12 đặc quyền người dân Liên Xô từng hưởng trước nhân loại
Người dân Liên bang Xô Viết được cấp nhà ở miễn phí, không phải đóng học phí đại học hay trả tiền khám bệnh,…
Người lao động Liên bang Xô Viết là người đầu tiên được làm việc 8 tiếng một ngày.
Người dân Liên Xô được đưa tới nơi làm việc bằng phương tiện công cộng mà không mất tiền.
Trẻ em học mẫu giáo và mầm non tại Liên Xô không cần phải đóng học phí.
Người lao động Liên Xô được phép nghỉ một tháng mỗi năm và trong thời gian nghỉ phép đó, họ vẫn được hưởng lương bình thường.
Mỗi công dân Liên Xô có quyền được hưởng một căn hộ miễn phí. Dĩ nhiên là họ sẽ phải chờ đợi. Mỗi tháng, hàng chục, thậm chí hàng trăm nghìn người được nhà nước Liên Xô cấp nhà ở miễn phí.
Video đang HOT
Nhà nước đảm bảo rằng, các sinh viên tốt nghiệp đại học đều có việc làm sau khi nhận bằng.
Người lao động sẽ không bị sa thải nếu không có sự chấp thuận của công đoàn.
Các bà mẹ mới sinh sẽ được phát sữa miễn phí cho tới khi con được ba tuổi.
Người dân Liên Xô được khám chữa bệnh miễn phí hoàn toàn. Mỗi thành phố đều có hàng chục cơ sở y tế nơi người dân có thể gặp bác sĩ, được khám bệnh, chụp X-quang, chỉnh răng,… Tất cả dịch vụ đều không mất tiền.
Người dân Liên Xô nào cũng có thể được miễn học phí đại học hoặc cao đẳng. Dĩ nhiên, sinh viên đó phải vượt qua kỳ thi đầu vào hoặc có kết quả học tập tốt trong năm cuối trường cấp ba.
Người lao động Liên Xô có quyền đề nghị người quản lý tài trợ một chuyến du lịch riêng mỗi năm.
Các sản phụ ở Liên bang Xô Viết có quyền nghỉ thai sản trong ba năm. Năm đầu tiên, họ vẫn được nhận lương bình thường, sau đó, sẽ được nhận trợ cấp xã hội.
Theo_Kiến Thức
Tổng thống Putin đề xuất lập liên minh quân sự Trung Á
Tổng thống Vladimir Putin đề xuất thành lập một liên minh quân sự tương tự NATO bao gồm các quốc gia từng thuộc Liên bang Xô viết để bảo vệ biên giới Trung Á do quan ngại Taliban bành trướng ra ngoài Afghanistan.
Tổng thống Nga Putin vừa đề xuất kế hoạch thành lập liên minh quân sự Trung Á do nước này dẫn đầu để đối phó với các mối đe dọa từ Taliban.
Theo Telegraph, đây là dấu hiệu cho thấy sự quyết đoán mới về mặt quân sự của nhà lãnh đạo Nga. Nếu liên minh quân sự Trung Á được thành lập, có khả năng quân đội Nga và đồng minh sẽ được triển khai dọc biên giới 1.287 km của Tajikistan với Afghanistan.
Theo đó, Moscow sẽ có khả năng củng cố và tăng cường ảnh hưởng của nước này tại Kyrgyzstan, Tajikistan và Uzbekistan.
"Tình hình ở đó (Afghanistan) gần như là rất nghiêm trọng. Chủ nghĩa khủng bố đang gia tăng ảnh hưởng và không che giấu kế hoạch bành trướng hơn nữa. Một trong những mục tiêu chúng hướng đến là xâm nhập vào khu vực Trung Á", ông Putin phát biểu trong hội nghị thượng đỉnh của các quốc gia từng thuộc Liên Xô đang diễn ra tại Kazakhstan.
"Điều quan trọng là phải chuẩn bị sẵn sàng để hợp tác nhằm đáp trả những động thái như vậy", nhà lãnh đạo Nga nhấn mạnh thêm.
