1/10 trẻ em Mỹ mắc COVID-19
Theo báo cáo mới nhất của Học viện Nhi khoa Mỹ (AAP) và Hiệp hội bệnh viện Nhi, nước Mỹ đã có trên 7,5 triệu trẻ em dương tính với COVID-19, chiếm 10% tổng số trẻ em ở nước này.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ em tại Los Angeles, California (Mỹ). Ảnh minh họa: Getty Images/TTXVN
Cụ thể báo cáo cho biết, tính đến hết ngày 23/12, Mỹ có 7.565.416 trẻ em mắc COVID-19, chiếm 17,4 tổng số ca mắc của cả nước. Trung bình cứ 100.000 em thì có 10.052 em mắc bệnh, một tỷ lệ được báo cáo đánh giá là “rất cao và đang ngày càng gia tăng”.
Cũng theo báo cáo, tính trong tuần kết thúc ngày 23/12, Mỹ ghi nhận gần 199.000 ca mắc COVID-19 ở trẻ em, tăng tới 50% so với tuần đầu tháng và là tuần thứ 20 liên tiếp ghi nhận hơn 100.000 ca mắc mới ở trẻ em. So với thời điểm đầu tháng 9, Mỹ hiện đã có thêm hơn 2,5 triệu trẻ em mắc bệnh.
Video đang HOT
Về số ca nhập viện và tử vong vì COVID-19, báo cáo cho biết trẻ em chiếm 1,8-4,1% tổng số ca nhập viện tại Mỹ và 0,27% tổng số ca tử vong. Báo cáo kết luận: “Tại thời điểm này, triệu chứng COVID-19 nặng ít phổ biến ở trẻ em nhưng cần thu thập thêm dữ liệu về triệu chứng bệnh nặng do mắc các biến thể mới cũng như những tác động lâu dài của COVID-19 tới sức khỏe trẻ em, bao gồm cả tác động tới sức khỏe thể chất, tâm lý và tinh thần”.
Giới chức y tế Mỹ hối thúc người dân tiêm vaccine ngừa COVID-19 mũi tăng cường
Giới chức y tế Mỹ ngày 19/12 hối thúc người dân tiêm vaccine mũi tăng cường phòng ngừa dịch bệnh COVID-19, đồng thời đeo khẩu trang và thận trọng nếu đi nghỉ trong mùa Đông.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em tại Los Angeles, California (Mỹ). Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu trong chương trình "Face the Nation" của Đài CBS, Giám đốc Viện Y tế quốc gia Mỹ, ông Francis Collin, cảnh báo số ca nhiễm biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 sẽ tăng mạnh tại Mỹ trong 2 tuần tới. Do đó, ông nêu rõ: "Một thông điệp quan trọng hiện nay là nếu bạn đã tiêm vaccine và tiêm mũi tăng cường, bạn đã được bảo vệ tốt trước biến thể Omicron có thể khiến bạn mắc bệnh nặng". Ông Collin cũng kêu gọi những người nằm trong số 60% đủ điều kiện tiêm mũi tăng cường tại Mỹ cần đi tiêm ngay trong tuần này.
Trong khi đó, Thượng nghị sĩ Mỹ Elizabeth Warren ngày 19/12 cho biết bà đã mắc COVID-19, song chỉ biểu hiện triệu chứng nhẹ. Theo bà Warren, bà đã tiêm mũi vaccine tăng cường và xét nghiệm COVID-19 thường xuyên. Nữ Thượng nghị sĩ, 72 tuổi, nhấn mạnh chính việc tiêm vaccine và tiêm mũi tăng cường đã giúp bảo vệ bà không bị biến chứng nặng.
Cùng ngày, Tiến sĩ Anthony Fauci, cố vấn y tế của Nhà Trắng và là chuyên gia dịch tễ hàng đầu của Mỹ cảnh báo mùa Đông ảm đạm trong bối cảnh biến thể Omicron tạo ra làn sóng lây nhiễm mới trên toàn cầu, kéo theo các biện pháp hạn chế tại nhiều nước.
