12 cá thể gấu nuôi nhốt chết trong 2 tháng
12 cá thể gấu được nuôi nhốt tại 3 trang trại ở TP Hạ Long, Quảng Ninh đã chết trong vòng 2 tháng qua. Rất nhiều cá thể gấu nuôi nhốt khác đang trong tình trạng suy dinh dưỡng, bị bỏ đói, có nhiều vết thương trên cơ thể…
Sau khi phối hợp với Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Ninh thực hiện đánh giá sức khỏe sơ bộ gấu tại 3 trang trại nuôi nhốt gấu tại TP Hạ Long, Tổ chức Động vật Châu Á vừa cho biết, chỉ trong vòng 2 tháng qua đã có 12 cá thể gấu chết, trong đó có 4 cá thể gấu chết trong cùng một ngày, tại cùng một trang trại.
Tổ chức Động vật Châu Á cho rằng rất nhiều cá thể gấu đang được nuôi nhốt ở Quảng Ninh trong trình trạng suy dinh dưỡng nghiêm trọng, trên mình đầy vết thương…
“Những cá thể gấu còn lại có nhiều vết thương trên cơ thể, bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng và đang bị bỏ đói, đó là thực trạng đáng báo động tại các trại nuôi gấu tư nhân ở Quảng Ninh. Tiều tụy, mất chi, đói khát, trên mình đầy những vết thương hở, trán trụi lông, đầu lắc liên tục và cọ vào thành lồng một cách buồn chán là những cảnh tượng đau lòng mà các bác sĩ, chuyên gia thú y của Tổ chức Động vật Châu Á cùng đoàn công tác chuyên trách của tỉnh Quảng Ninh chứng kiến khi đến thăm khám lâm sàng tại ba trại gấu trên địa bàn TP Hạ Long, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh” – thông cáo báo chí của Tổ chức Động vật Châu Á nêu rõ.
Theo tổ chức này, hầu hết 49 cá thể gấu đã được tiến hành khám vào tháng 11/2014 đều suy dinh dưỡng ở cấp độ nặng. Gấu bị suy kiệt về sức khỏe và toàn bộ 100% bị sừng hóa ở lòng bàn chân, bàn tay do chúng hoàn toàn bị nhốt trong các chuồng có sàn là các thanh sắt. Đa số gấu có vết thương trên cơ thể (chiếm 77%), nhưng không được chữa trị, một số vết thương đã biến chứng viêm chảy mủ, nhiễm trùng nặng. Hơn một nửa số gấu (58%) bị căng thẳng hoặc bất ổn về thần kinh, có biểu hiện lặp đi lặp lại, hoặc đánh nhau với gấu ở chuồng bên cạnh.
Tổ chức Động vật Châu Á đã gửi 3 công văn báo cáo sự việc này tới Cục Kiểm Lâm – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kiến nghị sớm có các biện pháp xử lý kịp thời thu hồi số gấu nói trên, đưa về Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam để chăm sóc, chữa trị.
Ngoài ra, khảo sát trên website của tổ chức này (http://w ww.animalsasia.cc/savehalongbears/) đến chiều 21/1 đã có hơn 71.000 người ký thư góp tiếng nói, khẩn thiết kêu gọi Chính phủ vào cuộc để sớm có các hành động cứu hộ những cá thể gấu đang trong tình trạng vô cùng nguy cấp này.
Thế Kha
Video đang HOT
Theo Dantri
"Vua diệt chuột" và sáng kiến độc nhất vô nhị
Việt Nam có bao nhiêu loài chuột, ông đều biết hết, thậm chí ông còn nuôi chúng trong nhà để nghiên cứu kỹ lưỡng tập tính, hình dáng của từng loài chuột. Đêm đêm hay mờ sáng, là giờ chuột hoạt động, ông lại lọ mọ ra đồng "theo dõi" đường đi nước bước của chúng. Người ta bảo ông gàn dở, ông cũng kệ. Và sau gần chục năm nghiên cứu, ông đã phát minh ra một loại bẫy chuột đặc biệt không cần mồi, khiến báo nước ngoài cũng "ngả mũ" kính phục.
