12 bài thuốc chữa bệnh từ bạch chỉ
Bạch chỉ là dược liệu có mùi thơm hắc, vị cay, hơi ngọt, tính ấm, ít độc; có tác dụng hoạt huyết, giảm đau, hưng phấn thần kinh… nên được dùng trong chữa trị nhiều bệnh.
1. Công dụng của bạch chỉ
Bạch chỉ có tên khoa học Angelica dahurica Benth. et Hook. và Angelica anomala Lallem, thuộc họ Hoa tán Apiaceae ( Umbelliferae).
Tên thường gọi ở nước ta là bạch chỉ, bách chiểu, chỉ hương, cửu lý trúc căn, đỗ nhược, hòe hoàn, lan hòe… Bộ phận thường dùng là rễ cây phơi khô hoặc sấy khô.
Trong Đông y, bạch chỉ là vị thuốc có vị cay, tính ôn, quy vào 3 kinh Phế, Vị và Đại trường.
Vị dược liệu này có tác dụng kháng khuẩn giảm đau, tán hàn (trừ lạnh), tiêu mủ, trừ phong, giải độc, chỉ thống (làm cho hết đau nhức), hoạt huyết, táo thấp.
Do đó, bạch chỉ thường được chủ trị trong điều trị giảm đau, chữa nhức đầu, cảm mạo, hoa mắt, đau chân răng, đau mắt, các bệnh hậu sản, xích bạch đới (khí hư đới hạ ra nhiều), thông kinh nguyệt. Ngoài ra, bạch chỉ còn dùng làm thuốc cầm máu, đại tiện ra máu, chảy máu cam.
Dùng ngoài, bạch chỉ có thể dùng chữa sưng vú, tràng nhạc (lao hạch), ghẻ lở, đỡ đau hút mủ.
Liều dùng thường từ 5 – 10g dưới dạng thuốc sắc hoặc thuốc bột, chia làm nhiều lần uống, mỗi lần uống 1 – 2 g.
Cây bạch chỉ.
2. Một số bài thuốc chữa bệnh từ bạch chỉ
Theo BSNT. Hương Trà, Khoa Y học cổ truyền Trường Đại học Y Hà Nội, một số bài thuốc có bạch chỉ dưới đây trị một số bệnh thường gặp:
- Trị đau đầu, cảm mạo: Bạch chỉ 12g, xuyên khung 4g, phòng phong 12g, khương hoạt 8g, hoàng cầm 8g, sài hồ 8g, kinh giới 8g, cam thảo 4g.
Cách dùng: Sắc uống cho ra mồ hôi thì thôi. Ngày 1 thang, chia 2-3 lần. Uống khi thuốc còn ấm.
- Trị đau đầu, đau nửa đầu do phong hàn: Dùng bài ‘ Xuyên khung trà điều tán’ gồm bạch chỉ 4g, xuyên khung 8g, kinh giới 8g, bạc hà 16g, khương hoạt 4g, tế tân 2g, phòng phong 3g.
Cách dùng: Các vị tán bột. Ngày uống 24g, uống với nước trà, sau bữa ăn 1-2 giờ.
- Trị cảm mạo phong hàn: Phối hợp bạch chỉ, địa liền, cát căn lượng bằng nhau từ 10 – 12g.
Cách dùng: Dùng dạng thuốc sắc hoặc thuốc bột, ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần. Uống khi thuốc còn ấm. Dùng liên tục cho đến khi các triệu chứng thuyên giảm.
Hoặc: Bạch chỉ, xuyên khung với lượng bằng nhau, mỗi vị 10g.
Video đang HOT
Cách dùng: Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần. Uống khi thuốc còn ấm. Nếu bào chế dạng bột, ngày uống 3 – 4 lần, mỗi lần 3 – 5g.
Vị thuốc bạch chỉ có tác dụng kháng khuẩn, giảm đau…
- Trị nóng sốt ở trem em: Nấu nước bạch chỉ, tắm thật nhanh cho trẻ ở nơi kín gió.
- Chữa chứng hôi miệng: Bạch chỉ 30g, xuyên khung 30g.
Cách dùng: Hai vị tán nhỏ, dùng mật viên bằng hạt ngô. Hằng ngày ngậm thuốc này. Mỗi ngày ngậm chừng 2-3 viên.
- Trị viêm mũi, đau răng, viêm dây thần kinh ở mặt: Phối hợp bạch chỉ, tân di, thương nhĩ tử mỗi vị 12g, bạc hà 6g.
Cách dùng: Bào chế dưới dạng bột. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 10 – 12g, uống nhiều ngày tới khi hết các triệu chứng.
Ngoài ra, khi đau răng có thể lấy bột bạch chỉ chấm vào chỗ đau.
