11 thực phẩm tuyệt đối không được cho vào lò vi sóng
Lò vi sóng là một thiết bị gia dụng đang rất được ưa chuộng bởi tính tiện lợi của chúng. Tuy nhiên, không phải loại thực phẩm nào các bà nội chợ cũng có thể sử dụng thiết bị này.
1. Trứng
Khi cho trứng vào lò vi sóng, bạn sẽ tạo ra một vụ nổ bởi nhiệt độ dung dịch bên trong quả trứng tăng cao, khí nóng không có chỗ thoát hơi, vì vậy trứng sẽ bị nổ.
Nếu vẫn muốn sử dụng lò vi sóng để làm để chế biến trứng thì trước khi cho vào lò vi sóng, bạn có thể đập quả trứng ra, cho vào dụng cụ chịu nhiệt, dùng nĩa đâm vào lòng đỏ cho trứng có chỗ thoát hơi và bọc màng nhựa lại (loai dung cho lo vi song).
2. Trái cây
Các bạn không nên cho trái cây vào lò vi sóng bởi nhiệt độ cao sẽ khiến trái cây mất đi những chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Đặc biệt là bạn không nên cho nho vào lò vi sóng, dù là nho tươi hay nho khô bởi nho sẽ bị nổ tung và thải ra nhiều khí plasma làm hư lò.
3. Cà rốt
Trong cà rốt có chứa sắt, magiê và selen. Vì vậy, nếu bạn cho cà rốt vào trong lò vi sóng thì cà rốt sẽ nhanh chóng biến thành ngọn lửa với nhiều màu sắc xanh, đỏ, vàng và làm hư lò.
4. Ớt
Ớt cũng không phải là loại thực phẩm lý tưởng đê đưa vào lò vi sóng. Nhiệt độ cao trong lò vi sóng sẽ khiến hợp chất tạo cay capsaixin bị bay hơi và thoát ra ngoài, làm rát mắt và cổ họng khi bạn tiếp xúc, thậm chí khiến bạn bị chảy nước mắt, gây cảm giác rất khó chịu.
Video đang HOT
5. Đồ đông lạnh
Việc cho đồ đông lạnh vào lò vi sóng là một ý kiến tồi, nó khiến bạn mất thời gian chờ đợi mà lại không hiệu quả. Chính vì thế, bạn nên chọn biện pháp rã đông đồ lạnh bằng cách ngâm vào nước pha muối, sau đó sử dụng lò vi sóng để chế biến sau.
6. Những loại rau củ đặc
Một số loại rau củ đặc như khoai tây, khoai lang, bí đỏ, bí ngòi… các bạn đều không nên đưa vào lò vi sóng bởi chúng sẽ bị nổ văng. Bạn có thể dùng đũa hoặc dĩa chọc nhiều lỗ trên thân củ trước khi đưa vào lò.
7. Bánh mì
Khi cho bánh mì vào lò vi sóng sẽ khiến bánh mì bị khô cứng, rất khó nuốt. Bánh nhanh chóng bị mất đi tính liên kết của các bột nhào nặn nên ăn bánh sẽ không ngon nữa. Vì vậy, nếu bạn muốn làm nóng bánh mì thì tốt hơn hết là bạn hãy để bánh mì vào lò nướng.
8. Nước
Bạn đừng bao giờ có ý nghĩ đun sôi nước bằng lo vi sóng bởi việc này vô cùng nguy hiểm. Lò vi sóng làm nước nóng lên nhưng nó lại không hình thành nên bong bóng trong suốt quá trình làm nóng đó. Do vậy, khi lấy nước khỏi lò, lúc đó bọt nước hình thành sẽ bị vỡ và có thể bắn vào mắt bạn gây phỏng.
Nếu bạn vẫn có ý định đun sôi nước bằng lò vi sóng thì bạn có thể thả vào cốc nước một que khuấy bằng gỗ và khi ly nước đã sôi thì nên mở cửa lò, để yên một lát rồi hãy lấy ly nước ra.
9. Động vật có vỏ cứng
Khi cho vào lò vi sóng các loại động vật có vỏ cứng như tôm, cua, sò…thì chúng sẽ có mùi như mùi cao su. Khi món ăn chín thì sẽ không còn đầy đủ chất dinh dưỡng và mất hết vị ngon của hải sản.
10. Nước xốt cà chua
Cho nước xốt cà chua vào lò vi sóng tuy không gây nguy hiểm như những thực phẩm khác nhưng nước xốt nóng dễ bắn tung tóe làm bẩn lò. Để tránh trường hợp này thì bạn có thể dùng giấy sáp đậy kín miệng đĩa đựng nước xốt để giữ vệ sinh lò.
11. Rượu vang và sâm banh
Các bạn không nên cho những đồ uống như rượu, sâm banh …vào lò vi sóng bởi chúng dễ gây ra nổ, làm hư lò và cháy thức ăn.
Theo Phụ nữ Today
Nguy hại tiềm ẩn trong lò vi sóng
Hiện nay, lò vi sóng khá phổ biến, dường như đã trở thành phương tiện nấu nướng, hâm nóng thức ăn rất tiện lợi trong nhà bếp của nhiều gia đình. Tuy nhiên, nó cũng có thể gây hại nghiêm trọng cho người sử dụng.