Với biệt danh là "Vua diệt chuột", ông Trần Quang Thiều, trú tại Văn Bình, Thường Tín, Hà Nội đã được Hãng tin AFP của Pháp ca ngợi là người có công giúp người nông dân Việt Nam tiêu diệt mối đe dọa với mùa vụ của họ.
Tờ Straits Times cũng ca ngợi ông là "Vua diệt chuột". Trong cuộc trả lời phỏng vấn với Hãng tin AFP được tờ Straits Times của Singapore đăng tải lại ngày 19/12/2014, ông Thiều nói rằng rất khó bẫy được chuột vì chúng thông minh, di chuyển rất nhanh. Nhưng trong năm 1998, ông Thiều đã tạo ra một bước đột phá khi sáng tạo ra loại bẫy chuột rất đơn giản, nhưng lại hiệu quả hơn rất nhiều so với những phương pháp bắt chuột khác. Loại bẫy này không cần mồi và hoạt động nhờ một chiếc lò xo rất mạnh.
Nhờ loại bẫy này, ông đã tiêu diệt được hàng triệu con chuột. Ông đã phải huy động toàn bộ gia đình tham gia điều hành 5 công ty chuyên cung cấp bẫy chuột. Khoảng 30 triệu chiếc bẫy đặc biệt của ông đã được bán ra. Danh tiếng của nó không chỉ dừng lại ở Việt Nam mà còn lan sang cả các nước láng giềng như Trung Quốc và Campuchia. Không một tỉnh nào ở Việt Nam là ông không đặt chân đến, đặc biệt mới đây, ông còn được Bộ Quốc phòng Campuchia mời sang diệt chuột, hướng dẫn cho nhân dân cách bảo vệ tài sản gia đình, xã hội.
Thành quả mà ông Thiều đạt được trong một lần diệt chuột.
Có được sự thành công như ngày hôm nay, ông Thiều đã phải mất bao nhiêu công sức trong gần chục năm để nghiên cứu về loài chuột. Vốn chỉ là một người nông dân chân lấm tay bùn, sau khi đi bộ đội về, ông Thiều được tín nhiệm bầu làm trưởng thôn, quanh năm chỉ biết cấy cày, làm việc đồng ruộng. Nhưng vì bị đại dịch chuột hoành hành mà ruộng vườn nhà ông và người dân Văn Bình nhiều lần bị phá tan hoang, năng suất lúa, hoa màu năm nào cũng thấp kém. Mọi phương pháp đặt mồi dính, bẫy lồng, bả chuột... đều không ăn thua, ông liền nảy ra ý định tạo một loại bẫy đặc biệt đặt phát nào trúng phát ấy, nhưng để tạo ra được loại bẫy như thế thì việc quan trọng là phải nghiên cứu kỹ tập tính của loài chuột.
Ông phát hiện loài chuột hoạt động mạnh nhất là vào tầm 8 - 9h tối và 3 - 5h sáng, và thế là hằng ngày, cứ vào tầm giờ ấy, ông Thiều lại lọ mọ ra ruộng, vườn để theo dõi từng đường đi, hướng chạy của chuột. Nhiều người còn bảo ông gàn dở, vì tự nhiên đêm đến ra đồng ngồi chỉ để... ngắm chuột. Vợ con khuyên can thế nào ông cũng chẳng nghe.
Các nhà khoa học thường nuôi chuột trong lồng kính để làm vật thí nghiệm, thì ông cũng nuôi chuột ở nhà để nghiên cứu tập tính của chúng. Ở Việt Nam có 43 loài chuột thì ông nắm được hết, loài nào đuôi ngắn hơn thân, loại nào đuôi dài hơn thân, loại nào không đuôi..., tốc độ di chuyển thế nào, tập tính thế nào ông đều kể vanh vách. Thậm chí ông còn thực hiện nhiều công đoạn thí nghiệm rất đặc biệt như nhổ lông mõm, cắt đuôi, chọc mù mắt, cho chuột nhịn ăn... để tìm đường đi, tốc độ đi của chuột, cho chuột giao phối để ước tính một năm loài chuột sinh sản được bao nhiêu.
