11 tình huống “không bao giờ trở lại như xưa” sau khi có con nhỏ
Việc chào đón thành viên mới không chỉ là niềm vui với đại gia đình, mà đó còn đánh dấu bước ngoặt cuộc sống vợ chồng bước sang một trang mới – nhiều lo toan, trách nhiệm nhưng cũng nhiều hạnh phúc hơn.
Giây phút đầu tiên chào đón con ra đời có lẽ là giây phút đáng nhớ và hạnh phúc nhất của các ông bố bà mẹ khi gia đình có thêm thành viên mới, mọi người đều được lên chức. Song tại giây phút đó, chắc chắn các cặp đôi không thể ngờ sự xuất hiện của một em bé lại có thể khiến cuộc sống sau này thay đổi hoàn toàn đến vậy. Dưới đây là 11 tình huống đúng với tất cả bố mẹ, so sánh cuộc sống nhàn hạ vô lo vô nghĩ trước khi có con và bận rộn sau khi có con.
Sau khi có con, các bà mẹ sẽ hiếm khi có thời gian thảnh thơi chăm sóc cho bản thân, sơn móng tay hay buôn điện thoại với bạn bè, đặc biệt là vào những năm tháng đầu đời của con. Khi con chào đời, là khi mẹ xác định từ nay luôn có một cái “đuôi” bám chặt lấy mình.
Tình cảnh thường gặp và không có gì gây bất ngờ với những gia đình có con nhỏ. Bạn sẽ không thể yên một phút nào, kể cả khi đi tắm, chúng cũng sẽ tìm gọi “mẹ ơi, mẹ ơi”.
Khi còn là “vợ chồng son”, bạn thoải mái cùng chồng xem những bộ phim kinh điển, có thể vừa thưởng thức vừa nhậu xuyên đêm. Nhưng khi có con, nếu muốn xem phim thì phải chấp nhận sự “phá đám” của con.
Sau khi có con, các bà mẹ dần làm quen với việc một tay ôm con, tay kia làm việc. Nếu hỏi ai có thể khiến các ông bố bà mẹ trở nên mạnh mẽ, toàn năng hơn thì đó chính là những đứa trẻ.
Mọi sở thích cũng sẽ thay đổi hoàn toàn sau khi có con. Khi có con nhỏ, các hoạt động vui chơi, giải trí của bạn cũng chỉ xoay quanh con mà thôi.
Video đang HOT
Trẻ con là chiếc đồng hồ báo thức “quyền lực” nhất. Nếu bạn là người luôn dậy muộn, thì hãy kết hôn và sinh con, đứa trẻ sẽ giúp bạn luôn dậy sớm.
Khi có sự xuất hiện của đứa con, các cặp vợ chồng sẽ ít có thời gian ở bên cạnh nhau, thay vào đó, mọi sự quan tâm đều đổ dồn vào đứa trẻ. Đây cũng là điều dễ hiểu vì mọi bố mẹ đều muốn đem tới cho con những điều tốt đẹp nhất.
Nếu có con gái, các ông bố sẽ phải làm quen với việc chơi trò trang điểm và phó mặc hoàn toàn gương mặt của mình cho con, không dám phản kháng gì.
Bản năng làm bố mẹ là thứ khiến chúng ta tận tâm chăm sóc con mà không kêu ca hay cảm thấy ghê sợ.
Thay vì chụp ảnh và đăng lên mạng, mối quan tâm những năm đầu tiên khi có con nhỏ và đảm bảo lượng sữa cho con. Các bà mẹ có thể nói hàng giờ về các vấn đề chăm sóc con cái, không bao giờ thấy chán.
Phong cách đi du lịch của các gia đình có con nhỏ cũng khác hoàn toàn, không còn là những chuyến đi mạo hiểm, khám phá và là nghỉ dưỡng, chọn điểm đến thân thiện với trẻ nhỏ.
Hải Vân
Không có công việc nào thấp kém
Ai cũng bảo Sài Gòn rất dễ sống, nhưng cụ thể là chúng tôi đây, toàn những người có chút ít trình độ, thì lại trong hoàn cảnh khó khăn này.
Anh Ti Vi thân mến,
Tôi thấy anh thường trả lời về mặt tình cảm. Tôi lại muốn hỏi ý kiến anh về mặt tài chính, vì chúng tôi đang rất bế tắc việc tiền nong.
Tôi 56 tuổi, trước là thủ thư ở một trường cấp III. Con gái tôi 28 tuổi, rất ngăn nắp, chưa có người yêu. Hai mẹ con tôi sống với nhau ở Sài Gòn. Tôi đã nghỉ hưu, lương hưu rất thấp. Con gái tôi tốt nghiệp ngành kinh tế, nhưng cũng vừa mới nghỉ việc vì công ty giải thể. Nhà chúng tôi bề ngang chỉ 2,4m, dài 9m, trong hẻm sâu, không thể cho ai thuê, mà cũng không thể bán hàng.
Thưa anh Ti Vi, hiện chúng tôi sống nhờ vào số tiền tiết kiệm được hồi tôi và cháu còn đi làm. Chúng tôi sống rất tằn tiện và gần như không còn bạn bè, không thể du lịch, xem phim. Giải trí duy nhất của cả hai mẹ con là hai chiếc điện thoại để vào đọc tin tức trên mạng.
