116 quốc gia ủng hộ điều tra nguồn gốc dịch COVID-19
Tại cuộc họp Đại hội đồng WHO hôm 18/5, có 116 quốc gia ủng hộ đề xuất mở cuộc điều tra quốc tế về dịch COVID-19 do Australia kêu gọi.
Đề xuất mở cuộc điều tra quốc tế về dịch COVID-19 do Australia kêu gọi được đưa ra xem xét chính thức trong cuộc họp Đại hội đồng Tổ chức Y tế thế giới (WHO) diễn ra vào ngày 18/5. Theo đó, cuộc bỏ phiếu liên quan đến vấn đề này dự kiến sẽ diễn ra vào sáng 19/5.
Ban đầu có 62 quốc gia ủng hộ đề xuất của Canberra, trong đó có Nga, Ấn Độ, Nhật Bản, Anh, Canada, Indonesia và 27 nước thành viên của Liên minh Châu Âu. Sau đó, các nước như Brazil, Hàn Quốc, Mexico, Thổ Nhĩ Kỳ và New Zealand lên tiếng ủng hộ. Mới đây, 54 quốc gia châu Phi cũng lên tiếng tán thành đề xuất trên.
Thủ tướng Australia Scott Morrison. (Ảnh: ABC News)
Video đang HOT
Bình luận về vấn đề này, Ngoại trưởng Australia Marise Payne khẳng định đây là điều đáng khích lệ khi nhiều quốc gia lên tiếng ủng hộ cuộc điều tra về dịch bệnh, vốn tác động nghiêm trọng tới nền kinh tế thế giới và cướp đi sinh mạng của hơn 300.000 người.
“Tôi không muốn suy đoán về kết quả, các cuộc thảo luận sẽ diễn ra vào tối nay. Tôi nghĩ đó là chiến thắng cho cộng đồng quốc tế”, bà Payne nói trong tuyên bố đưa ra hôm 18/5.
Theo ABC News, ngôn ngữ trong dự thảo đề xuất được cân nhắc cẩn thận và không đề cập đến Trung Quốc. Cuộc thảo luận cũng không nhắc tới tới Vũ Hán, nơi dịch bệnh bắt đầu bùng phát.
Nhưng tài liệu này nhấn mạnh, WHO nên làm việc với Tổ chức Thú y Thế giới để xác minh nguồn gốc của virus và con đường lây nhiễm sang người, bao gồm vai trò của các vật chủ trung gian.
Liên quan tới đề xuất của Canberra, Phó Giám đốc Y tế Australia Paul Kelly khẳng định điều quan trọng là “đi đến tận cùng” của những gì đã xảy ra.
“Tôi nghĩ rằng điều quan trọng nhất là thay vì đổ lỗi cho một quốc gia cụ thể hoặc một quốc gia khác, chúng ta cần đi đến tận cùng những gì đã xảy ra. Và một phần trong đó là về nguồn gốc, nơi virus này khởi phát”, ông này cho hay.
Bộ trưởng Nông nghiệp Australia David Littleproud khẳng định, cuộc điều tra là trách nhiệm cần phải thực hiện, khi dịch bệnh khiến 300.000 thiệt mạng.
Australia là quốc gia đầu tiên sau Mỹ kêu gọi mở cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc virus SARS-CoV-2, động thái khiến Trung Quốc giận dữ.
Trung Quốc trước đó khẳng định đề xuất của Australia là hành động mang động cơ chính trị, hùa theo Mỹ. Bắc Kinh sau đó ngừng nhập khẩu thịt bò từ 4 lò mổ của Australia, động thái mà các chuyên gia tin rằng là hành động trả đũa.
Canberra sau đó đề xuất đối thoại nhưng Trung Quốc đã phớt lờ.
WHO: Virus gây Covid-19 có thể không bao giờ biến mất
Virus corona chủng mới gây dịch viêm phổi cấp Covid-19 có thể tồn tại mãi như HIV, lãnh đạo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo.
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus (phải) và Giám đốc chương trình khẩn cấp của WHO Mike Ryan (Ảnh: Reuters)
"Chúng ta đang chứng kiến một loại virus lần đầu xâm nhập vào loài người. Vì vậy, rất khó để đoán định khi nào có thể ngăn chặn được nó. Một điều quan trọng cần bàn đến đó là, virus này có thể trở thành loại virus như thường thấy trong cộng đồng chúng ta và có thể không bao giờ biến mất", Reuters dẫn lời Giám đốc chương trình khẩn cấp của WHO Mike Ryan cho biết ngày 13/5.
"Tôi cho rằng, chúng ta cần phải thực tế. Không ai có thể dự đoán khi nào dịch bệnh này sẽ biến mất. Tôi cho là không có gì hứa hẹn điều đó, không thể dự đoán được khi nào", ông Ryan nói thêm và nhấn mạnh rằng con người có thể phải chấp nhận sống chung với dịch bệnh này giống như việc "HIV chưa biến mất".
Tuy nhiên, ông Ryan cũng khẳng định thế giới đến nay đã kiểm soát được phần nào cách ứng phó với đại dịch Covid-19. Ông cho rằng, thế giới vẫn cần nỗ lực rất nhiều ngay cả đến khi tìm ra vắc xin phòng bệnh. Hiện tại hơn 100 loại vắc xin phòng Covid-19 đang được phát triển, trong đó một số loại đã được thử nghiệm lâm sàng, song việc tìm bào chế ra vắc xin thực sự hiệu quả vẫn là một thách thức lớn.
Dịch Covid-19 khởi phát từ Vũ Hán, Trung Quốc cuối năm ngoái, đến nay đã khiến hơn 4 triệu người mắc bệnh và gần 300.000 người tử vong. Chính phủ các nước đang đau đầu bài toán khi nào mở cửa kinh tế trở lại và mở cửa như thế nào để tránh nguy cơ bùng phát làn sóng lây nhiễm thứ hai.
Người Việt mắc kẹt trên tàu viễn dương do Covid-19 Minh Trí, người Việt 26 tuổi làm việc trên tàu của Hà Lan, mong muốn được về nước khi tàu phải lênh đênh ngoài khơi Panama tránh dịch. "Hơn hai tháng nay tôi không được lên bờ, do công ty quản lý yêu cầu tất cả thuyền viên ở trên tàu để phòng Covid-19", Trí nói với VnExpress qua email gửi từ tàu...