117 tác phẩm đạt Giải Báo chí Quốc gia lần thứ VII – năm 2012
Ngày 2/6/2013, Hội đồng chung khảo Giải Báo chí Quốc gia lần thứ VII – năm 2012 đã chấm, bỏ phiếu kín, lựa chọn được 117 tác phẩm báo chí xuất sắc nhất trong số 160 tác phẩm vào chung khảo để trao giải.
Trao giải A cho các tác giả đoạt giải báo chí quốc gia lần thứ VI. (Ảnh: Nhan Sáng/TTXVN)
Theo Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng chấm Giải, Thuận Hữu: Trong số các tác phẩm báo chí thuộc các thể loại được lựa chọn trao giải, có 5 giải A, 28 giải B, 45 giải C và 39 giải Khuyến khích.
Giải Báo chí Quốc gia năm 2012 có một số điểm mới, đó là: cơ cấu giải được mở rộng từ 8 lên 11 loại giải, tách giải ảnh báo chí và giải báo điện tử riêng, bổ sung và điều chỉnh một số thể loại trong cơ cấu giải,… Các cấp Hội trong cả nước đã nhiệt tình hưởng ứng, có tới 146 đơn vị báo chí và cấp Hội tham dự; trong đó, có 59 Hội Nhà báo tỉnh, thành phố và 56 Liên chi hội, Chi hội, cơ quan báo chí Trung ương gửi tác phẩm tham dự.
Theo đánh giá của Hội đồng sơ khảo và Hội đồng chung khảo: các tác phẩm dự Giải nhìn chung có chất lượng đồng đều; các phóng viên có nhiều tìm tòi, đề tài phong phú, nội dung đa dạng; rút ngắn khoảng cách chênh lệch giữa báo chí trung ương và các địa phương, đặc biệt là sự bứt phá của thể loại phát thanh, sự xuất hiện của báo điện tử.
Những vấn đề thời sự chính trị lớn của đất nước trong năm 2012 đều được phản ánh trong tác phẩm dự giải như: Tiếp tục thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 về xây dựng Đảng, việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, về vấn đề biên giới, biển đảo; phản ánh trung thực, kịp thời, sinh động và đa dạng tình hình kinh tế – xã hội, an ninh, quốc phòng; giới thiệu những nhân tố mới, gương người tốt việc tốt, điển hình tiên tiến, thành tựu xóa đói giảm nghèo ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; khắc phục hậu quả thiên tai lũ lụt; đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực; đấu tranh với các thế lực thù địch, các hoạt động sai trái chống phá Nhà nước và chế độ; các vấn đề về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường,…
Video đang HOT
Nhiều tác phẩm dự Giải có tính phát hiện vấn đề, có tính định hướng dư luận, có tầm ảnh hưởng xã hội và được thể hiện một cách chuyên nghiệp, hấp dẫn… Tuy nhiên, vẫn chưa có nhiều tác phẩm thật xuất sắc nổi trội. Nhiều tác phẩm có nội dung tốt, nhưng cách thể hiện không mới, ít sáng tạo.
Giải báo chí quốc gia lần thứ VII- năm 2012 sẽ được trao vào dịp kỷ niệm 88 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21/6, được truyền hình và phát thanh trực tiếp trên Đài Truyền hình Việt Nam (kênh VTV1) và Đài Tiếng nói Việt Nam./.
Theo Dantri
Cần thấm nhuần bài học chủ quyền quốc gia năm 1974
"Việt Nam núi liền núi, sông liền sông, biển liền biển với nước Trung Hoa đang trỗi dậy. Việc Trung Quốc chiếm Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974 là bài học lịch sử sâu sắc với chủ quyền quốc gia"...
Đại biểu Dương Trung Quốc (Đồng Nai) có phần phát biểu "gai góc" trong phiên thảo luận toàn thể về tình hình kinh tế xã hội tại Quốc hội hôm nay, 30/5.
