nhiều nhất trong làng bóng đá Việt. Với bản hợp đồng bom tấn vừa ký, Công Vinh tự đưa mình vào thử thách mới để tiếp tục khẳng định năng lực bản thân. Dưới đây là 12 cột mốc đáng nhớ trong sự nghiệp và cuộc sống của ngôi sao bóng đá số một Việt Nam hiện nay.
1. Năm 2008, Công Vinh chia tay SLNA sau gần 10 năm gắn bó. Anh cập bến Hà Nội T&T với tư cách là cầu thủ chơi chói sáng trong màu áo tuyển Việt Nam tại Asian Cup 2007 tại Mỹ Đình và ba lần giành Quả vóng vàng Việt Nam năm 2004, 2006 và 2007. Anh đi vào lịch sử khi trở thành cầu thủ có giá chuyển nhượng đắt giá nhất Việt Nam khi đó với số tiền 7 tỷ đồng và nhận mức lương tháng cao nhất 40 triệu đồng.
Công Vinh mừng chức vô địch AFF Cup 2008. Ảnh: KN.
2. AFF Cup 2008, Công Vinh trở thành người hùng của bóng đá Việt Nam với tình huống ghi bàn bằng đầu sau pha đá phạt của Minh Phương. Bàn thắng mang về chiếc Cup Đông Nam Á lần đầu tiên và duy nhất cho đến nay của bóng đá nước nhà.
3. Cùng trong năm 2008, anh dính vào chuyện tình tốn nhiều giấy mức báo giới với ca sĩ Pha Lê. Cả hai dùng những từ ngữ khá nặng hướng về nhau. Trước đó không lâu, CV9 cũng từng gây ngạc nhiên khi bất ngờ chia tay Thùy Dung – bạn gái 5 năm khi anh còn thi đấu ở đội trẻ SLNA 2003 còn Dung đang học lớp 12.
4. Năm 2009, anh trở thành cầu thủ Việt Nam đầu tiên sang châu Âu thi đấu trong màu áo CLB Leixoes của Bồ Đào Nha. Đây mà mối duyên do HLV Calisto giới thiệu. Nhưng anh không để lại nhiều dấu ấn trong chuyến đi châu Âu.
5. Năm 2010, tiền đạo họ Lê có hành động phản cảm khi vái lạy trọng tài trên sân Cao Lãnh. Cùng năm này, Vinh còn dính đến vận “đen” khác là bị chấn thương gối rất nặng. Cho rằng chiếc xe Mercedez SLK 200 với giá hai tỷ đồng không hợp mệnh (Vinh mệnh kim còn chiếc xe màu đỏ mệnh hỏa), anh bán rẻ chiếc xe.
Năm 2010, Công Vinh dính sự cố vái lạy trọng tài Vũ Bảo Linh và chấn thương nặng. Anh nỗ lực chữa trị và tập luyện trở lại để tái xuất ở tuyển Việt Nam.
6. Năm 2011, CV9 tiếp tục làm làng bóng chấn động, tạo ra cú “bể kèo” lịch sử với bầu Hiển để tới bên bầu Kiên. Bấy giờ, bầu Kiên trả anh đến 13 tỷ đồng cho ba năm hợp đồng cùng mức lương tháng 70 triệu đồng. Hợp đồng ký ngày 10/10/2011.
7. Trong năm 2011, anh làm lễ đính hôn cùng ca sĩ Thủy Tiên tại Rạch Giá, Kiên Giang sau ba năm quen biết. Không lâu sau, cả hai đón đứa con đầu lòng và đặt tên Bánh Gạo. Cả hai hiện nay vẫn chưa để lộ hình ảnh người con gái đầu lòng đã hai tuổi trước công chúng.
8. Sau AFF Cup 2012, Công Vinh dính vào nghi án cầm đầu nhóm “quyền lực đen”. Tưởng chừng nghi án chôn vùi tên tuổi và sự nghiệp của Vinh nhưng một lần nữa anh vượt qua để khẳng định giá trị bản thân. Không lâu sau, anh tiếp tục được triệu tập vào đội tuyển như lời khẳng định nghi án kia không có cơ sở.
9. Chỉ một mùa tại CLB Hà Nội, đầu mùa 2013, anh quay về SLNA trong tư thế của “người tìm việc” và chấp nhận mức lương 25-30 triệu đồng một tháng. Nhiều ánh mắt hoài nghi hướng về anh, trong đó có không ít ý kiến cho rằng anh hết thời.
10. Năm 2013, CV9 tiếp tục đi vào lịch sử bóng đá Việt Nam khi là cầu thủ đầu tiên sang Nhật Bản thi đấu và trở thành người nhận mức lương cao nhất làng bóng đá Việt (150 triệu đồng một tháng). Anh tới CLB đang đá giải hạng Nhì Sapporo theo bản hợp đồng cho mượn từ SLNA với thời hạn 5 tháng. Ở Nhật Bản, anh gây ấn tượng tốt với 4 bàn thắng. Đội bóng này sẵn sàng bỏ 5 tỷ đồng để “chuộc” anh khỏi SLNA nhưng phía đội bóng xứ Nghệ không đồng ý.
