12 công nghệ giúp nâng cao hiệu suất xe hơi trong tương lai
Công nghệ hybrid lai pin nhiên liệu, động cơ không trục cam, động cơ tỷ số nén biến thiên là những công nghệ được kỳ vọng sẽ nâng cao hiệu suất làm việc của xe hơi trong tương lai.
Ngành công nghiệp ôtô đang trên đà phát triển, và các hãng xe không ngừng đầu tư nghiên cứu phát triển các công nghệ ứng dụng trên các dòng xe mới nhằm nâng cao hiệu suất làm việc của xe. Dưới đây là 12 công nghệ giúp nâng cao hiệu suất vận hành của xe hơi trong tương lai.
1. Hệ thống điện 48V tăng công suất vận hành cho xe
Trên thực tế, động cơ đốt trong vẫn chiếm ưu thế trong nhiều thập kỷ nữa. Và một trong những công nghệ chủ chốt được ứng dụng trên nhiều dòng xe mới sắp tới là sử dụng hệ thống điện 48V để hỗ trợ cho động cơ vận hành hiệu quả.
Động cơ điện 48V sẽ sản sinh ra công suất 10KW để vận hành các hệ thống đi kèm trên xe như bơm nước làm mát, hệ thống điều hòa không khí, hệ thống giải trí… Điều đó sẽ giảm tải gánh nặng cho động cơ chính, giúp tiết kiệm nhiên liệu đến 10% và tăng hiệu suất làm việc của xe. Hiện nay có 2 mẫu xe Bentley Bentleyga và Audi SQ7 TDI đang ứng dụng cộng nghệ này.
Động cơ điện 48V có công suất 10KW sẽ giảm gánh nặng cho động cơ chính.
2. Sử dụng công nghệ lai nhẹ Mild Hybrids với hệ thống điện 48V
Các hãng xe đang tập trung nghiên cứu phát triển để hoàn thiện hệ thống điện 48V để đáp ứng nhu cầu ứng dụng lai nhẹ Mild Hybrids trên các dòng xe trong tương lai bởi các ưu điểm của hệ thống điện 48V là công suất vừa đủ, sử dụng dây dẫn mỏng, chi phí thấp hơn, động cơ vận hành hiệu quả hơn so với các hệ thống điện 100-170 V trước đây.
Hệ thống điện 48V là công suất vừa đủ, sử dụng dây dẫn mỏng, chi phí thấp hơn so với các hệ thống điện 100-170 V trước đây.
2. Công nghệ tự động dừng xi lanh
Năm 1981, Cadillac đã giới thiệu phiên bản động cơ V8 cải tiến mới có thể tự động ngắt 2 hoặc 4 xi lanh. Kết hợp với hệ thống phun nhiên liệu kiểu van bướm và thiết bị điện tử thô sơ nên các phiên bản động cơ V-8-6-4 đã không thành công.
Hiện nay, công nghệ tự động dừng xi-lanh đã được cải tiến với sự trợ giúp từ các cảm biến và các thuật toán điều khiển phức tạp tân tiến, nên đã được các hãng ứng dụng phổ biến trên nhiều dòng xe, trong đó có GM và Delphi. Theo GM, với công nghệ này, xe hơi sẽ giảm mức tiêu thụ nhiên liệu tới 15%.
Với công nghệ tự động dừng xi-lanh này, xe hơi sẽ giảm mức tiêu thụ nhiên liệu tới 15%.
4. Sử dụng công nghệ Hybrid lai pin nhiêu liệu
Công nghệ sử dụng pin nhiên liệu hydro kết hợp với động cơ đốt trong đã được công bố cách đây hơn 10 năm. Tuy nhiên, đến nay số lượng còn khá hạn chế do pin nhiên liệu đắt và cơ sở hạ tầng tiếp nhiên liệu hạn chế chưa hoàn thiện.
Nhiều hãng xe đã và đang nghiên cứu phát triển ứng dụng công nghệ này vào các sản phẩm trong tương lai, cụ thể tiên phong là hãng Ford cũng trình làng 2 bản concept là Ford Airstream và Ford Edge. Sắp tới có một vài mẫu sẽ ra mắt thị trường như Toyota Mirai, Honda Clarity, Hyundai Tucson Fuel Cell, GLC Crossover và GLC F-Cell.