Ông Thiều chụp ảnh cùng Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Campuchia trong chuyến sang Campuchia diệt chuột.
Đã có thời kì, ông bị người dân xung quanh kiện vì nuôi quá nhiều chuột trong nhà, nhưng ông vẫn kiên trì với những thí nghiệm có một không hai này. Nhờ đó, ông phát hiện ra rất nhiều điều thú vị về loài chuột, rằng chuột chỉ hoạt động trong những thời điểm và thời kỳ nhất định. Nếu vào thời kỳ mài răng, hay thời kỳ phát dục, chuột không ăn mồi thì dù có đặt bẫy thế nào cũng không bao giờ dính.
Tốc độ di chuyển của loài chuột rất nhanh, có loài 2m/s, có loài 2,7m/s, nếu đặt bẫy thông thường thì chuột có thể đi qua bẫy mà không bị sập. Muốn bắt được chuột thì bẫy phải có tốc độ sập nhanh hơn tốc độ đi của chuột. Từ đó ông đã sáng tạo ra loại bẫy bán nguyệt làm bằng thép, kích thước nhỏ, có chốt an toàn, có quả đối trọng bằng xốp ở giữa, lò xo khoẻ, chỉ chạm nhẹ là cũng sập bẫy. Ông còn lên tận Viện Vật lý để đo tốc độ sập của bẫy, khi chắc chắn tốc độ sập nhanh hơn tốc độ đi của chuột, ông mới yên tâm "nhân bản" lên nhiều chiếc bẫy khác.
Ông Thiều chia sẻ: "Quan trọng người đặt bẫy phải nắm được đường đi và thời gian hoạt động của chuột. Đường đi của chuột ngoài đồng sẽ khác với trong nhà, trên dây, trên cây... Chỉ cần đặt đúng vào đường đi của nó thì dù không cần mồi vẫn có thể bắt được chuột, thậm chí còn bắt được cả rắn".
Ông Trần Quang Thiều trong lễ tôn vinh Doanh nhân văn hóa.
Vốn tiếp xúc nhiều với loài chuột, nên việc bị nhiễm bệnh từ chuột là không thể tránh khỏi, nhưng nhờ những nghiên cứu tỉ mỉ về loài chuột mà ông Thiều còn biết cách chữa bệnh rất hiệu quả. Bệnh gì mắc từ loài chuột nào, dùng thuốc hay chỉ dùng lá cây để đặc trị, ông đều nắm rõ.
Hơn 10 năm qua, với chiếc bẫy chuột đặc biệt mà ông sáng chế ra và đã đoạt giải thưởng sáng tạo kỹ thuật Vifotec, người nông dân Trần Quang Thiều đã đi khắp Bắc-Nam, đồng bằng, miền núi để giúp đỡ bà con nông dân. Số chuột ông diệt được đã lên tới 30 triệu con. Dù năm 1998 sáng tạo ra bẫy diệt chuột, nhưng phải đến năm 2006, ông Thiều mới tự tin mở công ty chuyên diệt chuột giúp người dân.
Bẫy chuột của ông là sản phẩm độc quyền sáng chế, giải pháp hữu ích, là hàng Việt Nam chất lượng quốc tế rẻ nhất, hiệu quả nhất, tiện dụng trên mọi địa hình, an toàn khi sử dụng. Những năm qua, ông đã được nhận nhiều Bằng khen, giải thưởng cao quý như Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ, Cúp vàng Bàn tay vàng, Cúp vàng Vì sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam, giải nhất Sáng tạo khoa học kỹ thuật Việt Nam Vifotec...
