12 cách vệ sinh loa iPhone chuẩn tại nhà và những lưu ý phải biết
Cách vệ sinh loa iPhone đúng cách mà không ảnh hưởng tới chất lượng âm thanh? Hãy cùng tìm hiểu ngay nhé.
Màng loa trên iPhone là một bộ phận không chỉ dễ bám bẩn mà còn rất khó vệ sinh. Điều này ảnh hưởng đáng kể tới trải nghiệm âm thanh của loa và cực kỳ mất vệ sinh. Vậy đâu là cách vệ sinh loa iPhone hiệu quả nhất? Tất cả đều sẽ được hướng dẫn cụ thể qua bài viết dưới đây.
1. Điều nên làm trước khi vệ sinh loa iPhone
Trước khi làm sạch loa, các bạn nên vệ sinh qua phần mặt trước và sau của iPhone bằng theo các cách sau:
- Sử dụng vải da cừu (loại chuyên vệ sinh ống kính máy ảnh)
Làm miếng vải da cừu ẩm rồi nhẹ nhàng lau lên phần bề mặt 2 bên của iPhone. Trước khi lau nên thổi sạch cát, bụi để khi lau không bị kẹt lại trên khăn lau rồi tiếp tục làm xước điện thoại.
- Sử dụng cồn isopropyl 70%
Cồn 70 độ có khả năng khử khuẩn cao lại không nhanh bay hơi và dễ cháy như cồn 90 độ. Các bạn có thể sử dụng vải mềm thấm một chút cồn 70 độ và vệ sinh các bề mặt rồi để máy ở nơi thông thoáng để cồn có thể bay hơi dễ dàng.
2. Tổng hợp các cách vệ sinh loa iPhone tại nhà
2.1. Cách vệ sinh loa iPhone bằng bàn chải đánh răng
Chuẩn bị: Bàn chải đánh răng có phần lông mềm, không nên cứng quá. Trước khi thực hiện, cần phải đảm bảo bàn chải khô ráo hoàn toàn.
Cách thực hiện: Tiến hành chải màng lọc loa về một phía. Các bạn nên cầm điện thoại sao cho phần loa đang vệ sinh dựng đứng để bụi bẩn không chui ngược trở lại màng loa. Sau khi mọi cặn bẩn đã dồn về một phía, dùng bàn chải để chải ngược ra cho tới khi các cặn bẩn này rơi ra ngoài. Khi chải, các bạn cũng có thể kết hợp với việc thổi hơi từ miệng để những cặn bẩn nhỏ bay ra ngoài, nhưng cần tránh để bụi bẩn bay sâu hơn.
2.2. Cách vệ sinh loa iPhone bằng tăm đầu nhọn
Chuẩn bị: Một vài que tăm có đầu nhọn
Thực hiện: Đầu nhọn của tăm thực chất là để dễ vệ sinh tại các vùng nhỏ hẹp trong loa của iPhone. Các bạn có thể sử dụng đầu nhọn của tăm kết hợp với bàn chải để đưa bụi ở các lỗ nhỏ ra ngoài dễ hơn.
Lưu ý: Không được ấn quá mạnh để tránh làm thủng màng loa bên trong.
2.3. Vệ sinh loa iPhone bằng băng dính
Chuẩn bị: Một cuộn băng dính cỡ nhỏ, có độ bám dính vừa phải
Video đang HOT
Thực hiện: Các bạn hãy cuộn băng dính lại thành hình trụ nhỏ, để thừa một chút phần băng có keo dính ra bên ngoài. Sau đó nhẹ nhàng dùng phần băng dính có keo để dính bụi của loa. Lượng keo trên phần thừa ra đó sẽ đủ dính những mảnh bụi nhỏ mà không để lại keo thừa trên màng loa.
Lưu ý: Tránh những loại băng dính kỹ thuật có độ bám dính quá cao.
