12 bệnh nhân Covid-19 rất nặng, nguy kịch
Tuần qua, Hội đồng chuyên môn (Bộ Y tế) đã có 6 cuộc hội chẩn điều trị các ca bệnh Covid-19. Hiện có 12 ca rất nặng, nguy kịch trong số gần 20 ca diễn biến nặng.
Số ca mắc Covid-19 tăng liên tục, thêm các ca nặng từ ngày 25.7 đến nay . ĐỒ HỌA: BỘ Y TẾ CUNG CẤP
Đến sáng nay, 1.8, theo Tiểu ban Điều trị thuộc Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, ngoài 2 bệnh nhân 428, 437 tử vong, trong số các bệnh nhân Covid-19 đang điều trị tại 18 cơ sở y tế trên cả nước có gần 20 bệnh nhân diễn biến nặng, trong đó có 12 ca diễn biến rất nặng, nguy kịch, tiên lượng dè dặt.
Đa số các bệnh nhân nặng là các ca mắc ghi nhận tại Đà Nẵng, có bệnh nền: suy thận, đái tháo đường, tim mạch…
Qua các buổi hội chẩn quốc gia gần đây về điều trị các bệnh nhân Covid-19, PGS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), đánh giá: “Chúng tôi thấy rằng đợt này thực sự diễn biến nhanh hơn của các bệnh nhân, tình huống bệnh tăng nặng, tình trạng nguy kịch đến nhanh. Đặc biệt, diễn biến nặng khá nhanh trên các bệnh nhân Covid-19 có bệnh nền. Thực sự, nhiều bệnh nhân khó”.
Video đang HOT
Theo Hội đồng chuyên môn (Bộ Y tế), có những bệnh nhân sau diễn tiến nặng, tiên lượng rất nặng, tiên lượng dè dặt như: bệnh nhân 416, 418, 431, 436… Ngoài ra, một số bệnh nhân có tiến triển nặng lên như: bệnh nhân 429, 426, 427, 430, 422, 433… Phần lớn bệnh nhân nặng trong số này là người cao tuổi, có nhiều bệnh nền đi kèm, như: đái tháo đường, tăng huyết áp, suy thận mãn.
PGS – TS Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế, cho hay khi mắc Covid-19, nhóm đối tượng có nguy cơ cao diễn biến tăng nặng tập trung vào nhóm người cao tuổi (trên 60 tuổi), có bệnh lý nền (tiểu đường, cao huyết áp, suy thận mãn, lọc máu chu kỳ, ung thư, phổi tắc nghẽn mãn tính…) hoặc có cơ địa, thể trạng béo phì, suy kiệt…
“Nhóm người nói trên khi mắc Covid-19 sẽ suy giảm sức đề kháng, khiến lượng virus phát triển trong cơ thể nhanh hơn, tổn thương cơ quan nhanh hơn so với bệnh nhân khác, tăng nguy cơ diễn biến nặng”, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết.
Theo Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, đến 6 giờ sáng nay, 1.8, Việt Nam ghi nhận 558 ca mắc Covid-19 từ đầu dịch, trong đó 302 ca nhiễm nhập cảnh. Số ca mắc tại cộng đồng tăng liên tục trong các ngày gần đây, hầu hết tại Đà Nẵng và liên quan đến Đà Nẵng. Từ ngày 25.7 đến nay, Đà Nẵng ghi nhận 116 ca mắc tại cộng đồng.
Bộ Y tế nói về những ca mắc COVID-19 nặng, tiên lượng xấu
"Đợt này, bệnh nhân mắc các bệnh lý nền nhiều hơn, tình trạng nguy kịch đến nhanh hơn" - PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) thông tin.
Đến nay, trong số các ca bệnh mới ghi nhận đã có nhiều bệnh nhân tiến triển nặng. Tính đến ngày 30/7, Việt Nam có thêm một số ca bệnh nặng đang điều trị tại các bệnh viện Đà Nẵng, đặc biệt là các bệnh nhân tiên lượng rất nặng.
Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê, trong số các bệnh nhân COVID-19 tại Đà Nẵng phát hiện và công bố những ngày qua có nhiều bệnh nhân là người lớn tuổi, có nhiều bệnh nền phức tạp, nhiều người đang chạy thận nhân tạo, mắc các bệnh lý tim mạch, thận, thậm chí ung thư... tình trạng nguy kịch đến nhanh hơn. Các thầy thuốc đầu ngành và các chuyên gia đã hội chẩn hàng ngày để nỗ lực cao nhất tìm cách điều trị tốt nhất cho các bệnh nhân
Từ đầu mùa dịch đến nay, hội đồng chuyên môn, các thầy thuốc đã rất vất vả trong hội chẩn, điều trị, tìm ra phác đồ ưu việt nhất với từng bệnh nhân nặng như bệnh nhân 19, 91, 161... nhưng đợt này, chỉ trong thời gian ngắn, tỷ lệ bệnh nhân nặng nhiều hơn so với đợt trước.