Giờ đây dù đã hơn 60 tuổi, mặc dù là giám đốc một công ty lớn, các con trong nhà đều đã có công ty diệt chuột riêng, nhưng ông vẫn lặn lội khắp trong Nam ngoài Bắc, bởi bà con nông dân chỉ tin tưởng khi đích thân ông là người hướng dẫn. Dù chẳng qua một trường lớp đào tạo nào, giáo án giảng dạy chỉ là những sơ đồ, những kinh nghiệm đúc kết qua quá trình thực tế ông viết ra, nhưng hiệu quả thực tế lại rất cao. Ông tâm sự: "Quan trọng là mình nói ít, làm nhiều, bao giờ cũng thực hành trước, rồi mới giảng lý thuyết sau nên được bà con tín nhiệm".
Giáo án giảng dạy của ông Thiều là những sơ đồ vẽ bằng tay như thế này.
Khi chúng tôi tìm đến nhà, ông Thiều vừa trở về sau một chuyến diệt chuột ở Nghệ An. Trong lúc trò chuyện với chúng tôi, điện thoại đặt hàng rồi mời ông đến diệt chuột liên tục vang lên. Ông bảo, ngày mai ông lại tiếp tục lên đường vào Vinh vì có dự án mới. Nhiều địa phương, khi ông được mời đến theo chương trình của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của các tỉnh giúp người dân diệt chuột, ban đầu họ tỏ ra nghi ngờ. Ông nhớ có lần đến Quảng Trị, trong buổi hướng dẫn bà con, một người nông dân đứng lên chỉ trích rất gay gắt, rằng họ bị lừa quá nhiều rồi. Nhiều công ty diệt chuột về quảng cáo, tuyên truyền nhưng cuối cùng chỉ lấy tiền của người dân mà chuột thì vẫn nhan nhản. Ông không thanh minh, cũng chẳng giải thích nhiều, chỉ hẹn người này đêm tối và gần sáng đi đặt thử 30 chiếc bẫy cùng ông. Nếu không diệt được chuột, công ty ông sẽ không lấy tiền.
Vì sợ người công ty ông bắt chuột đem bỏ vào bẫy để lừa bà con, nên người này đã thức cả đêm canh chừng. Sáng hôm sau, cả 30 cái bẫy đều dính chuột, chưa kể còn bắt thêm được 17 con nữa. Ngày hôm ấy, hội trường huyện chật kín, người kéo đến đông nghịt, lớp học bẫy chuột phải chuyển ra ngoài sân mới có đủ chỗ ngồi. Chính người nông dân kia đã đứng lên xin lỗi ông Thiều và trở thành người truyền đạt kinh nghiệm bẫy chuột từ ông Thiều cho những người khác.
Chiếc bẫy chuột của ông Thiều có giá thành rẻ, phù hợp với túi tiền của người nông dân, mà hiệu quả rất cao. Đặc biệt, cách làm thực hành trước, lý thuyết sau, diệt chuột xong mới lấy tiền công, cho người nông dân mua chịu bẫy 1-2 năm, được mùa vụ mới trả tiền, đã thực sự tạo được uy tín, niềm tin đối với người dân. Hiện tại, ông Thiều đã giảng dạy cho gần 8.000 lớp học tập huấn, hướng dẫn bà con bằng chính những kinh nghiệm bao năm lăn lộn với ruộng đồng, với những công trình khoa học nghiên cứu về loài chuột đậm chất nông dân của mình.
Theo Phong Trâm
Cảnh sát toàn cầu/Công an Nhân dân
Chấm dứt tình trạng 1 con gà "cõng" 14 loại phí Trước phản ánh một con gà đang phải "cõng" 14 loại phí, đẩy giá bán sản phẩm khi đến tay người tiêu dùng, Bộ trưởng Bộ NN và PTNT Cao Đức Phát đã yêu cầu các đơn vị liên quan có biện pháp để chấm dứt tình trạng bất hợp lý như vậy. Tại buổi buổi làm việc gần đây giữa Bộ trưởng...