Đề xuất của ông chủ Điện Kremlin được đưa ra ngay sau khi Tổng thống Barack Obama tuyên bố quân đội Mỹ sẽ "cắm rễ" tại Afghanistan thêm ít nhất hai năm nữa. Động thái này của Mỹ được xem là sự thừa nhận ngầm rằng, chính quyền Afghanistan không thể tự mình giải quyết các mối đe dọa đến từ Taliban.
Chi tiết về kế hoạch thành lập liên minh quân sự Trung Á mà Tổng thống Nga đề xuất chưa được công bố. Tuy nhiên, theo các nhà quan sát, với tiềm lực quân sự mạnh mẽ và hiện đại, quân đội Nga sẽ trở thành xương sống trong liên minh này.
Tổng thống Putin (thứ 2 từ phải sang) đang họp hội nghị thượng đỉnh cùng các lãnh đạo của Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS) tại Kazakhstan.
Quân đội Nga từng chịu trách nhiệm bảo vệ biên giới Tajikistan với Afghanistan. Tuy nhiên, năm 2005, lực lượng Nga rút về nước do hiệp ước giữ chân quân Nga ở lại đó hết hiệu lực.
Trước đó, Tổng thống Putin cũng đã lên tiếng thông báo rằng, Nga sẽ tăng cường hiện diện quân sự tại Tajikistan, một nước từng thuộc Liên Xô, giáp biên giới với Afghanistan.
Moscow cũng cho biết sẽ tăng cường quân số ở Tajikistan từ 5.900 lên 9.000 người vào năm 2020, đồng thời dự định thay mới toàn bộ máy bay tại căn cứ không quân ở vùng Kant - Kyrgyzstan vào năm 2016.
Điện Kremlin được cho là đã tỏ ra đặc biệt quan ngại sau khi Taliban dồn dập tấn công thành phố Kunduz, ở miền bắc Afghanistan gần biên giới Uzbekistan, một quốc gia từng thuộc Liên Xô tháng trước.
Taliban đã chiếm đóng Kunduz ba ngày trước khi bị các lực lượng Afghanistan được Mỹ không kích hậu thuẫn đẩy lùi. Trong sứ mệnh không kích hậu thuẫn Afghanistan tái chiếm Kunduz, Mỹ đã ném bom nhầm phá hủy một bệnh viện từ thiện do tổ chức bác sĩ không biên giới điều hành.
Nga và các nước từng thuộc Liên bang Xô viết đang ngày càng quan ngại trước khả năng Taliban bành trướng ra ngoài lãnh thổ Afghanistan sau khi quân đội Mỹ rút khỏi đây.
Tổng thống Putin hôm 16.10 từng thừa nhận, đang có khoảng "5.000-7.000" công dân của các quốc gia từng thuộc Liên Xô đang chiến đấu trong hàng ngũ của tổ chức khủng bố khét tiếng Nhà nước Hồi giáo tại Syria và Iraq.
Trong một động thái liên quan, theo báo Telegraph, Nga đang giảm bớt cường độ không kích IS tại Syria. Ngày 13.10, số lượt không kích IS của Nga đạt kỷ lục với 88 lượt cất cánh và 86 căn cứ của IS bị phá hủy.
Tuy nhiên, sang ngày 15.10, Nga chỉ ném bom 33 mục tiêu của IS. Lý do, theo Bộ Quốc phòng Nga là do quân đội Syria đang mở rộng các chiến dịch trên bộ.
Theo_24h
Liệu Nga thực sự là một cường quốc quân sự toàn cầu? Sau khi Liên bang Xô Viết sụp đổ, Nga đã trải qua sự suy giảm nghiêm trọng về phạm vi hoạt động các lực lượng vũ trang, từ một trong 2 siêu cường trên thế giới trở thành một cường quốc khu vực. Để trở thành một trong những cực trong thế giới đa cực mới, Moskva cần phải mạnh cả về kinh...