Công nghệ hybrid lai pin nhiên liệu sẽ giúp cho động cơ có công suất mạnh mẽ hơn và giảm lượng khí thải ra môi trường.
5. Sử dụng bộ lưu trữ khí hydro thích hợp
Bên cạnh chi phí đắt và kết cấu hạ tầng tiếp nhiên liệu còn hạn chế, một vấn đề lớn khác là lưu trữ khí hydro trên xe sao cho phù hợp, nhỏ gọn và an toàn.
Hiện nay, các động cơ sử dụng pin nhiên liệu đều lưu giữ khí hydro trong các xi-lanh bằng sợi carbon cồng kềnh và áp suất lên đến 10.000 psi. Sau đó, cơ quan năng lượng Hoa Kỳ ARPA-E đã tài trợ dự án nghiên cứu phát triển hệ thống lưu trữ khí tự nhiên vừa đảm bảo an toàn và nhỏ gọn, với kết cấu như “đường ruột” gồm một loạt các bình gas dài nhỏ gọn kết nối với nhau thành chuỗi. Đây là sản phẩm của công ty startup Volute tại San Francisco.
Video đang HOT
Hệ thống lưu trữ khí hydro hình “đường ruột” nhỏ gọn và đảm bảo an toàn.
6. Ắc quy sử dụng các cực bằng silicon
Thực tế cho thấy loại ắc quy truyền thống đã lỗi thời và kém hiệu quả. Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu nhưng tuổi thọ của ắc quy vẫn còn hạn chế, mật độ điện tích giảm dần trong dung dịch điện phân lỏng. Các kỹ sư vẫn tiếp tục nghiên cứu cải tiến ắc quy bằng cách thay cực bằng silicon để có thể hấp thụ nhiều hạt điện tích hơn, nhưng có hạn chế là do hấp thụ nhiều điện tích nên các cực này có hiện tượng phồng nên chưa được ứng dụng trên ô tô. Hiện nay các hãng xe gồm Nissan đang nghiên cứu phát triển loại hỗn hợp silicon bền hơn giúp tăng công suất lên 40% trong vòng 5-10 năm tới.
Nissan đang nghiên cứu phát triển loại hỗn hợp silicon bền hơn giúp tăng công suất lên 40% trong vòng 5-10 năm tới.
7. Sử dụng động cơ không có trục cam
Động cơ sử dụng trục cam truyền thống đã ra đời và tồn tại trong một thời gian dài cho đến nay. Tuy nhiên với nhu cầu tăng hiệu suất vận hành của xe, các kỹ sư đã nghiên cứu đã nghiên cứu ra loại động cơ không có trục cam mà sử dụng các cơ cấu điện tử, thủy lực khí nén để dẫn động xupap thay thế cho trục cam. Với công nghệ này các xupap có thể đóng mở linh hoạt, chính xác giúp cho động cơ vận hành hiệu quả, giảm tiêu hao năng lượng. Kết hợp động cơ không trục cam với hệ thống điện 48V sẽ nâng cao đáng kể hiệu suất xe, giảm kích cỡ động cơ và tiết kiệm nhiên liệu. Đến nay mới chỉ có hãng Lotus Engineering sản xuất loại động cơ này năm 1980 và hãng siêu xe Koenigsegg phiên bản FreeValve vào đầu năm 2016.
Kết hợp động cơ không trục cam với hệ thống điện 48V sẽ nâng cao đáng kể hiệu suất xe, giảm kích cỡ động cơ và tiết kiệm nhiên liệu .
8. Sử dụng máy phát tuabin nạp điện cho Ắc quy
Ắc quy điện là bộ phận không thể thiếu trong xu thế phát triển xe điện trong tương lai, tuy nhiên có một hạn chế đối với các loại xe tải điện cần năng lượng lớn, ắc quy sẽ cồng kềnh chiếm tải trọng lớn và mất nhiều thời gian sạc điện. Nhóm nhân viên của hãng Tesla có tên Wrightspeed đã phát minh ra một hệ thống động cơ hybrid cho xe tải lớn chứa đủ ắc quy chạy gần 30 dặm mỗi lần sạc kết hợp với một tuabin phát điện. Ưu thế của loại tuabin phát điện này là có thể chay với bất kỳ nhiên liệu dễ cháy nào và vận hành hiệu quả, sạc điện nhanh.