Phát biểu với hãng tin NBC News, Tiến sĩ Fauci nhấn mạnh khả năng lây lan nhanh của Omicron. Kể từ khi Nam Phi thông báo trường hợp đầu tiên nhiễm Omicron vào ngày 25/11, đến nay, biến thể này đã xuất hiện ở hàng chục quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Lo ngại sự lây lan của biến thể Omicron, nhiều nước đã tái áp đặt các biện pháp hạn chế đi lại cùng nhiều biện pháp khác. Hiện Omicron chiếm khoảng 3% số ca mắc COVID-19 tại Mỹ.
Dù có những dấu hiệu cho thấy Omicron không nghiêm trọng bằng Delta - hiện vẫn là biến thể chủ đạo tại nhiều nước - song dữ liệu ban đầu cho thấy biến thể mới này có thể kháng vaccine và có khả năng lây lan cao hơn. Tiến sĩ Fauci khuyến cáo không nên chủ quan về mức độ nghiêm trọng của Omicron. Theo ông, mặc dù tại Nam Phi, tỷ lệ nhập viện do biến thể Omicron thấp hơn so với Delta, song điều này có thể do khả năng miễn dịch có được từ đợt lây nhiễm trước đó. Chuyên gia dịch tễ hàng đầu của Mỹ nêu rõ khi có quá nhiều ca lây nhiễm, kể cả ít nghiêm trọng, thì các bệnh viện vẫn có thể chịu áp lực trong 1 đến 2 tuần tới, đặc biêt là tại những khu vực có tỷ lệ tiêm chủng thấp. Do đó, ông hối thúc những người dân Mỹ đi tiêm chủng và tiêm mũi tăng cường.
Thống kê của Trung tâm kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ cho thấy trong khi hơn 70% dân số nước này đã tiêm ít nhất 1 mũi vaccine ngừa COVID-19, vẫn còn 50 triệu người đủ điều kiện tiêm chủng chưa được bảo vệ trước sự tấn công của virus. Tiến sĩ Fauci khẳng định: "Không bao giờ là quá muộn để tiêm phòng và nếu bạn đã tiêm phòng, hãy đi tiêm mũi tăng cường". Bên cạnh đó, ông nhấn mạnh việc duy trì đeo khẩu trang và xét nghiệm thường xuyên cũng là những yếu tố then chốt có thể chống lại sự lây nhiễm.
Liên quan tình hình dịch COVID-19 tại Mỹ, ngày 18/12, bang New York ghi nhận số ca mắc mới trong ngày ở mức cao kỷ lục ngày thứ 3 liên tiếp, với 22.478 ca. Trước tình hình trên, Thị trưởng New York Bill de Blasio hối thúc người dân đi tiêm vaccine hoặc tiêm mũi tăng cường, đồng thời cho biết chính quyền thành phố sẽ chi 10 triệu USD để tiến hành chiến dịch quảng cáo thúc đẩy việc tiêm mũi tăng cường. Trong khi đó, Thống đốc bang Colorado Jared Polis đang cân nhắc thay đổi định nghĩa tiêm đầy đủ vaccine tại bang này từ 2 mũi lên 3 mũi.
Theo kế hoạch, Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ có bài phát biểu trong ngày 21/12 về số ca mắc đang gia tăng tại nước này, đưa ra thông điệp hối thúc người dân chưa tiêm vacine đi tiêm phòng và những người đã tiêm vaccine đi tiêm mũi tăng cường.
COVID-19 tới 6h sáng 12/9: Thế giới vượt 225 triệu ca mắc; Nga đứng đầu về ca tử vong mới Theo trang mạng worldometer.info, trong vòng 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 439.000 ca bệnh COVID-19 và gần 7.500 ca tử vong. Tổng số ca bệnh từ đầu dịch tới nay đã vượt 225 triệu ca, trong đó trên 4,63 triệu ca tử vong. Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân nhiễm COVID-19 tới bệnh viện ở Miami, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN...