12 bài thuốc chữa bệnh cực hay từ quả mướp
Mướp không chỉ là món ăn ngon mà còn là một vị thuốc chữa được nhiều bệnh.
Bộ phần nào trên cây mướp cũng có thể dùng để chữa bệnh
Mướp là một loại quả vừa ngon, bổ, lại mát cho bữa ăn mùa hè. Mướp không chỉ là món ăn ngon mà còn là một vị thuốc chữa bệnh rất tốt cho sức khỏe của chúng ta.
Theo Đông y, mướp vị ngọt, tính mát, có công dụng sinh tân, chỉ khát, thanh nhiệt hóa đàm, lương huyết giải độc, thông sữa, thường dùng chữa các chứng như, ho suyễn nhiều đờm, viêm đường tiết niệu, mụn nhọt, ung thũng, sản phụ sữa không thông, táo bón…
Theo y học hiện đại, trong quả mướp có chứa nhiều nước, protid, lipid, glucid, xenlulo, canxi, photpho, sắt, beta-caroten, B1, B6, B2, C… Và điều đặc biệt là tất cả các bộ phận của mướp đều được sử dụng mà không có bất kỳ tác dụng phụ nào.
Dưới đây là những bài thuốc hay từ quả mướp:
Chữa kinh nguyệt không thông, không đều
Dùng 1 quả mướp khô đốt tồn tính, tán bột, uống ngày 10g vào lúc sáng sớm đói bụng. Mỗi liệu trình 10 ngày.
Mướp hỗ trợ điều trị tăng huyết áp
Mướp tươi 300g, táo ta 200g, chanh 50g, đường phèn lượng vừa đủ. Mướp và táo gọt vỏ, rửa sạch, thái vụn, ép lấy nước, hòa với nước chanh và đường phèn, dùng làm nước giải khát trong ngày. Mỗi liệu trình 10 ngày.
Lợi sữa
Dùng 1 quả mướp tươi, 10g muối ăn, nấu sôi với 1 lít nước, cho sản phụ uống đến khi sữa ra nhiều. Có thể nấu mướp với chân giò lợn để ăn với cơm hàng ngày. Ăn liền 5 ngày.
Hỗ trợ điều trị viêm đường tiết niệu
Mướp 200g, rửa sạch, cho 350ml nước nấu nhừ cho ít mật ong mà ăn, ngày ăn 2 lần. 10 ngày một liệu trình.
Video đang HOT
Giải nhiệt ngày hè
Mướp: 500 g rửa thật sạch, cắt nhỏ, ép lấy nước (dùng máy ép là tốt nhất) rồi hòa với đường trắng, dùng làm nước giải khát trong ngày. Công dụng: thanh nhiệt hóa đàm, tiêu viêm, chỉ khát.
Chữa viêm họng
Lá mướp hương rửa sạch, giã nhỏ với ít muối, thêm nước, gạn uống làm một lần.
Chữa ho, hen kéo dài
Lá mướp hương 15g nấu nước uống hoặc chế biến dưới dạng cao lỏng 1/1, mỗi lần uống 0,5ml.
Chữa sốt cao, đau đầu
Hoa mướp 20g, hạt đậu xanh 100g. Đậu xanh để cả vỏ, ninh nhừ rồi lấy khoảng 400ml nước cốt. Vớt xác đậu xanh ra, cho hoa mướp đã thái nhỏ vào, đun sôi trong 5 – 10 phút. Để nguội. Chắt lấy nước uống làm 2 – 3 lần trong ngày.
Trị nổi mề đay
Lá mướp tươi 1 nắm, nghiền nát thành nước, thêm vào một chút băng phiến, bôi lên vết lở, nổi.
Trị mồ hôi chân quá nhiều
Lấy mướp già đốt thành tro, tản rắc ở trong giày, chân trần không tất đi vào giày liên tục 15 ngày.