Lò vi sóng sử dụng sóng âm để tạo ra nhiệt đủ nấu chín thức ăn đã trở nên khá phổ biến trong mỗi gia đình, nhưng một số người tiêu dùng vẫn bày tỏ sự lo lắng về nguy cơ tiếp xúc với bức xạ vi sóng. Gỉ sét ở bên ngoài của lò vi sóng trông khó coi nhưng không nguy hiểm, gỉ sét ở bên trong mới là vấn đề đáng quan tâm.
Nguy cơ từ lò vi sóng bị gỉ sét
Gỉ sét ở bên trong lò vi sóng là một dấu hiệu của rò gỉ vi sóng do hoạt động bị lỗi. Nếu không được xử lý, kim loại bên dưới lớp gỉ có thể trở thành nơi tiếp xúc tạo ra tia lửa hoặc là nguyên nhân phóng điện hồ quang. Phóng điện hồ quang lặp đi lặp lại sẽ làm hỏng lò vi sóng.
Nguy hại khi tiếp xúc với năng lượng vi sóng
Tiếp xúc với năng lượng vi sóng bị nghi có thể gây ung thư. Theo Ban Quản lý Sức khỏe và An toàn Mỹ, những nghiên cứu sâu rộng vẫn đang được tiến hành bởi các cơ quan quản lý trên toàn thế giới, trong đó có Viện Tiêu chuẩn Quốc gia Hoa Kỳ, Cơ quan bảo vệ sức khỏe Anh và Tổ chức Y tế Thế giới nhằm tìm hiểu xem liệu năng lượng điện từ các sản phẩm thường được sử dụng như lò vi sóng và điện thoại di động có gây hại cho hệ thống thần kinh và sinh sản hay không. Cho đến nay, hầu hết vẫn coi việc tiếp xúc với năng lượng vi sóng từ lò là rất nhỏ, miễn là lò còn nguyên vẹn và thiết bị này vẫn hoạt động tốt.
Nguy cơ từ lò vi sóng
Nguy hiểm ở lò vi sóng không chủ yếu đến từ gỉ. Theo nghiên cứu tại Đại học Columbia, mối nguy hiểm lớn nhất đối với người sử dụng lò vi sóng là khả năng bị bỏng nặng. Lò vi sóng làm nóng thức ăn và các chất lỏng ở nhiệt độ rất cao cách nhanh chóng. Ngoài ra, nấu ăn bằng lò vi sóng có thể dẫn đến các vị trí nóng không đều. Vì vậy, nếu không đảo đều thì một số phần của thức ăn nấu bằng lò vi sóng có thể vẫn lạnh và không nấu chín hoàn toàn, trong khi những phần khác có thể bị quá nóng.
Những điều cần lưu ý về lò vi sóng
Nguyên tắc của lò vi sóng là sử dụng sóng điện từ cực ngắn để làm chín thực phẩm. Dưới ảnh hưởng của sóng điện từ, nước trong thực phẩm chuyển động nhanh mạnh, sinh ra nhiệt và làm chín thức ăn. Với các bếp nấu thông thường, nhiệt độ tác động vào thực phẩm dần dần từ ngoài vào trong nên thực phẩm sẽ chín từ ngoài vào trong, mặt ngoài sém vàng. Trái lại, ở lò vi sóng thì sóng chui sâu khoảng 2,5cm, làm chín thực phẩm từ trong ra, nên thời gian nấu nhanh hơn bếp thường tới 4 lần và dùng ít năng lượng hơn.
Vì vậy, không bao giờ dùng các tô, khay nhựa như hộp bơ và các loại hộp dùng một lần để quay thức ăn trong lò vi sóng. Các dụng cụ loại này khi gặp nhiệt độ cao có thể tan chảy, khiến các hóa chất độc hại ngấm vào thức ăn.
Chỉ sử dụng dụng cụ được sản xuất đặc biệt chuyên cho lò vi sóng. Khay, đĩa, tô thủy tinh, sứ và nhựa đều cần phải được dán nhãn sử dụng cho lò vi sóng. Không bao giờ dùng tô, đĩa chất liệu kim loại trong lò vi sóng vì nó có thể gây ra tia lửa.
Để nấu ăn an toàn, cần lưu ý không nấu khi cửa lò không đóng kín hoặc bị vênh. Không hâm nóng hoặc nấu các đồ nấu bịt kín vì khi tăng nhiệt độ, áp suất cũng tăng cao sẽ gây nổ. Tương tự, không hâm nóng hộp thực phẩm đậy kín vì áp suất cao làm nổ. Không chạy lò khi không có thực phẩm trong lò. Luôn luôn có nước hoặc thực phẩm ướt khi dùng lò để tránh cho ống magnetron của lò khỏi bị hư hỏng.
Theo VietQ
Công dụng bất ngờ của lò vi sóng Nấu thức ăn nhanh, nướng khoai, làm ấm sản phẩm chăm da, tóc, rang các loại hạt... là những cách chế biến nhanh gọn không phải ai cũng biết nhờ lò vi sóng. Không chỉ nổ bỏng ngô, thiết bị hữu hiệu trong gia đình này còn có nhiều tác dụng bất ngờ đang chờ bạn tìm hiểu: Khử trùng và khử mùi...