2.4. Cách vệ sinh loa iPhone bằng cọ vẽ
Chuẩn bị: Một chiếc cọ vẽ đầu nhỏ. Nếu không có sẵn, các bạn có thể mua tại các cửa hàng văn phòng phẩm, sơn, họa cụ,…
Thực hiện: Nhẹ nhàng vuốt cọ từ trên xuống dưới sao cho vuông góc với bề ngang của loa. Không nên di chuyển theo chiều dọc bởi vì lông cọ có thể bị gãy và kẹt lại. Đối với những vòng tròn nhỏ bên loa dưới, các bạn chỉ cần đưa bàn chải vào các lỗ loa và xoay theo hình tròn.
2.5. Cách vệ sinh loa iPhone bằng cồn và bông gòn
Chuẩn bị: Bông gòn dùng để ngoáy tai, cồn 70 độ
Thực hiện:
- Bước 1: Tắt nguồn thiết bị hoặc khóa máy để tránh những sự cố không đáng có khi chạm vào ứng dụng.
- Bước 2: Dùng bông gòn để lau sạch loa.
- Bước 3: Sau khi đã chà qua màng loa bằng bông gòn, các bạn có thể thổi bay các bụi bẩn nhỏ ra. Nếu sử dụng bóng thổi thì càng tốt.
- Bước 4: Nhúng qua đầu bông gòn với cồn 70 độ để lau sạch các bụi bẩn còn bám trên dải loa. Sau khi lau sạch bằng cồn, hãy để máy ra chỗ thông thoáng, tránh nhiệt độ cao cho tới khi cồn bay hơi hoàn toàn.
Lưu ý: Các bạn có thể sử dụng cách vệ sinh loa iPhone bằng nước xịt kính với bông gòn nếu như không có cồn nhé.
2.6. Vệ sinh loa iPhone bằng bình xịt khí
Chuẩn bị: Bình xịt khí loại nhỏ có bán tại các cửa hàng tiện lợi, cửa hàng phụ kiện máy tính,…
Thực hiện: Xịt vào góc loa một lực vừa đủ sẽ khiến cho bụi bẩn bay ra ngoài, tránh xịt quá mạnh làm cho bụi bẩn bị kẹt sâu hơn vào màng loa.
2.7. Dùng âm thanh vệ sinh loa điện thoại
Trong một năm trở lại đây, nhiều người truyền tai nhau cách dùng nhạc làm sạch loa iPhone. Đây là cách khá mới mẻ, đỡ tốn nhiều sức nhất nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả. Cách này liệu có thật sự “thần thánh” như nhiều người nghĩ không?
Chúng ta cùng thử ngay nào.
Bước 1: Các bạn truy cập vào đường link sau:
Âm thanh vệ sinh loa iPhone
Bước 2: Sau khi truy cập vào đường link thành công, các bạn điều chỉnh âm lượng lên hết cỡ rồi tự kiểm chứng nhé.
Trên lý thuyết thì với tần số cao trên âm thanh này có thể làm cho màng loa rung động và đẩy những hạt bụi ra ngoài. Tuy nhiên, đối với những tảng bụi lâu ngày sẽ bám dính rất chặt trên màng loa. Chưa kể những hạt bụi này cũng có hiện tượng tĩnh điện sau thời gian dài sử dụng sẽ bị hút chặt lên màng loa khi trong loa cũng có nam châm.
Do đó, về lý thuyết thì tần số rung của những âm thanh này chỉ đủ đẩy những cặn bẩn nhỏ không đáng kể. Các bạn chỉ nên dùng cách này đối với màng loa có bụi bẩn nhỏ nhé.
2. Những lưu ý khi vệ sinh loa iPhone
- Không sử dụng chất tẩy rửa vì chất tẩy rửa có chứa nhiều hóa chất mạnh làm tróc sơn, hỏng iPhone nếu nước tẩy vô tình loang tới nơi không mong muốn.
- Đối với các dòng iPhone chưa có chống nước (iPhone 6s trở về trước) cần đặc biệt lưu ý khi vệ sinh tránh để nước tràn vào cách khe loa hay lỗ jack cắm.