11. Ngày 16/10, tiền đạo sinh năm 1985 ký hợp đồng có thời hạn ba năm với nhà đương kim vô địch V-League và nhận khoảng 8 tỷ đồng lót tay, lương tháng 50 triệu đồng. Thời gian tới, CV9 đặt hai mục tiêu quan trọng là chinh phục AFF Cup 2014 cùng tuyển Việt Nam và V-League, AFC Champions League 2015 cùng CLB Bình Dương.
12. Thủy Tiên và Công Vinh dự định tổ chức đám cưới vào cuối năm 2014. Thông tin khiến fan của hai người nóng lòng chờ đợi.
Mối tình với ca sĩ Thủy Tiên là ‘điều kiện đủ’ để Công Vinh trở thành ngôi sao. Ảnh: TT.
Theo VNE
Những cái tên độc và lạ nhất làng bóng đá Việt
Nhiều ông bố quá yêu bóng đá và thần tượng nên có ngay trong đầu cái tên cho cậu con trai.
Nguyễn Trần Mi La, Lâm Ti Phông, Trần Nhạc Di Cô, Trần Di Đăng, Bá Đăng Ty Vốt... là những cái tên khiến người tiếp xúc không khỏi ngạc nhiên. Họ tên bắt nguồn từ tình yêu bóng đá của người bố và như một nhân duyên, những đứa con lớn lên và cũng theo đuổi con đường quần đùi áo số chuyên nghiệp...
Nguyễn Trần Mi La từng thi đấu cho đội hạng Nhất TP HCM vài năm trước. Ảnh:TH.
Nguyễn Trần Mi La cho biết anh được đặt tên theo cựu danh thủ Cameroon Roger Milla. Tại World Cup 1990 trên đất Italy, Roger Milla đình đám nhờ tài săn bàn và điệu nhảy ở cột phạt góc mỗi khi có bàn thắng. Quá ấn tượng với màn trình diễn đến khó tin của tiền đạo 38 tuổi, bố của Mi La có ngay trong đầu cái tên cho cậu con trai. Lớn lên, Mi La là hậu vệ cánh và từng có thời gian thi đấu cho đội hạng Nhất TP HCM vài năm trước.
Cách đây không lâu, cầu thủ đội trẻ Đồng Tâm dự giải hạng Nhì toàn quốc vẫn thường nhắc đến một đồng đội có tên Trần Nhạc Di Cô. Khi đó, theo các thành viên của đội, bố của Trần Nhạc Di Cô quá "kết" tiền đạo lừng danh Kiatisak với biệt danh "Zico Thái" nên quyết định đặt tên cho con giống nickname của thần tượng.
Một cái tên khác của bóng đá Thái Lan giai đoạn năm 1995-1999 cũng trở thành cảm hứng để đặt tên, đó là tiền đạo Natipong. Anh này là tên tuổi vang danh cả khu vực, khiến các hàng phòng ngự điên đảo khi phải đối diện. Natipong từng cùng Kiatisak và tuyển Thái Lan làm mưa, làm gió ở Đông Nam Á. "Truyền nhân" của Natipong ở Việt Nam là Lâm Ti Phông- tiền đạo của U19 Việt Nam. Ti Phông được bố đặt tên lấy cảm hứng từ cựu danh thủ Thái Lan.
Mong ước của bố Lâm Ti Phông dường như đang trở thành hiện thực. Hiện nay, chân sút họ Lâm sở hữu những phẩm chất "sát thủ". Người hâm mộ hy vọng, trong tương lai không xa, anh sẽ trở thành cái tên sáng giá giúp bóng đá Việt Nam cất cánh.
Tiền đạo Lâm Ti Phông trong đội hình U19 Việt Nam. Ảnh: VOV.
Ngoài những cái tên khá nổi bật trên, còn một số cái tên khác cũng được đặt từ tình yêu bóng đá của các bậc phụ huynh. Như tại Cà Mau, cách đây vài năm ở giải đấu trẻ, xuất hiện cầu thủ có tên khá lạ là Trần Di Đăng. Bố của em vì quá hâm mộ Zidane của tuyển Pháp những năm 1998 nên đặt tên cho con có chút "hơi hướng" tên thần tượng. Còn tại vòng chung kết U17 quốc gia năm 2013, một cầu thủ của U17 Đà Nẵng khiến ai cũng ấn tượng với cái tên Bá Đăng Ty Vốt - được đặt theo tên HLV Berti Vogts dẫn dắt tuyển Đức tại Euro 1996.
Theo Ngoisao
Cầu thủ Việt: Chân đá bóng, chân kinh doanh Trung vệ Long Giang đầu tư trang trại nấm bào ngư trong khi thủ môn Đặng Đình Đức đi buôn hoa Đà Lạt. Những năm gần đây, trong khủng hoảng kinh tế, bóng đá Việt gặp nhiều phen lao đao. Trong khó khăn, không ít cầu thủ nhận thức và tìm cho mình một công việc khác ngoài đá bóng nhằm giúp đỡ...