11h đêm đưa con về mà chồng vẫn nhậu nhẹt cùng hội bạn, vợ ba máu sáu cơn khiến ai nấy há hốc mồm
Sau hôm ấy, không bạn nào của Quang dám tới nhà nhậu nhẹt nữa.
Bốn năm chung sống, kể ra Quang cũng là người chồng tốt. Anh kiếm được tiền, chủ động đưa vợ giữ, hiếu thảo với bố mẹ vợ và biết san sẻ việc nhà. Nhưng làm gì có ai hoàn hảo, không ít lần chúng tôi cũng cãi nhau to tưởng, thiếu nước kí đơn ly hôn và ra tòa thôi. Âu cũng bởi anh hay uống rượu.
Đây cũng là tật xấu của chồng mà tôi ghét nhất. Một tuần 7 ngày dễ tới 3-4 ngày anh say sưa cùng hội bạn. Nếu không thì về nhà cũng một mình chén đầy chén vơi, xong thì say ra đó, ăn nói liên thiên. Nói mãi rồi cũng thế, anh xin lỗi, giải thích, rồi hứa hẹn nhưng cuối cùng cũng đâu vào đấy.
Hôm cuối tuần vừa rồi, tôi đưa con gái về ngoại chơi. Anh ở kiên quyết không chịu sang vì nói rằng bận việc, tối thì có hội đồng học tới thăm và ăn uống. Đoán trước mấy ông này ở nhà lại uống rượu bia, tôi đã dặn dò trước: “Anh đưa bạn tới nhà, em không phản đối. Trước nay em vẫn hiếu khách, anh biết đấy. Nhưng làm gì cũng phải chừng mực, đừng có mà say khướt ra đó. Hơn nữa, tầm 10h thì giải tán đấy. Để mọi người thoải mái thì em sẽ về muộn 1 chút”.
Quang gật gà gật gù, thế mà rồi khi tôi và con đi là anh chẳng nhớ gì, đúng kiểu nước đổ lá khoai. Tối hôm ấy, mãi 11h tôi mới cõng con gái từ xe lên nhà. Nó ngủ gật trên xe khi tôi đang lái về nhà. Cứ tưởng Quang cũng biết đường tiễn bạn, dọn qua nhà rồi cơ… thế mà không!
Tôi đang mở cửa thôi đã nghe tiếng ầm ầm trong nhà, âm thanh lớn 1 lớp cửa gỗ không cản được. Máu nóng trong người tôi dồn lên. Tôi vẫn kiên nhẫn mở cửa, tay giữ túi, tay giữ con, tự nhủ phải thậ t bình tĩnh. Bởi giờ tôi mà làm um lên cũng không hay, mất mặt chồng mà không khéo tình thế đổi ngược. Mình đang từ người đi mắng lại bị mắng ngược cũng nên.
Tôi đưa con vào phòng, đóng cửa rồi đi ra. Mấy ông bạn của Quang cũng hơi ngà ngà say nhưng thấy tôi tiến lại bàn vẫn hơi ái ngại. Quang thì giật mình, bối rối đưa ra lời giải thích về bãi chiến trường trong nhà.
Nhưng có lẽ chẳng ai ngờ, tôi lại cười và lôi thêm két bia trong tủ ra, mời: “Mọi người đã tới đây thì uống hết mình đi. Hôm nay em có việc bận bên ngoại nên không thể tiếp mọi người chu đáo được…”
Và rồi trước sự ngỡ ngàng của Quang, tôi cứ chúc bạn của anh liên hồi. Họ cũng ngại từ chối nên uống cạn. Thêm có 1 chút nữa, tất cả đều gục xuống bàn. Lúc này, tôi mới quay lên nhìn Quang: “Em biết uống, nhưng em không thích uống vì em biết còn phải lo cho gia đình. Sáng em phải dậy sớm, tối em phải ru con ngủ, còn anh thì vô tâm quá đà. Anh tự dọn cái đống này đi, lần sau mà mời bạn bè nhậu nhẹt quá đà thế này nữa đừng có trách!”
Tối đó, Quang dù mệt nhưng tôi không cho vào giường. Anh phải ở ngoài phòng khách dọn dẹp và ôm chăn ra đó ngủ cùng hội bạn. Sau hôm ấy, Quang có bảo hội bạn đều nể tôi một phép. Anh cũng hạn chế uống bia rượu hơn sau khi biết được tửu lượng không phải dạng vừa của vợ.
Để "bóng ma" lo lắng không hút cạn năng lượng của bạn, hãy ghi nhớ 9 điều này!