Giảm nếp nhăn
Lấy quả mướp, hoặc lá hoặc dây mướp thật non, giã nát rồi vắt lấy nước. Nước này bôi mặt ngày vài lần, không những có thể giữ cho da đẹp mà còn giúp trị các bệnh như da tàn nhang, viêm lỗ chân lông, da đỏ và sần.
Trị đại tiện ra máu do trĩ
Phương pháp 1: Hoa mướp 30g, nấu nước uống, mỗi ngày 1 lần.
Phương pháp 2: Mướp tươi 250g cắt khúc, thịt lợn nạc 200g cắt miếng, thêm lượng nước thích hợp nấu canh ăn.
Lưu ý: Những người có tì vị kém, đau bụng, đi phân nát, liệt dương thì không nên dùng mướp thường xuyên.
Theo Lao Động
Bài thuốc quý từ 5 loại lá giúp nhiều người dứt bệnh lao phổi
Đó là cụ Lương Thị Khai (Người Mẹ liệt sĩ 105 tuổi, ở đội 6, xóm La Cút, La Bằng, Đại Từ, Thái Nguyên) - vị lương y với bài thuốc gia truyền chữa lao phổi hiệu nghiệm.
Cơ duyên đưa cụ Khai đến với nghề thuốc là khi còn sống bố chồng cụ nức tiếng về cách trị vết thương, bệnh lao phổi... Nhiều lúc người bệnh đến nhà lấy thuốc đông quá mà không đủ thuốc.
Bố chồng cụ chỉ cho cụ cách nhận biết lá thuốc và công dụng của lá thuốc với từng bệnh để cụ lên núi hái thuốc. Làm theo chỉ dạy của bố chồng, những bài thuốc cụ tìm được có hiệu quả cụ đâm ham mê với công việc. Sau khi ông mất, nhà đông anh em nhưng chỉ mình cụ Khai là biết được các bài thuốc quý này.
Tiễn con đi mẹ vẫn đợi ngày trở về
Sau chiến tranh, có những người con không trở về với mẹ. Hồn, cốt các anh hóa vào thiên thu, để mỗi chiều nơi đầu làng có người mẹ già trông ngóng, đợi con về. Trong lòng mẹ, các anh còn trẻ lắm, mới mười chín, đôi mươi. Hàng triệu người mẹ Việt Nam đã chờ con trở về khi đất nước hòa bình. Và sau lời chúc mừng của ngày đại thắng, những người mẹ ấy nén lau nước mắt, lặng im, rồi trong đêm thâu chợt thảng thốt gọi tên con.
Cụ Lương Thị Khai, ở đội 6, xóm La Cút, xã La Bằng (Đại Từ) là một trong những người mẹ như thế. Cụ Khai có 6 người con, 4 gái, 2 trai, 2 người con trai của cụ đều tình nguyện vào quân đội. Khi người con trai lớn là Lê Mạnh Khoát vào chiến trường miền Nam được 2 năm, thì người con trai thứ hai là Lê Quang Đạt cũng tình nguyện nhập ngũ.
Sau giải phóng miền Nam năm 1975, người con trai lớn trở về mang trên mình vết sẹo đạn bom. Anh Khoát là thương binh hạng 4/4. Theo anh Khoát về với mẹ là tấm giấy báo tử ghi tên em trai mình là liệt sĩ Lê Quang Đạt.
Mẹ đã không khóc nổi vì thương con. Nhưng hình ảnh người con trai hy sinh ngoài trận mạc luôn chập chờn làm mẹ trắng đêm không ngon giấc.
Nay 105 tuổi, cụ Khai vẫn minh mẫn lạ kỳ nhưng nhắc đến tên của người con trai hy sinh, cụ bảo: "Mẹ vẫn đợi con trai mẹ về. Đạt hiền lắm, 17 tuổi đã giấu mẹ xung phong đi bộ đội. Đi biệt luôn cho đến bây giờ vẫn chưa chịu về".
