12 địa danh rồng nổi tiếng của Việt Nam
Trải qua quá trình lịch sử phát triển lâu dài, nhiều địa danh của đất nước được gắn với loài vật đứng đầu tứ linh (long, li, quy, phượng).
Thăng Long, Hà Nội
Theo sử tích, vào tháng 8/1010, khi vua Lý Công Uẩn rời kinh đô từ Hoa Lư đến đất Đại La thì thấy rồng bay lên nên gọi tên kinh đô mới là Thăng Long, nghĩa là “rồng bay lên”.
Thăng Long là tên gọi của kinh đô của nước Đại Việt các triều đại Lý, Trần, Lê, Mạc, Lê Trung hưng, trải dài từ năm 1010 – 1788, ngày nay là Thủ đô Hà Nội. Theo sử tích, vào tháng 8/1010, khi vua Lý Công Uẩn rời kinh đô từ Hoa Lư đến đất Đại La thì thấy rồng bay lên nên gọi tên kinh đô mới là Thăng Long, nghĩa là “rồng bay lên”.
Ngày nay, Thăng Long – Thủ đô Hà Nội mê hoặc du khách với những hồ nước thơ mộng, những con đường ngập lá mùa thu, Lăng Bác, chùa Một Cột, Văn miếu Quốc Tử Giám, Hoàng thành Thăng Long… Ngoài các địa danh du lịch, Hà Nội còn được biết đến như một thiên đường ẩm thực của du khách trong và ngoài nước.
Cầu Long Biên có kiến trúc gợi nhớ đến tháp Eiffel (Pháp). Cầu không chỉ là chứng nhân lịch sử, mà còn là thắng cảnh khơi gợi bao cảm xúc sáng tác.
Cầu Long Biên thường được gọi là “cầu Rồng”, một trong những biểu tượng của Thủ đô. Đây là cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng tại Hà Nội, do kiến trúc sư lừng danh người Pháp Gustave Eiffel Pháp thiết kế.
Cầu được xây dựng từ năm 1899-1902, dài 1.862 m và là một trong những cây cầu lớn của thế giới thời kỳ đó. Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, nhiều nhịp cầu đã bị hủy hoại nặng nề.
Hiện tại, cầu Long Biên được sử dụng cho tàu hỏa, xe đạp, xe máy và người đi bộ. Ngoài là một trong những địa danh phải đến của du khách khi ghé Thủ đô, cầu Long Biên còn là địa điểm hẹn hò, chụp ảnh yêu thích của giới trẻ và giới nhiếp ảnh.
Núi Hàm Rồng, Lào Cai
Núi Hàm Rồng là một trong số ít các núi ở Việt Nam có yếu tố tượng hình rõ nét và đẹp.
Hàm Rồng là tên của một ngọn núi nổi tiếng nằm trong dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ của Việt Nam. Núi mang tên này do mang dáng dấp khá rõ nét của một chiếc đầu rồng đang ngẩng lên trời. Nằm cách thị trấn du lịch Sa Pa (Lào Cai) không xa, núi Hàm Rồng đã trở thành một điểm đến được nhiều du khách ưa thích với cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, khí hậu mát mẻ, trong lành.
Không chỉ là điểm ngắm Sa Pa đẹp nhất, núi Hàm Rồng còn được biết đến như một khu vườn thượng uyển với các loài hoa khoe sắc quanh năm. Và đến đây quý khách cũng cảm nhận được những giá trị văn hoá của các tộc người thiểu số khi thăm quan khu vực biển diện ca nhạc của các chàng trai – cô gái dân tộc Mông hoặc khoác lên chiếu áo, chiếc váy để đóng giả làm những “trai làng – gái bản”…
Quả đúng là không phải nói quá khi nơi đây được ví như một Sa Pa thu nhỏ, bởi du khách có thể cảm nhận được vẻ đẹp hội tụ của thiên nhiên, văn hóa và con người của thị trấn vùng cao theo từng bước chân từ cổng Hàm Rồng lên núi…..
Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh
Vịnh Hạ Long được cả thế giới biết đến như kỳ quan thiên nhiên có một không hai với các đảo đá, hang động và bãi biển đẹp mê hồn.
Video đang HOT
Vịnh Hạ Long là một di sản độc đáo bởi địa danh này chứa đựng những dấu tích quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển lịch sử trái đất, là cái nôi cư trú của người Việt cổ, đồng thời là tác phẩm nghệ thuật tạo hình vĩ đại của thiên nhiên với sự hiện diện của hàng nghìn đảo đá muôn hình vạn trạng, với nhiều hang động kỳ thú quần tụ thành một thế giới vừa sinh động vừa huyền bí.