- Trị viêm tuyến vú ở giai đoạn đầu: Bạch chỉ, bối mẫu mỗi vị 6g, đương quy 9g, nhũ hương (chế) 4,5g.
Cách dùng: Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần. Uống khi thuốc còn ấm. Dùng nhiều ngày đến khi các triệu chứng thuyên giảm.
- Trị khí hư, bạch đới, đau bụng kinh: Bạch chỉ, ô tặc cốt, hương phụ tứ chế, mộc hương mỗi vị 10g.
Cách dùng: Sắc uống trước khi có kinh 2-3 ngày, ngày 1 thang. Chia 2-3 lần. Uống khi thuốc còn ấm. Uống nhiều ngày, nhiều đợt tới khi các triệu chứng thuyên giảm.
- Trị mụn nhọt sưng đỏ: Bạch chỉ phối hợp với kim ngân hoa, liên kiều, bồ công anh, lượng bằng nhau 10-12g.
Cách dùng: Sắc uống ngày 1 thang. Chia 2-3 lần. Uống khi thuốc còn ấm.
Ngoài ra, còn dùng bạch chỉ trị rắn cắn.
- Trị đau vùng trán: Dùng bài ‘Hoàn đô lương’ gồm bạch chỉ nghiền bột mịn, làm thành hoàn.
Cách dùng: Mỗi lần uống 6-12g, chiêu với nước.
Xuyên khung kết hợp với bạch chỉ trong nhiều bài thuốc trị bệnh.
- Trị viêm mũi gây đau đầu: ạch chỉ 12g, thương nhĩ 12g, tân di 12g, bạc hà 6g.
Cách dùng: Tất cả tán thành bột. Mỗi lần uống 6-12g, chiêu với nước.
- Trị đau do sưng lợi răng: Kinh giới 12g, phòng phong 12g, bạch chỉ 12g, thạch cao sống 20g.
Cách dùng: Sắc uống ngày 1 thang. Chia 2-3 lần. Uống khi thuốc còn ấm.
3. Lưu ý khi dùng bạch chỉ
Một số đối tượng không nên dùng bạch chỉ như:
Những người dị ứng với các thành phần của bạch chỉ.Người có thể trạng âm hư hỏa vượng, huyết nhiệt.Không dùng cho những người đang bị dị ứng ngứa.Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai hay cho con bú cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Các bài thuốc trên chỉ mang tính tham khảo, người bệnh cần được tư vấn và chỉ định dùng thuốc của các bác sĩ Y học cổ truyền.
Rau ngổ có tác dụng chữa bệnh gì?
Không chỉ là loại rau thơm quen thuộc mà rau ngổ còn có tác dụng hỗ trợ trong việc điều trị bệnh, vậy rau ngổ có tác dụng chữa bệnh gì?
Dưới đây là những tác dụng của rau ngổ và các bài thuốc chữa bệnh từ rau ngổ ít người biết đến.
Tổng quan về cây rau ngổ
Bài viết trên webiste Bệnh viện Đa khoa Medlatec có sự tham vấn y khoa của BSCKI. Dương Ngọc Vân cho biết, rau ngổ là loại thân thảo, mềm xốp, chứa nhiều nước bên trong, có nhiều nhánh nhỏ, lá hình răng cưa, phân bổ chủ yếu ở vùng ao hồ.
Tên gọi khác của loại cây này là ngổ trâu, ngổ thơm, cúc nước,... Tên khoa học của rau ngổ là Enydra fluctuans lour.
Trong rau ngổ chứa nhiều thành phần hóa học khác nhau: 93% nước, 2,1% protid cùng các loại vitamin B, C, tinh dầu thơm và caroten. Đây là một loại cây gia vị, hay dùng ăn sống. Ngoài ra, rau ngổ còn được xem là một vị thuốc vì nó có nhiều hoạt chất tốt cho sức khỏe. Bộ phận thường được dùng của cây là lá non.
Cây rau ngổ rất tốt cho sức khoẻ. (Ảnh: Báo Sức khoẻ & Đời sống)
Tác dụng của cây rau ngổ
Các hợp chất phân lập cùng chiết xuất thô của rau ngổ có hoạt tính dược lý chống lại sự bảo vệ của tế bào, kháng viêm, giảm đau, kháng khuẩn, tẩy giun sán, chống tiêu chảy. Không những thế, trong rau ngổ còn có tinh dầu, flavonoid, isoflavone glycosid, steroid có khả năng đem lại nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe như:
- Giải độc và thanh nhiệt.
- Sát trùng đường tiêu hóa.
- Phòng ngừa và chống lão hóa.
- Lợi tiểu.
- Phòng ngừa ung thư.