Lo lắng khiến cho thứ nhỏ xíu cũng đổ bóng thành to đùng.
Lo lắng ở một chừng mực có kiểm soát giúp bạn chuẩn bị tốt cho tương lai không bị nguy hiểm, nhưng nếu quá đà thì nó sẽ hút cạn năng lượng của bạn đấy!
Video đang HOT
Hầu hết những thứ bạn lo lắng sẽ chẳng bao giờ xảy ra
Chúng ta lo sợ rất nhiều thứ, có chuẩn bị cũng không thể chuẩn bị hết được.
Chúng ta lo sợ rất nhiều thứ, có chuẩn bị cũng không thể chuẩn bị hết được, nhưng những gì thật sự xảy ra trong số đó thường rất ít. Và những điều xảy ra cũng không kinh khủng hay đau đớn như mình ngồi tưởng tượng. Lo lắng giống như con quái vật bạn tự xây trong đầu. Càng nghĩ càng đào sâu càng to ra như quả bóng tuyết lăn mang đến cho bạn năng lượng cực kỳ tiêu cực.
Đừng để mình lạc trong nỗi sợ mơ hồ
Dành ít phút để nhìn rõ nỗi sợ có thể tiết kiệm cho bạn rất nhiều thời gian và năng lượng chịu đựng thay vì lướt nó đi, lờ nó như không hề có.
Khi nỗi sợ mơ hồ, không thể nhận ra, nó rất dễ biến thành lo lắng thái quá để rồi chúng ta tự vẽ ra những viễn cảnh thảm họa. Nhìn một cách thực tế và thực lòng thì chuyện tệ nhất có thể xảy ra là gì? Sau khi trả lời được rồi thì dành chút thời gian nghĩ tiếp coi trường hợp hiếm hoi đó xảy ra thì lúc đó mình có thể làm được gì? Dành ít phút để nhìn rõ nỗi sợ có thể tiết kiệm cho bạn rất nhiều thời gian và năng lượng chịu đựng thay vì lướt nó đi, lờ nó như không hề có.
Đừng cố đoán ý người khác
Cho là người đối diện có thật sự nghĩ những điều tấn công bạn đi chăng nữa,nhưng khi suy nghĩ của họ chưa đủ mạnh để ra lời nói hay hành động thì đừng cố đọc ý nghĩ đó, chỉ hành xử dựa trên những gì đã biểu hiện ra lời nói.Nếu không bạn sẽ cư xử thái quá và không đúng mực, mệt mình, thiệt hại thêm cho mình mà thôi! Cứ hỏi những gì mình muốn hỏi, nói những điều cần phải nói, đừng sợ phản ứng của người ta, như thế bạn cởi mở hơn nhiều.
Ng ừng suy nghĩ hay suy diễn linh tinh khi đầu óc không sáng suốt
Chỉ nên nghĩ và giải quyết vấn đề khi đầu óc khỏe nhất.
Khi đang đói hoặc chuẩn bị ngủ, tinh thần đang yếu, đừng suy nghĩ linh tinh khi cạn kiệt năng lượng như thế. Lúc này thường những nỗi lo vớ vẩn rất hay xuất hiện mà chẳng giải quyết được gì. Lúc này phải tự nói với bản thân, đây không phải là giờ để nghĩ và giải quyết, không phải thời điểm thích hợp. Chỉ nên nghĩ và giải quyết vấn đề khi đầu óc khỏe nhất, ví dụ như khi vừa ngủ dậy, hoặc khi đã ăn uống đầy đủ. Có thể cần luyện tập một chút cho quen, nhưng rồi bạn sẽ áp dụng được hiệu quả cách này.
Nhớ rằng người ta không nghĩ đến bạn nhiều như bạn nghĩ đâu
Đừng mất sức lo lắng xem mọi người nghĩ gì khi bạn nói hay làm điều gì đó.
Câu này quen thuộc nhưng khó để thuyết phục bản thân tin vào điều này. Đúng là mỗi người bận rộn biết bao nhiêu suy nghĩ, bao nhiêu điều lo toan, họ không nghĩ đến bạn đâu. Đừng mất sức lo lắng xem mọi người nghĩ gì khi bạn nói hay làm điều gì đó.
Đem nỗi lo ra ánh sáng
Khi bạn có thể nói chuyện và chia sẻ với ai đó biết nỗi lo này thì càng nhìn rõ được vấn đề là gì, có đáng để lo hay không.