Bên cạnh đó, vịnh Hạ Long còn là nơi tập trung đa dạng sinh học cao với những hệ sinh thái điển hình cùng với hàng nghìn loài động thực vật vô cùng phong phú, đa dạng. Nơi đây còn gắn liền với những giá trị văn hóa – lịch sử hào hùng của dân tộc.
Vịnh Hạ Long nổi bật với hệ thống đảo đá và hang động tuyệt đẹp. Đảo ở Hạ Long có hai dạng là đảo đá vôi và đảo phiến thạch, tập trung ở hai vùng chính là vùng phía Đông Nam vịnh Bái Tử Long và vùng phía Tây Nam vịnh Hạ Long. Đây là hình ảnh cổ xưa nhất của địa hình có tuổi kiến tạo địa chất từ 250 – 280 triệu năm, là kết quả của quá trình vận động nâng lên, hạ xuống nhiều lần từ lục địa thành trũng biển. Quá trình Carxto bào mòn, phong hoá gần như hoàn toàn tạo ra một Hạ Long độc nhất vô nhị trên thế giới.
Là một phần trong quần thể di sản vịnh Hạ Long, với những hòn đảo xinh đẹp có bãi cát dài trắng xóa cho, Vịnh Bái Tử Long ngày càng thu hút khách nước ngoài đến thăm quan, nghỉ dưỡng.
Là vùng lõm trong Vịnh Bắc bộ, thuộc vùng Đông Bắc của Việt Nam. Vịnh Bái Tử Long gắn liền với lịch sử của dân tộc Việt Nam với địa danh nổi tiếng là thương cảng Vân Đồn, một vùng trên bến dưới thuyền sầm uất thời Lý. Đây còn là nơi tưởng nhớ chiến công oai hùng của Trần Khánh Dư cùng ba anh em họ Phạm, người xã Quan Lạn đánh tan đoàn thuyền lương của tướng giặc Nguyên Mông Trương Văn Hổ (năm 1288).
Ở Bái Tử Long có các đền thờ nổi tiếng như đền Trần Quốc Tảng (còn gọi là đền Suốt). Anh hùng Trần Quốc Tảng (tước Hưng Nhượng Vương) là con thứ ba của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, có công rất lớn trong nhiều trận đánh quân Nguyên Mông. Ông còn là một nhà văn thơ khoáng đạt và một nhà tư tưởng sâu sắc về Thiền tông. Dân chúng lập đền thờ ông và hàng năm đều mở hội vào ngày Rằm tháng Giêng Âm lịch.
Bạch Long Vĩ, Hải Phòng
Đây là một hòn đảo có vị trí quan trọng trong việc mở rộng các vùng biển và phân định biển Vịnh Bắc bộ.
Bạch Long Vĩ (“đuôi rồng trắng”) là một đảo đồng thời là một huyện thuộc thành phố Hải Phòng, Việt Nam. Đây là đảo xa bờ nhất trong vịnh Bắc bộ. Đảo có một vị trí quan trọng trong việc mở rộng các vùng biển và phân định biển Vịnh Bắc bộ. Ngoài ra, đảo còn nằm trên một trong 8 ngư trường lớn của Vịnh Bắc bộ, có một vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế, an ninh – quốc phòng biển của Việt Nam ở khu vực này.
Ngoài phát triển hậu cần nghề cá, những năm gần đây, Bạch Long Vĩ đã thu hút một lượng khách thăm quan đến với đảo. Môi trường trong lành, vị trí thu hút, bờ biển đẹp và người dân đảo hiền hoà, Bạch Long Vĩ có tiềm năng rất lớn trong phát triển du lịch.
Cầu Hàm Rồng, Thanh Hóa
Cầu Hàm Rồng là tượng đài về chủ nghĩa anh hùng cách mạng của nhân dân và thanh niên Việt Nam.
Bắc qua sông Mã, cách thành phố Thanh Hoá 4 km về phía Bắc, cầu Hàm Rồng là cây cầu rất nổi tiếng trong chiến tranh Việt Nam. Câu cầu nguyên gốc do Pháp xây dựng năm 1904, dạng vòm thép không có trụ ở giữa, bị phá hủy năm 1946 do chiến tranh.
