12 bộ phận cơ thể quyết định sức khỏe của bạn
Trong thực tế, một số bộ phận của cơ thể quyết định sức khỏe của bạn. Muốn có sức khỏe tốt, hãy bảo vệ thật tốt các bộ phận này.
Bạn có biết đó là những bộ phận nào không? Hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé:
1. Ngực
Phụ nữ có con có thể làm giảm nguy cơ ung thư vú. Các chuyên gia nghiên cứu ung thư từ Vương quốc Anh tin rằng khi phụ nữ sinh đứa con đầu tiên, có nghĩa là khả năng bị ung thư vú giảm 7%. Cho con bú không chỉ tốt cho sự phát triển lành mạnh của trẻ sơ sinh, mà còn làm giảm nguy cơ của bệnh ung thư vú tới 4,3%.
2. Tim
Nếu giảm cân hoặc năm tăng 5-10kg, sức khỏe tim mạch của chị em sẽ gặp phải dấu hiệu “thiệt hại” đáng kể, làm cản trở lưu thông máu và tuần hoàn máu ở tim. Vì vậy, để có hệ tim mạch khỏe mạnh, chị em phụ nữ không phải quá khắc nghiệt trong nỗ lực giảm cân.
3. Hông và cổ tay
Loãng xương xảy ra thường là một phần ở hông và cổ tay. Phụ nữ phải chú ý ăn các loại thực phẩm giàu canxi vì nó có thể không chỉ ngăn ngừa loãng xương, mà còn giảm bớt áp lực đối với cơ thể.
4. Mũi
Ít nhất ba lần một tuần bạn nên dành thời gian tập thể dục, mỗi lần có thể tập khoảng một giờ đồng hồ. Tập thể dục có lợi trong việc cải thiện hệ thống miễn dịch của con người để tăng cường miễn dịch cho đường hô hấp, chống lại các loại vi khuẩn khác nhau.
Video đang HOT
5. Phổi, bàng quang và thận
Ở Anh có khoảng 11,4 triệu người chết vì hút thuốc, con số này cao hơn tử vong do tai nạn giao thông, tự tử đến 6 lần. 30% người hút thuốc lá bị ung thư, 80% bị viêm phế quản và khí phế thũng. Nghiên cứu mới chỉ ra rằng hút thuốc sẽ gây ra ung thư bàng quang, nha khoa và thận.
6. Mắt
Với những người phụ nữ hiện đại thường xuyên sử dụng máy tính, các nhà khoa học thấy rằng họ dễ bị bệnh tăng nhãn áp, từ năm này sang năm khác. Phụ nữ hút thuốc lá cũng có thể gây ra bệnh tăng nhãn áp.
7. Da
Trong thời tiết nóng, phụ nữ đặc biệt nên chú ý để bảo vệ làn da của họ, bởi vì kéo dài việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có thể gây ung thư da. Các sản phẩm bảo vệ da như kem chống nắng, khăn che mặt, mũ… sẽ khá hiệu quả trong việc giúp da tránh ánh nắng mặt trời.
8. Hệ thống sinh sản
Mỗi năm có khoảng 25 triệu phụ nữ trên toàn thế giới chết vì ung thư cổ tử cung. Các nhà khoa học phát hiện ra rằng nếu dùng thuốc tránh thai quá 5 năm thì xác suất bị ung thư tử cung ở phụ nữ tăng 3 lần, dùng thuốc hơn 10 năm sẽ tăng đến 4 lần.
9. Ruột
Những người không có con cái sẽ có nguy cơ rủi ro ung thư đại trực tràng cao hơn những người có con. Các nhà khoa học nhận thấy rằng phụ nữ có con có thể giúp giảm nguy cơ về ung thư ruột.
10. Gan
Một số đồ uống có thể có lợi cho sức khỏe con người, nhưng rượu chắc chắn là không, vì nó sẽ dẫn đến ung thư cổ họng, ung thư thực quản, ung thư dạ dày và các bệnh khác liên quan đến gan. Gan là một phần quan trọng của cơ thể, do đó, chị em phải bảo vệ nó.
11. Đầu gối
Béo phì làm tăng gánh nặng cho đầu gối và hông. Khi vận động, trọng lượng con người tạo áp lực cho khớp gối từ 4 đến 5 lần. Ở tuổi 30-40, người phụ nữ béo phì thì áp lực đối với đầu gối càng nhiều hơn. Các bác sĩ thường khuyên các chị em cẩn thận, tránh bị chấn thương hông.
