12 câu bố mẹ hay nói dễ khiến con tổn thương
Roi vọt có thể làm đau da thịt con trẻ nhưng lời nói của bố mẹ có thể làm chúng tổn thương tinh thần mãi mãi về sau.
Trong một phút nóng giận hay căng thẳng, chúng ta có xu hướng nói với con cái hay để chúng nghe được những lời thiếu suy nghĩ. Chỉ vài từ được nói ra đôi khi làm con sợ, khóc hay mất tự tin và tồi tệ hơn là có nguy cơ hủy hoại mối quan hệ giữa bố mẹ và con.
Dưới đây là một vài ví dụ về những điều bạn không bao giờ nên nói với con cái mình.
“Đưa đây, để mẹ/ bố làm”
Một điều thường thấy là người lớn muốn giành lấy phần việc trẻ nhỏ được giao làm như bài tập thực hành về nhà hay việc dọn phòng của bé, chỉ để đảm bảo chúng có kết quả tốt và hoàn thành nhanh. Nhưng như vậy trẻ nhỏ sẽ không bao giờ học được cách tự làm việc gì, kể cả vì bản thân chúng.
“Đừng khóc nữa”
Trẻ nhỏ cần cảm thấy an toàn khi thể hiện cảm xúc. Nói với con không được khóc ngụ ý rằng việc khóc là không tốt trong khi đó hoàn toàn là điều bình thường, đôi khi cần thiết.
(Ảnh minh họa).
“ Sao con không được như … nhỉ?”
Không có gì khiến một đứa trẻ cảm thấy khổ sở hơn là bị cho là kém cỏi hay hư đốn hơn bạn bè, anh chị em. Thay vì nói điều này, bạn nên cổ vũ cá tính và những mặt mạnh của con.
“Con chắc mình muốn ăn thứ đó không?”
Video đang HOT
Có nhiều cách tốt hơn để dạy con ăn uống đúng cách thay vì đưa ra lời câu hỏi mang tính cảnh báo, phán xét như vậy. Sự khác nhau giữa các vấn đề về cân nặng và cảm giác tự tin của trẻ với hình thể của mình có khi lại nằm chính trong ngôn từ bạn chọn để nói với con.
“Cứ chờ đến khi bố/ mẹ về … xử lý con”
Có hai điều sai trong câu nói trên. Một là, nó khiến cho trẻ hiểu rằng trẻ sẽ không bị trừng phạt ngay và điều đó có thể khiến trẻ tỏ ra ít vâng lời hơn. Thứ hai, nó ám chỉ rằng bạn không có chút khả năng kiểm soát nào trong tình huống này.
“Con có làm sao đâu”
Với chúng ta, một vết xước nhỏ thì chẳng có gì to tát, nhưng với một đứa trẻ, đó có thể là cảm giác đau đớn nhất trên đời. Hãy giúp trẻ xoa dịu cảm giác đau, tỏ ra thông cảm nhưng cũng không nên nghiêm trọng hóa vấn đề.
“Mẹ/ bố hứa”
Khi bạn thất hứa với một đứa trẻ, bạn đã tạo ra lỗ hổng của sự tin tưởng. Thay vào đó hãy nói “Mẹ/ bố sẽ cố gắng”.
“Mẹ/ bố con đúng là không biết gì”
Nếu bạn không muốn con mình gọi bạn bè là lũ ngốc, thì có lẽ bạn cũng không nên dung từ ấy. Không kể đến việc, lời nói này ngầm cho thấy rắc rối trong quan hệ giữa bạn và bạn đời.
“Không việc gì phải sợ”
Nói với con điều này chẳng giúp chúng bớt sợ đi được. Nên điều bạn nên làm là nói chuyện với con về nỗi sợ đó và giúp con vượt qua.
“Mẹ/ bố cũng ghét con”
Vào lúc nào đó, theo cách nào đó, con cái sẽ nói rằng chúng ghét bố mẹ mình. Nhưng thay vì hạ mình bằng vai phải vế với một đứa trẻ và nói rằng bạn cũng ghét chúng, hãy cho con biết rằng dẫu gì bạn vẫn cứ yêu chúng.
“Vì mẹ/ bố bảo thế”
Đây là một câu nói sai lầm kinh điển mà chúng ta cần phải vĩnh viễn bỏ qua. Khi yêu cầu con cái điều gì, bạn cần giải thích rõ ràng và hợp lý nếu không trẻ sẽ thấy có lý do gì phải dừng hành động hay thái độ được cho là sai trái của mình.
“Im ngay!”
Câu nói này đơn giản là quá thô lỗ và khiến người nghe cảm thấy vô cùng tổn thương.