Đặt vấn đề, báo cáo kinh tế xã hội của Chính phủ trình Quốc hội 6 tháng một lần vào mỗi kỳ họp tựa như việc chẩn bệnh định kỳ cho sức khỏe quốc gia, đồng thời cũng là của Chính phủ để vạch ra các liệu pháp bồi bổ và chữa trị, qua nhiều nhiệm kỳ làm đại biểu Quốc hội, liên tục theo dõi các bản báo cáo này, ông Quốc cho rằng dễ nhận thấy một căn bệnh mãn tính là quan liêu, bệnh đầu tư dàn trải, tạo gánh nặng ngân sách, lãng phí lớn không đáng có. Gần đây, một bệnh mới phát sinh nhưng ngày càng tỏ ra ác tính như nợ công, nợ xấu.
Về việc chẩn bệnh, định thuốc, đại biểu bình luận, Chính phủ mới chỉ coi trọng liệu pháp tâm lý, lấy vị thuốc an thần là ưu tiên. Biểu hiện rõ ràng là các bản báo cáo bao giờ cũng mở đầu bằng việc liệt kê thành tựu, sau đó mới nói đến hạn chế, thiếu sót, trách nhiệm và những giải pháp...
Liệu pháp an thần này, đại biểu đánh giá là cần thiết để giúp đất nước bình tĩnh, tỉnh táo, xử lý tình huống. Nhưng nếu chỉ vậy, căn bệnh không thuyên giảm. Và nguy hiểm hơn hết, liệu pháp an thần làm mất ý thức cảnh giác - điều rất quan trọng vào thời điểm nhiều thách đố với đất nước.
Đánh giá bối cảnh thực tế có nhiều khó khăn, thách thức đối với công tác điều hành do hoàn cảnh chính trị, đại biểu Dương Trung Quốc cảnh báo, Việt Nam "núi liền núi, sông liền sông, biển liền biển với nước Trung Hoa đang trỗi dậy". Ông Quốc ví von, đó là "căn bệnh thời khí" không tốt cho sức khỏe quốc gia. Cần quan tâm đến vấn đề này, không chỉ trong ngắn hạn, để triệt để chữa trị sớm, nếu không muốn dẫn đến bệnh trạng bùng phát vào thời điểm không lường trước được, đe dọa sự an nguy của quốc gia.
Đi thẳng vào lĩnh vực ngoại giao, quốc phòng - lâu nay ít được chú ý hơn trong sinh hoạt Quốc hội, chỉ được đề cập thoáng qua trong các bản báo cáo của Chính phủ so với lĩnh vực kinh tế, đời sống xã hội, đại biểu lưu ý, 2 vấn đề rất hệ trọng, nhạy cảm, đòi hỏi phải có phương thức tiếp cận đặc thù.
Bản cáo cáo tại kỳ họp này được đại biểu khái quát "vẫn là những dòng chữ ít thay đổi với các báo cáo trước về chủ quyền lãnh thổ quốc gia, an ninh chính trị vẫn được bảo đảm, quan hệ và vị trí quốc gia, an ninh chính trị vẫn được bảo đảm, quan hệ và vị trí quốc gia trên chính trường quốc tế vẫn được củng cố. Đảng và Chính phủ vẫn quan tâm và kiên quyết trong công cuộc bảo vệ chủ quyền tăng cường tiềm lực quốc phòng và củng cố thế trận quốc phòng toàn dân"...
Chia sẻ với những nỗ lực, trách nhiệm nặng nề của Chính phủ, ông Quốc gợi ý giải pháp tăng sức mạnh của nền quốc phòng toàn dân bằng cách tạo sự đồng thuận cao trong toàn thể nhân dân. Một lần nữa đứng từ góc nhìn lịch sử, ông Quốc dẫn lại đến Hội nghị Diên hồng thời Trần, đến Hội thề Lũng Nhai gắn với thời Lê như những câu chuyện kinh điển về ứng xử của các nhà lãnh đạo quốc gia nhằm xây dựng sự đoàn kết, sức mạnh vui tôi đồng lòng, tướng sĩ đồng tâm.
Nhắc lại lời dạy của Bác Hồ "Đoàn kết chúng ta giữ được nước, mất đoàn kết thì chúng ta mất nước", ông Quốc tỏ ý băn khoăn vì Chính phủ dường như ít quan tâm đến vấn đề này trong báo cáo.