12. Tóc
Thuốc nhuộm và các hóa chất làm tóc khác bị coi là có chứa chất gây ung thư, đó là lý do vì sao mà nhiều chị em thường thấy mình hay bị rụng tóc sau khi làm tóc. Các nhà khoa học khuyên bạn nên hạn chế tiếp xúc với các hóa chất nếu muốn có mái tóc khỏe mạnh.
Theo PNO
Làm sạch cơ thể mỗi ngày bằng cách nào?
Thời điểm nào bạn nên tiến hành làm sạch cơ thể đây? Những bộ phận cơ thể cần làm sạch là gì? Và có thể làm sạch cơ thể bằng cách nào?
Những bộ phận cơ thể cần làm sạch mỗi ngày?
Khi làm sạch và khử trùng cho cơ thể nhiều người chỉ chăm chăm làm sạch bộ phận quan trọng nhất là ruột già.
Tuy nhiên làm sạch cơ thể không phải chỉ là làm sạch ruột mà phải chú ý làm sạch tất cả các bộ phận còn lại của cơ thể bạn ạ. Điều này sẽ giúp các bộ phận trong nội bộ cơ thể đều hoạt động trơn tru và cho bạn sức khỏe tốt tràn đầy sinh lực.
Vì thế, khi làm sạch cơ thể, bạn nên chú ý tới 7 bộ phận cần được đảm bảo là: phổi, gan, da, thận, ruột kết, bạch huyết, và máu.
Khi nào bạn nên làm sạch cơ thể?
- Khi bạn cảm thấy mệt mỏi, bệnh tật, thừa cân, mất ngủ
- Bạn có vấn đề với bệnh đau khớp, nhức đầu, tầm nhìn, đầy hơi, táo bón, hơi thở có mùi hôi, mùi cơ thể, nhiễm trùng mãn tính, hoặc dị ứng.
- Bạn đang phải uống thuốc, làm việc chăm sóc sức khỏe, làm việc với đại lý
- Bạn đang sử dụng thuốc lá, sử dụng vitamin tổng hợp, nước hoa, hoặc các thực phẩm chế biến không đảm bảo vệ sinh...
Nếu bạn đang ở 1 trong những trường hợp trên thì có nghĩa bạn đang là một ứng cử viên cần phải làm sạch cơ thể đấy!
Những mẹo đơn giản khi muốn làm sạch cơ thể?
Để làm sạch các bộ phận cơ thể, bạn có thể sử dụng những mẹo nhỏ đơn giản dưới đây nhé!
- Uống ít nhất 8 ly nước mỗi ngày.
- Ăn các loại thực phẩm tươi sống và đã được làm sạch sẽ.
- Ăn tối thiểu là 35 gram chất xơ mỗi ngày.
- Không ăn nhiều thịt, nên ăn nhiều cá nước lạnh.
- Ăn ít sữa và không có carbohydrate tinh chế, đường, chất béo bão hòa.
- Ăn nhiều bữa nhỏ thường xuyên trong ngày. (Điều này sẽ giảm áp lực và căng thẳng cho gan)
- Bổ sung thêm dầu cá để giúp bôi trơn ruột già.
- Ngủ đủ 8 giờ ngủ mỗi đêm.
- Không uống cà phê.
- Không uống rượu.
- Tránh bị đói trong khi làm sạch cơ thể
- Tránh những bài tập thể dục thể thao cường độ mạnh.
- Cho phép cơ thể có nhiều thời gian nghỉ ngơi.
Một số tác dụng phụ khi làm sạch cơ thể
Khi áp dụng những biện pháp làm sạch cơ thể, bạn có thể gặp một số tác dụng phụ sau và đừng lo lắng về tác dụng phụ này nhé.
Ví dụ bạn sẽ đi tiêu nhiều lần hơn trong ngày, bạn bị đau đầu, buồn nôn, phát ban da và tạm thời thiếu năng lượng cho cơ thể.
Nguyên nhân là do những khi làm sạch cơ thể, những độc tố, ký sinh trùng ra khỏi cơ thể qua miệng, mũi, da, ruột kết và tiết niệu.
Do đó, không ngạc nhiên khi bạn thấy những điều kỳ lạ hoặc khác thường này xảy ra ở những bộ phận của cơ thể trong khi làm sạch.
Thảo Nguyên
(Theo prohealthnut)
Mất kinh vì chăm tập thể dục Mặc dù tập thể dục đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sức khỏe tối ưu nhưng những động tác thể dục mạnh mẽ rất có thể ảnh hưởng đến kinh nguyệt của bạn. Vô kinh là một thuật ngữ y tế cho chu kỳ kinh nguyệt bị mất. Nếu các hoạt động thể chất của bạn chịu trách nhiệm...