Từ 1962-1964 cầu Hàm Rồng được xây dựng lại. Trong những năm sau đó, cầu là trọng điểm của cuộc đấu tranh đánh phá và bảo vệ giao thông. Hư hại nặng nề vì bom Mỹ vào năm 1972, đến năm 1973 cầu lại được khôi phục. Ngày nay cầu Hàm Rồng được sử dụng cho đường sắt và được coi như một biểu tượng cho ý chí quật cường của quân dân Thanh Hóa.
Cầu được xây dựng từ năm 1899-1902, dài 1.862 m và là một trong những cây cầu lớn của thế giới thời kỳ đó. Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, nhiều nhịp cầu đã bị hủy hoại nặng nề. Hiện tại, cầu Long Biên được sử dụng cho tàu hỏa, xe đạp, xe máy và người đi bộ.
Cầu Rồng – Đà Nẵng
Đây là cây cầu thể hiện hình dáng một con rồng đang bay qua sông Hàn hướng ra biển lớn.
Cầu Rồng bắc qua sông Hàn được xây dựng tại khu vực nút giao thông gần Cổ Viện Chàm nối với nút giao thông Nguyễn Văn Linh nối dài, phía đông là nút giao thông đường Trần Hưng Đạo, kéo dài đến đường Sơn Trà – Điện Ngọc. Được xây dựng đúng dịp kỷ niệm 38 năm Giải phóng Đà Nẵng, thành phố này đã khánh thành cây cầu có kiến trúc độc đáo với hình dáng một con rồng đang vươn mình bay ra biển – cầu Rồng.
Theo thiết kế, cầu Rồng thể hiện hình ảnh một con rồng đang bay trên sông Hàn, đầu rồng ngẩng cao, thân rồng uốn lượn và cùng với hệ thống đèn chiếu sáng trang trí, kiến trúc cảnh quan. Cầu Rồng kỳ vọng trở thành điểm nhấn kiến trúc Đà Nẵng.
Biển Long Hải
Biển Long Hải được ví như một con rồng biển màu xanh.
Được ví như một con rồng biển màu xanh, bãi biển Long Hải (thuộc thị trấn Long Hải, huyện Long Điền, thành phố Vũng Tàu) được nhiều người biết đến với những bãi tắm trải dài, uốn lượn, nước xanh trong cùng những khối đá vươn mình hùng vĩ.
Ngoài tắm biển, đến với Long Hải, du khách còn thích thú việc “chấm mút” miếng khô đối nướng thơm lừng, chén mắm me chua chua cay cay vào buổi tối hay trời vừa sáng, tạt vào chợ Long Hải mua hải sản tươi sống, giá rẻ.
Nhà lớn Long Sơn, Bà Rịa – Vũng Tàu
Nhà lớn Long Sơn gồm nhiều nhà có lối kiến trúc tựa kiểu đình làng Việt Nam.
Nhà lớn Long Sơn hay Đền Ông Trần là một quần thể kiến trúc nghệ thuật theo lối cổ, được làm bằng gạch ngói và các loại gỗ quí tọa lạc tại thôn 5, với tổng diện tích khoảng 2 ha, chia thành ba khu: đền thờ; nhà hội, trường học, chợ, nhà bảo tồn Ghe Sấm và khu lăng mộ ông Trần.
Nhà lớn Long Sơn gồm nhiều nhà có lối kiến trúc tựa kiểu đình làng Việt Nam, nhưng không theo một qui hoạch tổng thể nào cả. Các nhà lầu nhà trệt xen kẽ kế tiếp nhau, không đăng đối, không sau trước, đã tạo nên một bố cục kiến trúc khác lạ, phá vỡ nghiêm luật xây dựng đương thời.
Bến Nhà Rồng
Tên gọi bến Nhà Rồng có nguồn gốc từ hình tượng hai con rồng châu đầu vào mặt trăng theo mô típ “lưỡng long chầu nguyệt” – một kiểu trang trí quen thuộc của đền chùa Việt Nam.
Bến Nhà Rồng (ngã ba sông Sài Gòn, quận 4, TP.HCM) là nơi vào ngày 5/6/1911, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã bắt đầu hành trình cứu nước.
Nơi đây vốn là một thương cảng lớn, được người Pháp xây dựng từ năm 1863. Tên gọi bến Nhà Rồng có nguồn gốc từ hình tượng hai con rồng châu đầu vào mặt trăng theo mô típ “lưỡng long chầu nguyệt” – một kiểu trang trí quen thuộc của đền chùa Việt Nam, được gắn trên nóc tòa nhà trụ sở thương cảng.