Theo Ttvn
Mẹo nhỏ các mẹ đang chăm con mọn nên biết
Bạn đang sống trong tình trạng ngủ chập chờn, quần áo đầy mùi nôn trớ, phải cố gắng sắp xếp thời gian trong ngày để đi vệ sinh? Dưới đây là 5 "bí kíp" để khiến cho cuộc sống của một bà mẹ chăm con mọn dễ thở hơn.
Cuộc sống mới với một em bé sơ sinh là một trải nghiệm thật tuyệt vời nhưng cũng đầy thách thức, đặc biệt đối với những ai lần đầu được làm bố, làm mẹ và đang bỡ ngỡ rất nhiều trong việc chăm con.
1. Sử dụng túi ngủ
Bạn không thể biết được liệu em bé của mình có đạp chăn ra không hay có bị hở tay, hở chân lúc ngủ đêm hay không? Bạn hãy chọn một chiếc túi ngủ, nó sẽ giúp bé nhà bạn ấm áp vào ban đêm và bạn cũng sẽ có một giấc ngủ ngon vì không phải thấp thỏm tỉnh dậy để đắp chăn cho con.
2. Địu cho trẻ sơ sinh
Khi bạn cần đi ra ngoài với em bé của mình, bạn sẽ thấy thật sự mệt mỏi với đủ thứ đồ lỉnh kỉnh như: ví tiền, bỉm, sữa, tất cả những thứ bạn cần phải mua thêm. Có thể bạn sẽ phải địu em bé suốt quãng đường, tuy nhiên bạn sẽ được giải phóng tay/ vai một chút và chỉ cần đeo thêm một chiếc balo sau lưng. Nhiều mẹ đang sử dụng nó và cảm thấy rất tiện dụng đặc biệt là khi đi ra ngoài với một bé cần phải bế và một nhóc khoảng 2 tuổi rưỡi lúc nào cũng chạy nhảy lung tung.
3. Để việc thay bỉm ban đêm một cách dễ dàng hơn
Không có việc gì khó chịu hơn việc phải cài một đống cúc áo bé xíu trên bộ đồ ngủ của em bé sau khi thay bỉm ban đêm. Vì thế, các mẹ hãy bỏ qua những bộ quần áo nhiều khuy mà thay vào đó chỉ mua các bộ có khoá kéo. Những chiếc quần, túi ngủ có khoá kéo rất tiện dụng bởi vì bạn không phải mất quá nhiều công sức và thời gian cho việc cài cúc.
4. Dùng nôi điện để giúp bé trở lại giấc ngủ
Sau khi bạn đã làm những việc cần thiết như thay tã, cho bé ăn, vỗ ợ hơi cho bé và bạn vẫn phải rung, bế bé trên tay rất lâu đê bé ngủ lại, đến mức bạn cảm tưởng tay của mình sắp bị rời ra thì đây là giải pháp: một chiếc nôi điện. Những rung lắc nhẹ nhàng cùng với ánh sáng dịu đã thực sự giúp bé đi vào giấc ngủ tốt hơn sau khi đã được mẹ thay bỉm, cho ăn...
5. Giúp bé nằm sấp mà không thấy khó chịu
Liệu pháp nằm sấp (tummy time) giúp bé phát triển cổ, vai, các cơ bắp và đặc biệt ngăn ngừa hội chứng đầu phẳng ở trẻ sơ sinh. Nhưng có nhiều bé lại không thích khoảng thời gian "tummy time". Hãy thử đặt bé lên một chiếc gối cho con bú (nursing pillow) khi bé phải nằm sấp, như thế bé sẽ cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều đấy.
Các mẹ nên nhớ rằng các bé đều khác nhau và những "bí kíp" trên đây không phải nhất thiết áp dụng cho tất cả nhưng chúng thực sự hiệu quả đối với một số trẻ. Và các bạn yên tâm, cuối cùng thì bọn trẻ cũng sẽ ngủ hết đêm, mùi nôn trớ cũng sẽ được gột rửa sạch sẽ và bạn cũng sẽ có thời gian để đi vệ sinh. Tin hay không thì chắc chắn là bạn sẽ rất nhớ những khoảng thời gian khi bé mới chào đời này trong một vòng một vài năm nữa đấy!
Theo Ttvn
5 biểu hiện xác định độ thông minh của trẻ sơ sinh Muốn biết não bộ của bé có phát triển nhanh và tương lai thông minh hay không, mẹ có thể quan sát những biểu hiện này. Sinh ra một em bé thông minh luôn là niềm ao ước của rất nhiều bà mẹ. Nhiều người cho rằng con cứ nhanh biết đi, nhanh biết nói hơn các em bé cùng trang lứa tức...