- Không cắm các thiết bị kết nối cho tới khi cổng kết nối khô ráo hoàn toàn.
3. Các câu hỏi về cách vệ sinh loa iPhone
3.1. Vệ sinh loa iPhone có làm ảnh hưởng đến âm thanh không?
Điều này xảy ra 2 trường hợp:
- Nếu bạn vệ sinh màng loa đúng cách, các kẽ loa được thông thoáng sẽ làm cho âm thanh được phát ra to và rõ ràng hơn.
- Nếu bạn vệ sinh không đúng cách như vô tình chọc thủng hay để cồn tràn vào màng loa sẽ khiến cho loa bị hư tổn, ảnh hưởng tới chất âm và độ bền của máy.
3.2. Có nên vệ sinh jack cắm tai nghe 3.5mm
Đối với những dòng iPhone từ thế hệ 6s trở về trước vẫn được Apple trang bị jack cắm tai nghe 3.5mm. Việc vệ sinh hay không vệ sinh cũng không có nhiều ảnh hưởng tới âm thanh truyền ra từ tai nghe/loa. Phần bụi bẩn ở khu vực này ít hơn và không dễ lộ như phần màng loa.
Nếu bạn muốn vệ sinh bộ phận này thì chỉ cần dùng tới bông ngoáy tai và một chút cồn là được.
3.3. Cách vệ sinh loa iPhone bằng đất sét có hiệu quả không?
Có một số bài hướng dẫn sử dụng đất sét vo viên để vệ sinh bụi bẩn. Tuy nhiên, qua thử nghiệm thì cách này hiệu quả không cao. Đất sét có độ bám dính không chắc như băng dính. Chưa kể trong quá trình thực hiện, đất sét có thể bị rời ra và kẹt lại trong lỗ loa.
3.4. Tại sao loa trên iPhone của tôi vẫn rè mặc dù đã vệ sinh bằng cách trên?
Trong trường hợp các bạn đã sử dụng tất cả cách trên mà loa vẫn có hiện tượng rè thì rất có thể màng loa iPhone của bạn đã bị hỏng. Các bạn nên liên hệ dịch vụ sửa chữa điện thoại để được hỗ trợ nhé.
Trên đây là những cách vệ sinh loa iPhone tại nhà đơn giản mà hiệu quả nhất mà ai cũng có thể làm được. Hãy chăm sóc định kỳ cho chiếc smartphone của mình để mang lại trải nghiệm sử dụng tốt nhất nhé.
Đồ vật tưởng sạch nhất ai cũng cho vào miệng lại có thể bẩn như toilet vì lý do này
Bàn chải đánh răng là món đồ không thể thiếu trong các gia đình và được sử dụng thường xuyên. Mặc dù là dụng cụ vệ sinh răng miệng nhưng bàn chải cũng có thể là một ổ chứa vi khuẩn nếu dùng không đúng cách.
Theo các nhà nghiên cứu tại Đại học Manchester ở Anh, bàn chải đánh răng của bạn là nơi cư trú của hơn 100 triệu vi khuẩn bao gồm cả vi khuẩn E. coli và tụ cầu (Staph). Nghiên cứu khác của Đại học Alabama ở Birmingham (Anh) đã phát hiện ra rằng vi trùng trong phân cũng có trên bàn chải đánh răng của bạn.
Dưới đây là những sự thật xấu xí về chiếc bàn chải đánh răng và đó cũng là lý do tại sao nó lại có thể chứa nhiều vi khuẩn đến như vậy.
Những sự thật xấu xí về bàn chải đánh răng
Bàn chải đánh răng có thể làm bạn bị bệnh
Tiến sĩ, giáo sư nha khoa và bệnh học R. Thomas Glass tại Trung tâm Khoa học Sức khỏe Đại học Bang Oklahoma, cho biết đánh răng thực sự có thể đẩy vi trùng xuống dưới nướu răng của bạn.