Chúng tôi cũng thu xếp hết mức để nhà cửa vẫn gọn gàng, ăn uống vẫn đủ chất, ngon miệng (cả hai mẹ con đều biết nấu ăn) vì chúng tôi sợ ở nhem nhuốc, ăn vạ vật thì sinh đau ốm.
Tôi vẫn bình thường, tuy không thật khỏe. Con gái tôi cũng thế. Cho nên may mắn là chưa ai đau ốm, không thì không biết lấy đâu ra tiền thuốc (mặc dù chúng tôi đều mua bảo hiểm y tế). Con gái tôi cũng đi tìm việc, nhưng ở đâu cũng thừa người. Có những nơi nhận thì lương rất thấp, thật sự không đủ tiền xăng xe; nếu đi làm như thế, thêm ăn cơm bụi và hiếu hỷ đồng nghiệp có lẽ còn tốn hơn.
Chúng tôi thật sự không biết phải làm sao. Tiền tiết kiệm thì cạn dần, mặc dù đã tiêu rất "li ti". Ai cũng bảo Sài Gòn rất dễ sống, nhưng cụ thể là chúng tôi đây, toàn những người có chút ít trình độ, thì lại trong hoàn cảnh khó khăn này.
Theo anh thì phải làm sao? Mong anh cho ý kiến giúp. Cảm ơn anh nhiều.
V.M.H.
Chị V.M.H. thân mến,
Tôi đọc thư của chị và nhớ ngay tới một trải nghiệm của bản thân:
Hồi đầu những năm 2000, đứa cháu gái trong nhà nhận công việc ở Hà Nội. Lần đầu tiên nó xa nhà, lại là cháu cưng của đại gia đình, nên bà nội rất lo lắng, âm thầm thu xếp các việc ngoài ấy mà vẫn không để con bé có cảm giác mất độc lập. Một trong những việc bà thu xếp là nhờ kiếm được cho con bé một người chuyên nấu cơm, dọn nhà, và chỉ dẫn cháu nó cách cư xử sao cho "hợp thổ nhưỡng".
Sau khoảng một tháng, cô cháu gái gọi cho tôi, nhờ tôi nói làm sao để chị giúp việc kia nghỉ. Lý do là: "Cô ấy giỏi quá, làm cái gì cũng tinh tươm, có lẽ gốc cô ấy phải rất khá giả. Cô ấy nấu ăn cực ngon, để nấu cho mình con thì phí lắm, nếu bán hàng ăn chắc chắn thành công".
Tôi bảo: "Sao cháu không tự nói với cô ấy như vừa nói?".
"Cháu nói thì cô ấy sẽ nghĩ cháu đuổi khéo".
Và tôi gọi điện cho chị giúp việc, nói ý kiến của cháu gái tôi, rằng chị nên mạnh dạn mở hàng ăn.
Đã hơn mười năm rồi, chị ấy nay đã có một quán ăn đông khách, bán cả sáng lẫn chiều. Cháu tôi cũng đã trưởng thành, có vị trí cao ở công ty, nhưng luôn tự hào bảo: "Cháu không bao giờ sợ chết đói, vì cháu có thể giúp việc nhà rất giỏi".
Thưa chị V.M.H.,
Vấn đề là chị và con gái chị cần phải có việc làm, để ra ngoài, để kiếm được một thứ tiền trôi chảy, từ lao động. Đừng quá tính toán tiền xăng xe, cơm hàng cháo chợ. Lạc hậu và tù túng mới là mất mát lớn nhất. Có đi làm mới có người nhận ra những tiềm năng trong ta mà ta chưa thấy, từ đó mở ra những cơ hội mới. Chưa kể con gái chị cũng cần đi làm vì ra ngoài thì mới có các "nhân tố" để làm quen.
Làm gì thưa chị? Làm gì cũng được. Đừng chê công việc gì hết. Không có lao động nào là thấp kém, chỉ có thái độ thế nào trong lao động mới bị coi là thấp kém. Nuôi bệnh, nấu ăn, thu dọn quán ăn... là những công việc ít người chịu làm, nên khi có người chịu làm mà làm giỏi, làm chăm thì ai cũng quý, cũng cần, và không bao giờ hết việc.
Nghề thủ thư trước kia của chị cũng sẽ có lúc dùng khi làm những công việc tưởng như không liên quan. Nhưng đừng để nó níu kéo khiến mình thành sĩ diện, không làm được việc gì mà ngỡ như "thấp kém" hơn.
Phải lao động, và nên lao động. Lao động cho dù không đủ sống vẫn còn có ích cho ai đó. Còn những lợi ích khác của lao động, nhưng e thư đã dài. Chúc chị và cháu có được quyết định mạnh dạn và sáng suốt để sống cởi mở hơn, "có lối thoát" hơn. Nên nhớ, sổ tiết kiệm có to đến mấy vẫn luôn là ngõ cụt, chị nhé.
Ti Vi
Tôi ước vợ đừng bao giờ nhắc đến sai lầm cũ Tôi đã sai lầm, nhưng vợ đã giúp tôi hiểu ra sai lầm đó nhưng cả đời cô ấy không bao giờ tha thứ... Yêu vợ ngay từ lần gặp nhau đầu tiên, tôi tìm mọi cách để chinh phục cô ấy. Tôi đã phải bỏ một công việc tốt trong Nam, trở về Bắc để làm đám cưới, vì sợ vợ sẽ...