Ngày nay tòa nhà này là Bảo tàng Hồ Chí Minh. Bạn có thể vào tham quan bảo tàng trong giờ mở cửa. Ngoài tìm hiểu kiến trúc tòa nhà, các chứng tích cách mạng, đồ lưu niệm của Bác… trải nghiệm không thể quên của bạn trong chuyến tham quan này là dãy hành lang tuyệt đẹp hướng ra sông Sài Gòn với cái tấp nập của tàu bè, của tầm nhìn bao quát Q 2 và những làn gió mát rượi từ sông.
Sông Cửu Long
Sông Cửu Long, hay Cửu Long Giang là tên gọi chung cho các phân lưu của sông Mê Kông chảy trên lãnh thổ của Việt Nam.
Sông Cửu Long (9 con rồng) là tên gọi chung cho các phân lưu của sông Mê Kông chảy qua lãnh thổ của Việt Nam và đổ ra biển qua 9 cửa (ngày nay chỉ còn 7 cửa). Đây cũng là tên gọi của vùng đồng bằng được hình thành do phù sa của các nhánh sông này bồi đắp.
Ngoài là vựa lúa, thủy sản chính của cả nước, đây còn là một trong những địa điểm thu hút du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, khám phá và tìm hiểu. Mỗi tỉnh của vùng đất này có một đặc điểm riêng, một thế mạnh riêng. Ví dụ nếu An Giang có miếu bà Chúa Xứ, rừng tràm Trà Sư, vương quốc mắm Châu Đốc… Kiên Giang có thập cảnh, đảo ngọc Phú Quốc. Cà Mau có rừng U Minh, cột mốc tọa độ…
Theo Zing
Tới Sa Pa vượt rừng tìm thác Tình yêu
Bên cạnh thác Bạc, bản Cát Cát, du khách có thể ghé thăm thác Tình yêu trên con đèo Ô Quy Hồ huyền thoại.
Thác Tình yêu là ngọn thác nổi tiếng nằm tại xã San Sả Hồ, cách trung tâm thị trấn Sa Pa 14 km về phía tây nam. Nơi đây là một trong những điểm bắt đầu hành trình chinh phục đỉnh Fanxipan.
Để tới được thác Tình yêu, du khách phải đi sâu vào rừng, xuyên qua khu rừng trúc xanh mướt. Vào tháng 3, con đường dẫn tới thác trở nên đẹp hơn nhờ sắc đỏ rực rỡ của hoa đỗ quyên. Tất cả hòa quyện tạo thành bức tranh thiên nhiên quyến rũ.
Sau 20 phút di chuyển qua rừng trúc và men theo con đường đất đỏ, du khách sẽ bắt gặp con suối Vàng. Chỉ cần leo lên thượng nguồn là có thể tận mắt chứng kiến thác Tình yêu.
Thác Tình yêu có độ cao 100 m so với mực nước biển, ngày đêm tuôn những cột nước trắng xóa xuống con suối Vàng. Nhìn từ xa, thác hiện lên như hình chiếc nón uốn lượn bên thảm thực vật xanh mát xung quanh.
Trong truyền thuyết, thác Tình yêu là nơi gặp gỡ của một nàng Tiên trời và chàng tiều phu tên Ô Quy Hồ. Tuy nhiên vì không được sự đồng ý của nhà Trời mà đôi trái gái này không thể tới được với nhau. Cuối cùng vì nhớ người yêu, nàng Tiên trời đã hóa thành loài chim lông vàng bay quanh đỉnh núi kêu 3 tiếng Ô Quy Hồ da diết khôn nguôi.
Giá vé tham quan thác Tình yêu là 35.000 đồng/ người. Nếu may mắn đến vào ngày sương mù, du khách có thể chứng kiến khung cảnh đẹp tựa chốn bồng lai.
Thác Tình yêu nằm trong vườn quốc gia Hoàng Liên Sơn và là địa điểm mới được đưa vào khai thác du lịch. Bên cạnh các địa danh quen thuộc như núi Hàm Rồng, thác Bạc... du khách đến Sa Pa có thể chọn thác Tình Yêu như một luồng gió mới cho chuyến tham quan.
Những bông hoa dại tô điểm con đường đến với thác Tình yêu.
Theo VNE
Cầu Long Biên, nơi hiện tại nối liền quá khứ Không chỉ đơn thuần bắc qua hai bờ sông Hồng, cầu Long Biên còn chính là dấu ấn nối liền giữa hiện tại và ký ức xưa của những người dân yêu Hà Nội. Cầu Long Biên được xây dựng vào năm 1898, nối liền hai quận Hoàn Kiếm và Long Biên, Hà Nội. Ban đầu cầu được đặt theo tên của toàn...