Hầu hết những vi trùng này đã tồn tại trong miệng của bạn nên bạn có thể sẽ không bị bệnh từ chúng. Tuy nhiên, nếu người khác sử dụng bàn chải đánh răng của bạn (hoặc bạn sử dụng bàn chải của người khác), vi trùng có thể lây lan và gây bệnh.
Do đó, việc vệ sinh và bảo quản bàn chải đánh răng đúng cách, tránh dùng chung có thể giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng do vi khuẩn.
Bàn chải đánh răng có thể nhiễm vi khuẩn từ bồn cầu
Trong hầu hết nhà vệ sinh của các gia đình, bồn cầu khá gần với bồn rửa, và nhiều người đều đặt bàn chải đánh răng trên bồn rửa.
Do đó, khi bạn đi vệ sinh xong và xả nước bồn cầu, vi khuẩn có thể bay vào không khí và hạ cánh vào bàn chải đánh răng. Vì vậy, bàn chải đánh răng cần để càng xa bồn cầu càng tốt, và đậy nắp bồn cầu khi xả nước để giảm nguy cơ vi khuẩn lây lan ra không khí.
Dụng cụ để bàn chải đánh răng cũng không hề sạch
Dụng cụ để bàn chải đánh răng cũng có thể nhiễm vi khuẩn lây lan khi xả bồn cầu. Hộp đựng bàn chải đánh răng là nơi cư trú của các loại vi khuẩn, Tổ chức Vệ sinh Quốc gia Mỹ phát hiện hộp đựng bàn chải đánh răng là đồ gia dụng đứng thứ ba về lượng vi khuẩn, chỉ đứng sau miếng rửa bát bọt biển và bồn rửa bát. Vì vậy, chúng ta phải vệ sinh và khử trùng hộp đựng bàn chải đánh răng thường xuyên.
Làm thế nào để giữ bàn chải sạch sẽ?
Sau khi bạn đã di chuyển bàn chải đánh răng của mình càng xa bồn cầu càng tốt và làm sạch hộp đựng bàn chải, đây là một số mẹo bảo quản để giữ cho món đồ quen thuộc này ít vi trùng nhất có thể:
1. Sau khi sử dụng, rửa sạch bàn chải đánh răng bằng nước máy.
2. Giữ bàn chải đánh răng khô ráo, không sử dụng nắp đậy bàn chải đánh răng vì sẽ tạo ra môi trường ẩm ướt và khép kín cho vi khuẩn sinh sản.
3. Đặt bàn chải đánh răng thẳng đứng, không nằm nghiêng.
4. Không sử dụng bàn chải đánh răng của người khác.
5. Để riêng bàn chải đánh răng và không chạm vào bàn chải đánh răng của người khác.
Bao lâu nên thay bàn chải đánh răng?
Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ khuyến cáo nên thay bàn chải đánh răng từ ba đến bốn tháng một lần, nếu lông bàn chải bị mòn, có bệnh lý răng miệng, hệ miễn dịch bị suy giảm,... thì nên thay bàn chải thường xuyên. Tần suất thay đầu của bàn chải đánh răng điện cũng giống như bàn chải đánh răng thông thường, tần suất thay thế của bàn chải đánh răng trẻ em cao hơn người lớn.
Các chuyên gia khuyên rằng để giảm nguy cơ nhiễm vi khuẩn, bạn có thể súc miệng bằng nước súc miệng trước khi đánh răng, loại bỏ vi khuẩn trước khi chạm vào bàn chải đánh răng.
Có 6 món đồ này trong nhà, bạn thực sự là một người khôn ngoan và chín chắn Một ngôi nhà và những vật dụng trong đó nhiều khi cũng nói lên không ít điều về chủ nhân của nó. Một ngôi nhà và những vật dụng trong đó nhiều khi cũng nói lên không ít điều về chủ nhân của nó. Nếu trong không gian sống của bạn có 6 món đồ sau đây, cho thấy bạn là một chủ...