Kết cấu hệ thống ắc quy, máy phát tuabin gắn trên xe tải trọng lớn do nhóm Wrightspeed nghiên cứu chế tạo.
9. Sử dụng công nghệ siêu tăng áp điện
Hiện nay mới chỉ có mẫu xe Audi SQ7 TDI là chiếc xe tiên phong sử dụng bộ siêu tăng áp điện để năng cao hiệu suất của động cơ. Với công nghệ này, việc nạp nhiên liệu và không khí vào xi lanh sẽ được kiểm soát chính xác và hiệu quả hơn giúp nâng công suất động cơ lên đáng kể.
Mô hình bộ siêu tăng áp điện đang ứng dụng trên mẫu xe Audi SQ7 TDI.
10. Sử dụng ắc quy thể rắn cho xe điện
Ắc quy điện hóa tiếp tục là vấn đề lo ngại trong tiến trình phát triển dòng ô tô điện, bởi nó có các hạn chế như lưu trữ năng lượng điện thấp, tuổi thọ ngắn, khối lượng lớn. Mặc dù đã có nhiều cải tiến về ắc quy từ loại axit – chì sang loại niken hidrua kim loại và hiện nay là loại lithium-ion nhưng loại pin này vẫn còn nhiều hạn chế, trong đó là hạn chế về dung dịch điện phân nằm giữa các cực làm cho khối lượng của ăc quy tăng đáng kể và không an toàn. Do đó các kỹ sư đã nghiên cứu thay thế chất lỏng điện phân này bằng chất điện phân tinh thể ở thể rắn để khắc phục các hạn chế của ắc quy điện hóa cũ. Hiện nay các hãng như Sakti3, Samsung, google vẫn đang tiếp tục nghiên cứu để chế tạo ra loại ắc quy tốt hơn.
Ắc quy thể rắn sử dụng chất điện phân tinh thể giúp cho điện tích đi qua nhanh hơn và không làm giảm chất lượng.
11. Công nghệ cháy đồng đều do nén HCCI
Công nghệ tiết kiệm nhiên liệu, được gọi là HCCI (Homogeneous Charge Compression Ignition – Cháy đồng đều do nén), sử dụng một dạng cháy hiệu quả hơn rất nhiều so với phương pháp đánh lửa truyền thống. Dưới một số điều kiện, nó có thể giảm tiêu hao nhiên liệu đến 15%, theo Willam Green, giáo sư của khoa hóa kỹ thuật tại MIT. Nó cũng có hiệu suất tương tự như động cơ diesel, để nhiên liệu cháy thì phải nén hỗn hợp thay vì đánh lửa. Nhưng không giống các động cơ diesel, HCCI cho quá trình cháy hoàn hảo hơn và sạch hơn. Một hệ thống kết hợp HCCI với động cơ truyền thống có thể giúp giảm tiêu hao nhiên liệu trung bình khá nhiều dặm/gallon xăng.
Những nghiên cứu tại MIT cho thấy rằng động cơ HCCI có thể hoạt động với bất kỳ loại xăng nào, mà không cần tạo ra một loại nhiên liệu đặc biệt .
12. Tỷ số nén biến thiên
Khi động cơ cần đạt mômen xoắn cực đại thì cần thiết phải tăng tỷ số nén của động cơ, mặt khác khi động cơ đang chạy tải nhẹ mà tỷ số nén động cơ cao thì sẽ không hiệu quả. Vì vậy hiện nay một vài hãng đang nghiên cứu phát triển loại động cơ tỷ số nén biến thiên để nâng cao hiệu suất vận hành của xe, hiện nay chỉ có hãng Nissan đang đi tiên phong về công nghệ này. Các kỹ sư kỳ vọng việc kết hợp công nghệ tỷ số nén biến thiên kết hợp với động cơ không trục cam sẽ là bước tiến mới trong ngành công nghiệp xe hơi.
hãng Nissan đang đi tiên phong về công nghệ này .
Quang Thái
Theo Car and Driver
15 điều thú vị về Tesla
Một số thông tin thú vị dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Tesla Motors, hãng xe được mệnh danh là Apple của ngành công nghiệp ô tô. Dù mới xuất hiện trên thị trường nhưng Tesla đã có nhiều dấu ấn không phải hãng xe nào cũng làm được.
