1.130 tỷ đồng mở rộng quốc lộ qua Đồng Tháp, Tiền Giang
Dự án nâng cấp, mở rộng 33 km của quốc lộ 30 nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải ngày càng cao, góp phần kéo giảm ùn tắc, phát triển kinh tế xã hội các tỉnh Tây Nam Bộ.
Ngày 17/5, Bộ Giao thông vận tải tổ chức động thổ Dự án nâng cấp mở rộng quốc lộ 30 qua địa bàn Tỉnh Đồng Tháp và Tiền Giang với gần 33 km, tổng mức đầu tư hơn 1.130 tỷ đồng. Theo thiết kế, cầu cống, mặt đường trên toàn tuyến sẽ được nâng cấp mở rộng để đạt tốc độ 60km-80/h, đảm bảo tải trọng lưu thông. Công trình dự kiến hoàn thành sau 18 tháng.
Lãnh đạo Bộ GTVT cùng lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp và chủ đầu tư thực hiện nghi thức động thổ dự án. Ảnh: T.P.
Video đang HOT
Quốc lộ 30 là tuyên giao thông quan trong cua tinh Đông Tháp, kêt nôi giao thuong hàng hoá vơi các tinh Tiên Giang, Long An, TP HCM và đuơng Hô Chí Minh đoan My An – Cao Lãnh – Vàm Công, tuyên cao tôc Trung Luong – Cân Tho, quốc lộ 1. Ngoài ra, tuyên đường cung đảm nhận viẹc kêt nôi giao thuong hàng hoá các tinh khu vưc Đông băng sông Cưu Long và Tây Nam bọ vơi các vùng kinh tê trong điêm Đông Nam bọ, bao đam an ninh quôc phòng khu vưc biên giơi Tây Nam.
Việc cải tạo, nâng cấp mở rộng quốc lộ 30 qua địa bàn Đồng Tháp và Tiền Giang không những đáp ứng nhu cầu vận tải ngày càng tăng cao, giảm ùn tắc và tai nạn giao thông mà còn kết nối hiệu quả các tuyến đường, tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội..
Tại lễ động thổ, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể đề nghị chính quyền tỉnh Tiền Giang, Đồng Tháp và bà con nhân dân trong vùng có dự án đi qua phối hợp, bàn giao mặt bằng đúng hạn. “Nếu làm tốt công tác giải phóng mặt bằng thì 80% dự án sẽ hoàn thành đúng tiến độ”, Thứ trưởng nhấn mạnh.
Hữu Công
Theo VNE
Sáp nhập 6 xã để mở rộng thị xã Sầm Sơn
Với 100% đại biểu có mặt, Thường vụ Quốc hội sáng 14/5 đã thông qua 6 đề án sáp nhập, chia tách, mở rộng địa giới hành chính của một số tỉnh thành, trong đó có việc mở rộng thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Thường vụ Quốc hội đã thông qua nghị quyết điều chỉnh toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của 6 xã: Quảng Châu, Quảng Thọ, Quảng Vinh, Quảng Minh, Quảng Hùng, Quảng Đại về thị xã Sầm Sơn quản lý.
Sau khi điều chỉnh, thị xã Sầm Sơn có trên 4.500 ha diện tích tự nhiên, hơn 100 nghìn nhân khẩu và 11 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 4 phường (Bắc Sơn, Trung Sơn, Trường Sơn, Quảng Tiến) và 7 xã (Quảng Cư, Quảng Châu, Quảng Thọ, Quảng Vinh, Quảng Minh, Quảng Hùng, Quảng Đại).
Thị xã Sầm Sơn được mở rộng để áp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. Ảnh:Mạnh Cường.
Theo báo cáo của Chính phủ, thị xã Sầm Sơn là đô thị lớn thứ 2 của tỉnh Thanh Hóa, là một trong những trung tâm du lịch biển của cả nước nhưng có diện tích tự nhiên nhỏ (1.788,83 ha), trong đó phần diện tích đất chưa sử dụng còn rất ít (65,07 ha), thiếu quỹ đất cho phát triển đô thị. Trong khi đó, 6 xã thuộc huyện Quảng Xương có vị trí liền kề với thị xã Sầm Sơn, việc chuyển 6 xã này về thị xã Sầm Sơn quản lý sẽ tạo thuận lợi cho phát triển đô thị và kinh tế - xã hội trên địa bàn. Cũng nằm trong đề án điều chỉnh địa giới hành chính của tỉnh Thanh Hóa, hai thị trấn Nông Cống và Rừng Thông cũng được mở rộng.
Thường vụ Quốc hội cũng thông qua 5 đề án thành lập các thị xã Duyên Hải và các phường thuộc thị xã Duyên Hải (Trà Vinh); Long Mỹ và 4 phường thuộc thị xã Long Mỹ (Hậu Giang); Phổ Yên và 4 phường thuộc thị xã Phổ Yên và thành lập phường Lương Sơn thuộc thị xã Sông Công và thành phố Sông Công (Thái Nguyên); Giá Rai và 3 phường thuộc thị xã Giá Rai (Bạc Liêu); thành lập mới huyện Phú Riềng thuộc tỉnh Bình Phước. Tổng nhu cầu vốn đầu tư của 6 đề án khoảng 26.000 tỉ đồng.
Võ Hải
Theo VNE
Bình Định bảo vệ gần 1.400 cây xanh khi mở rộng quốc lộ Mở rộng quốc lộ 1D, tỉnh Bình Định cho bứng nguyên gốc rễ 1.400 cây xanh lâu năm ở TP Quy Nhơn đem về nuôi dưỡng, chờ xong dự án sẽ trồng trở lại. Bình Định huy động xe cẩu chuyên dụng bứng nguyên bộ rễ, di dời gần 1.400 cây xanh phục vụ thi công. Ảnh: N.Phuc. Ngày 25/3, ông Đỗ Đình...