Năm 2008, cụ được chính quyền địa phương hỗ trợ 20 triệu đồng để địa phương và gia đình xây dựng nhà tình nghĩa cho cụ. Cụ phấn khởi đón nhận tình cảm của con, cháu và ở trong ngôi nhà đó để hằng ngày hương khói thờ con.
"Trước, chỉ thờ con liệt sĩ, nay có thêm thằng lớn cùng ngồi trên ban thờ. Thôi, cũng đành để cho chúng nó có anh, có em", cụ nói. Con cháu đông đàn, song cụ luôn nhắc đến người con trai của mình nằm lại mặt trận miền Nam. Cụ mong ước trước ngày về cõi trời, nhìn thấy hài cốt con được phủ quốc kỳ đưa về nghĩa trang liệt sĩ của xã.
Đứt gần lìa xương đắp thuốc là khỏi...
Một bất ngờ đối với tôi khi biết tin hằng ngày cụ vẫn cùng các cháu đi nhặt lá thuốc để chữa bệnh cho mọi người trong vùng. Nói đến cụ Khải mẹ liệt sĩ Lê Quang Đạt người dân xã La Bằng (Đại Từ, Thái Nguyên) thì ai cũng biết.
Người dân trong vùng người thì được cụ chữa cho vết thương, người bị bệnh lao phổi uống thuốc của cụ bệnh thuyên giảm, cháu nhỏ trong vùng được cụ chữa cho khỏi sài nhọt... nhưng đặc trị nhất vẫn là trị đứt vết thương. Người dân nơi đây vẫn gọi cụ Khai với cái tên thân mật là "Thầy lang trị bách bệnh".
Chúng tôi tìm đến nhà cụ vào một buổi trưa, khi đó cụ vẫn đang loay hoay hái thuốc ở ngoài cổng, lưng cụ đã còng, mắt đã mờ nhưng ngược lại tai cụ rất thính.
Cụ cười và chia sẻ với chúng tôi: "Tôi sống được đến cái tuổi này cũng nhờ có những bài thuốc được bố chồng truyền lại cho. Tôi cũng không nhớ mình đã chữa khỏi bệnh cho bao nhiêu người bị đứt chân, đứt tay nữa. Người từ khắp nơi đến lấy thuốc... Bài thuốc cũng rất đơn giản, người bị thương nhẹ chỉ cần đắp lá rồi buộc vết thương lại khoảng 2 ngày, còn người nặng thì một tuần là khỏi, điều quan trọng là phải giữ vệ sinh vết thương".
Nỗi lo thất truyền bài thuốc đặc trị của mẹ liệt sĩ ở đất chè Thái Nguyên.
Cụ cười rồi nói tiếp: "Giờ đây tuổi đã cao, con cháu không cho đi lên rừng hái thuốc nữa, tôi chỉ hái những vị thuốc ở gần nhà, những vị thuốc hiếm phải lên rừng hái thì chỉ cho đứa cháu dâu đi lấy. Thực ra, thuốc ở cạnh xung quanh mình, ra cổng nhà hay ngoài bờ ruộng cũng có thể hái được vài ba vị thuốc quý.
Ví dụ vị thuốc chữa lành vết thương, có tác dụng cầm máu ở ngay xung quanh mà mọi người không biết có tên là lá Hoài Ngọc, nhưng để sử dụng được hiệu quả tác dụng của các loại lá thuốc thì không phải ai cũng biết vì nó cần có sự kết hợp và bí quyết lấy lá thuốc".
Cơ duyên đưa cụ Khai đến với nghề thuốc là ngày trước bố chồng cụ nức tiếng về cách trị vết thương, bệnh lao phổi... Nhiều lúc người bị bệnh đến nhà lấy thuốc đông quá không đủ thuốc, bố chồng cụ chỉ cho cụ những loại lá với từng bệnh để lên núi hái thuốc. Làm theo bài thuốc của bố chồng thấy hiệu quả rồi thành ham mê với công việc. Sau khi ông mất, nhà đông anh em nhưng chỉ mình cụ Khai là biết được các bài thuốc quý này.