1. Tesla - chiếc xe hơi không bao giờ tắt máy
Nếu bạn đỗ Model 3 ở nơi nào đó chẳng hạn nó sẽ luôn ở chế độ "sleep" thay vì tắt hoàn toàn.
Mẫu Tesla Model 3 thực sự đã chứng tỏ được sức mạnh của mình khi nó không bao giờ tắt máy. Cơ chế hoạt động Model 3 giống với chế độ máy tính xách tay khi người dùng gấp chúng lại. Nghĩa là nếu bạn đỗ Model 3 ở nơi nào đó chẳng hạn nó sẽ luôn ở chế độ "sleep" thay vì tắt hoàn toàn.
2. Elon Musk không phải là "cha đẻ" của hãng Tesla
Dù chính ông từng tuyên bố là người đã tạo ra Tesla. Nhưng thực chất, Musk không phải là nhà sáng lập cũng như nhà thiết kế cho Tesla. Chính Martin Eberhard và Marc Tarpenning mới là "cha đẻ" của hãng ô tô này. Musk chỉ bắt đầu lãnh đạo Tesla vào năm 2004, một năm sau khi công ty được thành lập với chức danh Chủ tịch hội đồng quản trị quản lý các khoản đầu tư và hỗ trợ kế hoạch thiết kế.
3. Nguồn gốc cái tên Tesla xuất phát từ... Disneyland
Cái tên Tesla được Martin Eberhard nghĩ ra khi ông cùng vợ đi ăn tại một nhà hàng thuộc khu vui chơi Disneyland.
4. Giá của một chiếc Tesla là bao nhiêu?
Mẫu Tesla Model 3 có giá dễ thở nhất là 30.000 USD.
Với giá 30.000 USD (gần 667 triệu VNĐ) Model 3 ra mắt vào năm 2016, được xem là mẫu xe có mức giá "dễ thở" nhất cả so với những dòng xe khác của hãng như Tesla Model S có giá 108.000 USD (tương đương 2,4 tỷ VNĐ) hay Tesla Model X có giá 115.000 USD (gần 2,6 tỷ VNĐ).
5. Cơ chế tự nâng
Nhờ vào một hệ thống treo chủ động chiếc xe sẽ nhớ các con đường gồ ghề mà nó từng chạy qua trước đó. Mặc dù, nhiều người cho rằng xe đã được nâng thêm gần 1.3 inch (khoảng 3.3 cm) nhưng các mẫu Model S vẫn luôn nhớ và sẽ tự động nâng lên nếu bạn đi vào nơi có địa hình xấu.
6. Bạn có thể tự chế một chiếc Tesla Motors nếu đủ khả năng
Nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp này phát triển hơn nữa, vào năm 2014, toàn bộ bằng sáng chế được công khai, biến chúng trở thành nguồn mở miễn phí mà bất kỳ ai cũng có thể nghiên cứu và sử dụng.
7. Nếu bạn muốn mua 1 chiếc Tesla thì phải làm sao?
Bạn phải đặt hàng thông qua website hoặc phải mua trực tiếp từ Tesla Motors chứ không thể mua qua đại lý thông thường.
Bạn phải đặt hàng thông qua website hoặc phải mua trực tiếp từ Tesla Motors chứ không thể thông qua các đại lý thông thường được. Trong hầu hết các tiểu bang ở Mỹ, xe được bán thông qua đại lý nhượng quyền thương mại và không được bán trực tiếp. Phòng trưng bày là nơi bạn có thể hiểu rõ hơn về các dòng xe của Tesla nhưng chúng không có giá đi kèm cũng như không có hình thức lái thử.
8. Pin Tesla về cơ bản giống như Pin laptop
Tesla đã dùng pin Lithium-ion 18650 cho những xe của hãng. Loại pin này sử dụng không khác gì so với pin laptop. Mặc dù, với một chiếc ô tô sẽ cần có cả một dãy pin đi kèm, được nối lại với nhau để có thể thực hiện được nhiều nhiệm vụ phức tạp hơn.
9. Tạm biệt xăng, tạm biệt dầu!
Ô tô còn được sạc miễn phí tại bất kỳ trạm sạc điện nào thuộc Tesla.