"Không chỉ thế, đợt này, bệnh nhân mắc các bệnh lý nền nhiều hơn, tình trạng nguy kịch đến nhanh hơn" - PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) thông tin
Theo nghiên cứu, giải trình tự gene của các nhà khoa học, chủng SARS-CoV-2 mới (chủng thứ 6 ở Việt Nam) phát hiện được ở Đà Nẵng có khả năng lây lan nhanh.
Trong số các bệnh nhân COVID-19 phát hiện và công bố trong những ngày qua có nhiều bệnh nhân là người lớn tuổi, có nhiều bệnh nền phức tạp, nhiều người đang chạy thận nhân tạo, mắc các bệnh lý tim mạch, thận, thậm chí ung thư.
"Chúng tôi không so với thế giới, chỉ so với những bệnh nhân ở Việt Nam, rõ ràng bệnh nhân giai đoạn này nặng hơn, tiến triển nguy kịch nhanh hơn giai đoạn trước" - PGS.TS Lương Ngọc Khuê nói.
Đến nay, trong số các ca bệnh mới ghi nhận đã có nhiều bệnh nhân tiến triển nặng. Tính đến ngày 30/7/2020, Việt Nam có thêm một số ca bệnh nặng đang điều trị tại các bệnh viện Đà Nẵng, đặc biệt là các bệnh nhân tiên lượng rất nặng: BN 416, BN 418, BN 428, BN 431, BN 436, BN 437, BN 438; một số bệnh nhân tiên lượng nặng lên như BN 429, Bn 426, BN 427, BN 430, BN 422, BN 433...
Đa phần trong số đó là những bệnh nhân cao tuổi, có nhiều bệnh nền đi kèm.Trong đó, 2 bệnh nhân phải chạy ECMO (tim phổi nhân tạo), thở máy, lọc máu liên tục (416 và 437), một số bệnh nhân thở máy (436, 438, 418) đã được chuyển ra Bệnh viện Trung ương Huế.
Bệnh nhân 416 là ca COVID-19 tại cộng đồng đầu tiên phát hiện trong đợt này, diễn biến nhanh, từ ngày 25/7 đã thở máy, đặt ECMO. Bệnh nhân vẫn điều trị ở Bệnh viện Đà Nẵng với sự hỗ trợ tích cực của các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy, Bạch Mai và tổ Điều trị do ThS Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh "cắm chốt".
Đến nay, bệnh nhân dù còn rất nặng, nhưng tình trạng đã khá hơn, giảm các triệu chứng.
Về bệnh nhân 437 đang trong tình trạng nguy kịch, được sử dụng ECMO (tim phổi nhân tạo). Bệnh nhân số 437 là nam, 61 tuổi, trú ở phường Hòa An, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng. Bệnh nhân tiền sử mắc suy thận mạn, đã điều trị suy thận và chạy thận nhân tạo, tăng huyết áp, đái tháo đường, rung nhĩ, gout tại Bệnh viện Đà Nẵng trong thời gian dài trước khi phát hiện mắc COVID-19 vào ngày 27/7/2020. Sau đó, bệnh nhân được chuyển đến khu cách ly tại khoa Hồi sức tích cực - Chống độc. Các chuyên gia hàng đầu liên tục hội chẩn, hỗ trợ trực tiếp bệnh viện Đà Nẵng chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân này.
Bệnh nhân hiện đã được đặt ECMO, thở máy. Các thầy thuốc tập trung hội chẩn, có ý kiến tăng cường điều trị đa kháng thuốc, thận, chống nấm, chống đông...
"Các nhóm thầy thuốc tăng cường hội chẩn hàng giờ, thậm chí qua Viber, Zalo thường xuyên liên tục. Tuy nhiên, bệnh nhân 437 tiên lượng rất nặng, nặng nhất, rất dè dặt"- PGS.TS Lương Ngọc Khuê nói.
Bệnh nhân phi công không cần ghép phổi Ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Khám chữa bệnh, Bộ Y tế, trưa 17/6 cho biết phổi bệnh nhân đang hồi phục tốt, đã tự thở, không cần phải ghép phổi. Chiều qua ông Khuê thăm bệnh nhân phi công điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Anh tỉnh táo, tiếp xúc tốt, nói chuyện mạch lạc. Bệnh nhân đang được điều trị...