Anh Tuấn, người dân ở đội 6, xóm La Cút, xã La Bằng (Đại Từ, Thái Nguyên) cho biết: Một lần tôi đi lên núi bị ngã, cành cây đập vào mặt bầm dập, vợ tôi đến nhà cụ Khai bốc thuốc nhưng cụ nói "Tao cho nắm lá này về giã ra đắp vào vết thương mai là khỏi". Quả thật có tác dụng, đắp lá vào vết thương bớt đau, đến ngày hôm sau thì chỗ bị thương khô và khỏi dần.
Trường hợp của chị Nguyễn Oanh ở xã Ký Phú (Đại Từ, Thái Nguyên) bị miếng sắt rơi xuống ngón chân cái đứt gần tới xương. Được người dân giới thiệu, chị Oanh tìm đến nhà cụ Khai lấy thuốc, đắp thuốc của cụ chỉ một tuần sau vết thương đã liền. Nhiều người đi phát chè trên núi, không may phát vào tay đứt cũng đều tìm đến cụ, nhưng cụ chẳng bao giờ lấy tiền của ai cả.
Nỗi lo bị thất truyền...
Ở cái tuổi gần đất xa trời cụ tiếp tôi rồi trăn trở. "Trước đây còn trẻ khỏe thì còn lên núi kiếm thuốc, nhưng giờ già rồi nên mang cây về vườn gây giống. Nhưng đấy chưa phải là nỗi lo lớn nhất của tôi, sợ nhất vẫn là sau khi tôi mất đi bài thuốc sẽ bị thất truyền".
Cụ cho biết: Chưa bao giờ cụ phải bắt mạch cho bệnh nhân đến khám, với những người bị bệnh lao phổi, cụ chỉ cần nghe giọng nói và hơi thở là đoán biết được tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Những bệnh nhân bị lao phổi chỉ cần uống thuốc của cụ sau khoảng một giờ là thấy bệnh thuyên giảm.
Để có thể trị được bệnh cho người bị ho lao, cụ Khai cần 5 vị thuốc. Nếu chỉ dùng riêng một trong năm loại lá trên thì không có tác dụng nhưng khi sử dụng 5 vị lá đó thì tác dụng lại rất cao. Đặc biệt có 1 vị lá trong số 5 loại lá đó có công hiệu tổng hợp của bốn vị lá còn lại.
"Cũng vì lo cho sức khỏe của tôi nên con cháu khuyên tôi nghỉ ngơi, không cho tôi leo núi hái thuốc. Nhưng "Lương y như từ mẫu", cứu sống được một người đó mới là hạnh phúc, nếu vì đồng tiền thì tôi nhiều tiền lắm rồi.
Đồng tiền rất quý, vì thế tôi chỉ lấy một chút tiền công nho nhỏ vài ba chục nghìn, bệnh nào cần những vị thuốc kỳ công mà phải nhờ con cháu lên núi hái về thì tôi lấy họ 120 nghìn. Bài thuốc là tâm huyết của đời tôi, con cháu trong dòng họ ai muốn học tôi sẽ truyền lại cho chúng. Tôi cũng sẵn sàng cống hiến bí quyết về bài thuốc cho các nhà khoa học nghiên cứu, để có thể nhân rộng và cứu được nhiều người bị bệnh hơn", cụ Khai chia sẻ.
Trí Thức Trẻ
Mướp - rau ăn, vị thuốc Mướp là một loại rau quả dùng phổ biến trong nhân dân, được chế biến thành nhiều món ăn ngon, thanh mát trong mùa hè. Bên cạnh đó, mướp còn là một vị thuốc chữa được nhiều bệnh. Cây mướp thuộc loại dây leo, thân có nhiều tua cuốn bò lan trên giàn, hoa màu vàng, trái thuôn dài có màu xanh nhạt,...