Nhờ việc sử dụng xe ô tô điện người dùng sẽ tiết kiệm được một khoản kha khá cho việc mua nhiên liệu. Hơn nữa, ô tô còn được sạc miễn phí tại bất kỳ trạm sạc điện nào thuộc Tesla, với khoảng thời gian sạc ngắn ước chừng khoảng 20-30 phút.
10. Thời gian tăng tốc nhanh bằng các siêu xe
Chế độ tăng tốc của xe ô tô điện Tesla rất ấn tượng, chỉ mất 3 giây để đạt được từ 0 đên 60 mph. Nhờ vậy, nó có thể loại bỏ các hạn chế về động cơ cũng như giúp xe hoạt động hết công suất ngay lập tức.
11. Sắp có nhà sạc?
Xe ô tô điện chắc chắn không phải là điểm dừng cuối cùng của Tesla Motors. Sản phẩm pin dự trữ Powerwall, sáng tạo mới nhất của hãng, đã minh chứng cho điều đó. Đây vốn là một loại pin được sử dụng trong nhà như một nguồn năng lượng dự phòng, với hy vọng có thể nâng cao chất lượng hơn nữa cho nguồn năng lượng chính.
12. Bạn cần thay pin mới? Chuyện nhỏ như con thỏ!
Với giá 60 USD, bạn có thể đi tới bất kỳ trạm sạc điện (Supercharging stations) nào của Tesla để tiến hành "trao đổi pin" một cách dễ dàng và vô cùng nhanh chóng. Như mẫu xe Model S chẳng hạn, chỉ mất đúng 90 giây là đã hoàn thành việc thay pin, cũng như quay trở lại ngay sau đó khi pin của bạn được sạc đầy.
Xe ô tô điện chắc chắn không phải là điểm dừng cuối cùng của Tesla Motors.
13. Tesla Motors chỉ mới được thành lập hơn 10 năm
Dù được thành lập từ tháng 7.2003, nhưng công ty chỉ hoạt động ở chế độ ẩn danh. Và phải tới tháng 7.2006, cả thế giới mới biết đến tên tuổi của Tesla khi công bố chiếc xe đầu tiên của hãng, Roadster, một dòng xe điện hai chỗ ngồi, được bán với số lượng khá hạn chế (2500 chiếc) vào cuối năm 2008.
14. Tesla Motors có tổng giá trị bằng ba hãng xe hơi Nhật Bản cộng lại
Sau khi phiên bản Model 3 ra mắt đã giúp cổ phiếu Tesla tăng thêm 7% đẩy giá trị vốn hóa thị trường của hãng lên gần 30 tỷ USD. Trong khi đó Mitsubishi, một hãng xe hơi lâu đời tại Nhật chỉ đạt gần 26 tỷ USD, hay Fiat cũng chỉ đạt 10 tỷ USD tính đến thời điểm hiện tại.
15. Chỉ có 6 bộ phận trên Tesla Model S cần phải thay thế thường xuyên
Đó chính là 4 lốp xe và 2 cần gạt nước. Ngoài ra pin hay động cơ làm mát cũng được kiểm tra nhưng không nhiều so với các bộ phận trên.
Má phanh, vốn là phụ tùng thường xuyên phải kiểm tra cũng như cần phải thay thế thường xuyên. Nhưng chúng lại nằm ngoài danh sách kể trên đối với các mẫu Model S của Tesla. Với phần lớn việc giảm vận tốc hay dừng xe được thực hiện thông qua phanh tái tạo- chuyển động cơ điện vào một máy phát điện để sạc pin khiên cho miếng đệm phanh trên các xe của Tesla sử dụng được lâu hơn so với các dòng xe khác.
Nếu không có van, trục cam, que kết nối, trục khuỷu, bánh răng, khớp nối, hoặc bất kỳ sự phức tạp khác của một chiếc xe có động cơ và hộp số, thì xe điện gần như không phải sử dụng thêm bất kỳ dịch vụ nào!
Theo PV/Vnreview
Yamaha sắp tung ra bộ đôi xe điện mới Bộ đôi xe điện PED1 và PES1 mới của Yamaha dự kiến sẽ là giải pháp lý tưởng cho những vấn đề về giao thông và môi trường đô thị hiện nay. Vào năm 2013, Yamaha đã tuyên bố hãng xe này đang tiến hành đóng cặp xe máy điện có tên gọi là PED1 và PES1. Mới đây, đội thiết kế Team...