Đại biêu Dương Trung Quôc nhân định, sự kiên Trung Quôc chiêm Hoàng Sa của Viêt Nam năm 1974 là môt bài học lịch sử sâu sắc vê chủ quyên quôc gia (Ảnh: Việt Hưng).
Đại biểu kể lại một chuyện nhỏ báo chí đã phản ánh về tình trạng từ nhiều năm nay tại tỉnh Quảng Ngãi, dân vào rừng, lên nương chặt cây trâm loại cây thân gỗ có bộ rễ giữ nước cho rừng, cho đất để mang xuống đường cái thu gom bán cho người Trung Quốc. Chính quyền bắt được, không có chế tài xử phạt nên chỉ phạt vận chuyển cồng kềnh, và cho đi. Mất cây, đất không giữ được nước, bạc mầu dân khổ. Đại biểu cho rằng, trong việc này "lỗi chính thuộc về nhà nước".
Ông Quốc nhắc nhở, sang năm sẽ tròn 40 năm sau sự kiện Trung Quốc chiếm Hoàng Sa của Việt Nam (năm 1974) và 35 năm cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc (năm 1979). Đó là những bài học lịch sử sâu sắc về chiến tranh và cũng là về hòa bình. Việt Nam cần thấm nhuần những bài học lịch sử đó để bảo vệ vững chắc được chủ quyền và giữ gìn được hòa hiếu lâu bền với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới.
Quan điểm của ông Quốc gặp nhiều chia sẻ, băn khoăn của các đại biểu Quốc hội tại kỳ họp này. Trong phiên thảo luận về tình hình kinh tế xã hội tại các tổ diễn ra tuần trước, rất nhiều đại biểu đã phát biểu, bày tỏ lo ngại, "nóng ruột" về vấn đề quốc phòng, an ninh, đối ngoại.
Bản tổng hợp ý kiến sau phiên thảo luận này của Đoàn thư ký kỳ họp cho biết, nhiều đại biểu cảnh báo Việt Nam chưa có chiến lược phát triển quốc phòng, an ninh, nhất là trên biển. Nhiều đại biểu lo ngại về việc hiện các thế lực thù địch không ngừng chống phá thông qua nhiều hình thức. Ngoài việc phản động nước ngoài kết cấu với phản động trong nước kích động, lôi kéo nhân dân ở các vùng trọng điểm, chống lại Nhà nước thì ở vùng sâu, vùng xa, việc truyền đạo trái phép diễn ra phức tạp, làm ảnh hưởng đến đời sống nhân dân.
Tình hình biển Đông thì đang diễn ra rất phức tạp, chưa có biện pháp cụ thể để kiểm soát mọi vấn đề về chủ quyền trên biển. Trong khi đó, báo cáo về tình hình kinh tế xã hội của Chính phủ chưa thể hiện rõ về vấn đề biển Đông, chưa đánh giá đúng bản chất của công tác đối ngoại và quốc phòng, an ninh.
Đại biểu kiến nghị nên tăng cường công tác ngoại giao để từng bước củng cố an ninh quốc gia, bảo vệ Tổ quốc. "Xử lý tốt vấn đề Biển Đông mới là mục tiêu lâu dài để ổn định phát triển mọi mặt về kinh tế, xã hội" - báo cáo nêu nhận định của các đại biểu.
Các đại biểu "thúc" Chính phủ cần quyết liệt trong vấn đề biển Đông, bảo vệ biển đảo và toàn vẹn lãnh thổ. Một trong những hướng triển khai thiết thực nhất là chú trọng phát triển kinh tế biển, hỗ trợ ngư dân bám biển, tăng cường an ninh, quốc phòng, bảo vệ chủ quyền biển đảo.
Theo Dantri
Đại biểu "thúc" Chính phủ quyết liệt trong vấn đề biển Đông Sốt ruột vì tình hình biển Đông phức tạp, chưa có biện pháp cụ thể để kiểm soát mọi vấn đề diễn ra trên biển, ĐBQH yêu cầu Chính phủ quyết đoán hơn trong mối quan hệ với Trung Quốc, phân biệt hành vi xâm phạm và xâm lược để xử lý phù hợp. Báo cáo tổng hợp ý kiến các đại biểu...