Đem nỗi lo lắng ra ánh sáng, khi bạn có thể nói chuyện và chia sẻ với ai đó biết nỗi lo này thì càng nhìn rõ được vấn đề là gì, có đáng để lo hay không. Thậm chí đôi khi chỉ cần nói ra thôi đã xả được rồi, cũng chẳng cần giải quyết.
Nhiều khi người khác chỉ cần lắng nghe rồi chính bạn nói ra, tự bản thân đã có câu trả lời, đã giải quyết luôn nỗi lo của mình. Hoặc cũng có khi người khác có góc nhìn khách quan sáng suốt cho bạn nhìn thấy những khía cạnh thực tế hơn để giải quyết vấn đề. Nếu không có ai để nói, thì viết vấn đề ra cũng là một cách rất hay. Chỉ cần viết ra dù là trên blog hay sổ tay cũng khiến bạn bình tâm và nhìn thấu hơn.
Tập trung vào hiện tại
Hãy tập trung nhiều hơn vào thời điểm hiện tại.
Khi nghĩ về quá khứ quá nhiều sẽ dễ khiến bản thân lo lắng cho tương lai. Khi nghĩ về tương lai quá nhiều thì dễ bị cuốn đi với những tưởng tượng bi quan thảm họa. Hãy tập trung nhiều hơn vào thời điểm hiện tại. Có hai cách để quay về hiện tại:
Chậm lại: Đang làm bất cứ gì cũng làm chậm lại, từ từ lại để giữ bình tâm. Như thế bạn dễ nhận thức những gì đang diễn ra xung quanh mình hơn.
Ngắt và kết nối lại: Nếu thấy bắt đầu lo lắng, ngưng suy nghĩ đó ngay. Sau đó kết nối lại với hiện tại, dồn tập trung 100% vào những gì đang quanh bạn, với tất cả các giác quan: cảm nhận, nhìn, ngửi và nghe và xúc chạm.
Chuyển lo lắng dài hạn thành hành động hằng ngày để giải quyết vấn đề
Hành động mỗi ngày giúp bạn tiến gần hơn đến việc giải quyết lo lắng bận tâm.
Nhìn thực tế những gì bạn có thể kiểm soát. Khi bạn liệt kê những lo lắng của mình, hãy xác định các hành động bạn có thể thực hiện trong thời gian ngắn để giải quyết các vấn đề và bắt đầu thực hiện hằng ngày, hằng tuần hoặc hằng tháng.
Hành động mỗi ngày giúp bạn tiến gần hơn đến việc giải quyết lo lắng bận tâm. Làm việc để cải thiện tình huống xấu nhất mà bạn đã chấp nhận trong tâm trí. Quá trình này tập trung vào giải quyết những thứ trong tầm kiểm soát của bạn. Nó buộc bạn phải tìm giải pháp cho các vấn đề.
Viết ra cách bạn sẽ đối phó với vấn đề khi trường hợp tệ nhất xảy ra, nghĩ giải pháp cho nó. Ví dụ, nếu tình hình tài chính của bạn khiến bạn lo lắng, bạn cần tạo một kế hoạch để kiếm thêm hoặc chi tiêu ít hơn, hoặc đầu tư một số tiền tiết kiệm của bạn vào các cơ hội đầu tư rủi ro thấp.
Ví dụ khác, thay vì lo lắng về cân nặng của bạn, hãy tập trung vào các lựa chọn bữa tối lành mạnh có thể giúp bạn giảm cân. Thay vì lo lắng về sức khỏe lâu dài của bạn, hãy tập trung vào việc đi dạo mỗi ngày.
Tập trung vào các bước nhỏ để tiến lên
Lo lắng mà không làm gì cả chẳng giải quyết được gì. Cứ làm từng bước nhỏ, giải quyết và cải thiện các vấn đề mà mình đang lo lắng quan tâm. Khi lo lắng, cứ hỏi bản thân, giờ mình làm được gì, bước nhỏ nào có thể làm được liền để cải thiện tình hình này. Và tập trung thực hiện từng bước nhỏ phía trước. Cứ bước dần sẽ nhìn thấy bước tiếp theo hiện ra.
Cưới được vợ trẻ đẹp, chồng thẳng tay hành hạ vì 'tội làm cao' khi yêu Hôm rồi anh về nhà say khướt, lệnh cho tôi từ nay không được đi làm vì anh thừa tiền nuôi tôi. Chồng thẳng thừng anh chỉ cần tôi ngoan ngoãn hầu hạ, dạ vâng theo ý chồng, thì anh sẽ tha cho tôi cái tội 'làm cao' để anh phải vất và tìm kiếm tình yêu từ tôi trước kia... Ảnh minh...