- Hỗ trợ điều trị viêm kết mạc, sỏi thận, đau thắt bụng, gan nhiễm mỡ, thủy đậu,
- Giảm cơn sốt nóng.
Một số bài thuốc chữa bệnh từ rau ngổ
Báo Sức khoẻ & Đời sống dẫn nguồn Lương y Hoàng Duy Tân cho biết một số kinh nghiệm trị bệnh bằng rau ngổ như sau:
Trị sỏi thận: Rau ngổ tác dụng lợi tiểu, giảm co thắt cơ trơn, giãn mạch máu, tăng lọc ở cầu thận. Do đó rau ngổ làm tăng lượng nước tiểu, tạo điều kiện cho sỏi thận bị tống ra ngoài.
Cách dùng: Lấy rau ngổ 50g, để tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước, pha thêm ít muối, uống làm một lần, ngày hai lần. Dùng 5 - 7 ngày. Dùng riêng hoặc phối hợp với râu ngô, mã đề, cối xay. Kiên trì thực hiện bài thuốc này có kết quả khá tốt.
Bạn có thể dùng rau ngổ giã nhỏ, lấy nước pha ít hạt muối, uống ngày 2 lần vào sáng và chiều (uống liền trong 7 ngày).
Bạn cũng có thể dùng 50 - 100g rau ngổ tươi xay làm sinh tố uống mỗi ngày (uống trong 15 - 30 ngày), hoặc nấu với 2 chén nước, sôi 20 phút để uống.
Trị sỏi mật, sỏi thận (sỏi bùn, đá): 100g rau ngổ tươi giã nhuyễn, vắt lấy nước cốt, thêm 1 muỗng canh mật ong uống vào buổi sáng lúc đói, liên tục 10 - 15 ngày.
Trị đái dầm: Rau ngổ 20g, mùi tàu 20g, cỏ mần trầu 20g, cỏ sữa lá nhỏ 10g. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống sau bữa ăn chiều. Dùng 3 - 4 lần.
Trị đái ra máu: Rau ngổ 10g, cỏ tháp bút 10g, rễ cỏ tranh 10g, thái nhỏ, phơi khô, tẩm rượu, sao vàng rồi sắc uống làm hai lần trong ngày.
Trị ban đỏ: Rau ngổ 20g, dây vác tía 20g, măng sậy 10g, đọt tre mỡ 10g, rửa sạch, thái nhỏ, sắc uống trong ngày.
Trị cảm ho: Dùng khoảng 20g cây tươi, sắc uống.
Trị ho, sổ mũi: 15 - 30g rau ngổ tươi, rửa sạch, sắc kỹ lấy nước uống hằng ngày.
Trị đầy hơi, tức bụng, ăn không tiêu: Lấy rau ngổ tươi rửa sạch, mộc hương nam (mua ở các hiệu thuốc nam). Sắc 2 thứ trên với 1.000ml nước còn 250ml thì chia làm 2 lần, uống hết trong ngày.
Lưu ý:Trong ẩm thực, rau ngổ là loại rau gia vị được dùng nhiều trong các món ăn như làm rau sống, ăn kèm với phở, hủ tiếu hoặc nấu canh chua với cá biển, cá đồng mang lại hương vị đặc biệt thơm ngon và ngăn ngừa nhiều bệnh.
Khi dùng dưới dạng tươi, do thân cây có nhiều lông tơ nên khó rửa sạch hết các vi khuẩn gây bệnh nên khi chế biến các món ăn, nhất là các món ăn sống, cần phải rửa rau cho thật sạch, nếu có thể ngâm thêm với thuốc tím nhằm tránh ngộ độc thức ăn từ rau ngổ.
Bạn cần nhúng rau ngổ vào nước sôi có nhiệt độ 40 - 45 độ C để diệt trứng sán (vì những cây sống ở đầm lầy, ao hồ, thường hay có côn trùng hoặc trứng sán bám vào thân, lá cây).
Trên đây là những tác dụng của rau ngổ và các bài thuốc chữa bệnh từ rau ngổ. Rau ngổ còn được xem là thảo dược tự nhiên rất quý. Vì thế, như bao loại thảo dược khác, trước khi dùng để điều trị bất cứ bệnh lý nào cũng cần tham khảo ý kiến chuyên gia để biết được thời gian và liều lượng sử dụng phù hợp, có như vậy mới đạt được những lợi ích cho cơ thể.
Ăn rau răm có làm suy giảm sinh lực nam giới? Có ý kiến cho rằng ăn rau răm có thể khiến quý ông không muốn "yêu". Vậy điều này có đúng? Các nguyên nhân dẫn đến suy giảm ham muốn tình dục ở nam giới là gì? Thực hư rau răm gây yếu sinh lý Rau răm là loại rau gia vị được sử dụng nhiều trong các món ăn tại nước ta....