11 “thói quen” sai lầm khi làm đẹp
Bạn có chắc chắn về phương pháp làm đẹp của mình, hãy cũng xem qua 11 thói quen làm đẹp rất sai lầm mà hầu như ai cũng mắc phải để cùng rút ra kinh nghiệm nhé.
1. Không kiểm tra màu kem nền ở đường viền hàm dưới
Chọn tông màu của phấn nền sai là lỗi trang điểm thường gặp nhất. Để tránh chọn sai màu kem nền bạn nên thử trước với vùng da ở gần hàm dưới. Bạn chắc chắn sẽ không muốn xuất hiện với tình trạng “hai màu da” khác biệt ở phần mặt và cổ, vì vậy khi trang điểm bạn nên thử trước ở phần da đường viền dưới hàm.
2. Dùng tay để trang điểm thay vì dùng cọ
Dùng tay để tán kem nền hay phấn mắt là thói quen của nhiều người nhưng chính những thói quen này lại khiến lớp trang điểm không được hoàn hảo, có thể coi đây là lỗi trang điểm của hầu hết mọi người. Sử dụng tay để đánh kem nền không chỉ tạo cơ hội cho vi khuẩn ở tay tiếp xúc với da mặt gây ra tình trạng mụn nhọt mà còn khiến cho lớp kem nền của chúng ta bị loang lổ nếu thoa kem không đều. Việc sử dụng cọ trang điểm không những mang lại một lớp nền hoàn hảo mà còn làm thoáng lỗ chân lông khi trang điểm.
3. Chỉ sử dụng phấn bronzer cho mùa hè
Phấn bronzer được sử dụng để tạo khối cho gương mặt, và bạn có thể sử dụng quanh năm chứ không riêng gì mùa hè, sử dụng phấn bronzer để mang lại làn da nâu đầy sức sống và mùa đông là gợi ý khá thú vị.
4. Nghĩ rằng phấn mắt màu đậm sẽ không hợp với màu son đậm
Ai bảo rằng màu mắt đậm sẽ không hợp với những màu son đâm hoặc rực rỡ. Chính sự kết hợp hai gam màu nóng – lạnh tương phản nhau này lại đem lại những hiệu ứng bất ngờ khi trang điểm. Hãy thử làm mới mình với màu mắt khói cùng son màu cam hay mắt màu nâu viền xanh cùng son màu neon, chắc chắn phong cách trang điểm này sẽ giúp bạn thêm nổi bật trong những bữa tiệc.
5. Dầu thừa trên da mặt rất có hại cho da
Bạn ghét khi phải đối diện với tình trạng da mặt bóng nhẫy vào mùa hè, bạn ghét lượng dầu dư thừa trên da mặt, bạn cố gắng sử dụng giấy thấm dầu và sữa rửa mặt để loại bỏ lượng dầu thừa. Chính thói quen này sẽ tác động khiến da bạn bị lão hóa nhanh chóng. Bạn cần biết rằng lượng dầu thừa trên khuôn mặt cũng có tác dụng hữu ích đấy, chúng giúp cân bằng độ ẩm của da, làm cho làn da của bạn mượt mà và dẻo dai hơn. Việc dùng giấy thấm dầu hay sữa rửa mặt quá nhiều sẽ gây kích ứng da khiến cho tuyến bã nhờn tiets dầu nhiều hơn và kèm theo đó là sự xuất hiện của những đốm mụn.
Video đang HOT
6. Cắt tóc bằng chằn chặn để có một mái tóc khỏe mạnh
Nhiều người cho rằng những kiểu tóc tỉa sẽ làm hư phần đuôi tóc, tóc khỏe mạnh là phải cắt bằng nhưng thực tế lại hoàn toàn ngược lại với những gì bạn nghĩ. Cắt tóc theo từng lớp sẽ giúp tóc mọc khỏe hơn, tỉa tóc nhiều không làm cho tóc bị hư tổn mà còn giúp kích thích tóc mọc dài ra.
7. Chỉ chú ý nhổ lông mày ở đường vòm cung
Thường thì phái đẹp chỉ chú ý đến việc nhổ lông dưới đường vòng cung của lông mày mà quên tỉa tót cho phần đầu lông mày. Có thể là vì bạn muốn có một đôi lông mày dày và đẹp nhưng bạn cần biết một cặp lông mày dầy được chải chuốt đúng hàng lối khác với một cặp lông mày dầy và lộn xộn. Đây cũng là một điểm rất quan trọng nếu bạn muốn có một cặp lông mày đẹp tự nhiên. Vì thế đừng bỏ qua các bước như cạo, tỉa cho phần đầu lông mày được gọn gàng.
8. Sử dụng khuôn vẽ lông mày
Cấu trúc lông mày của mỗi người là khác nhau do vậy không thể áp đặt 1 loại khuôn lông mày cho tất cả mọi người. Những gì bạn cần quan tâm ở đây là cách cắt tỉa và tạo dáng lông mày sao cho phù hợp với từng khuôn mặt. Mỗi kiểu dáng khuôn mặt khác nhau (dài, ngắn, tròn, vuông, trái xoan..) sẽ phù hợp với mỗi kiểu lông mày khác nhau.
9. Sử dụng phấn mắt để kẻ lông mày
Nhiều người lầm tưởng rằng có thể sử dụng phấn mắt để thay cho phấn kẻ lông mày nhưng vấn đề là khi sử dung phấn mắt để vẽ lông mày thì màu phấn mắt sẽ rất dễ bị lem và khiến cho đôi lông mày của bạn bỗng chốc trở nên nhem nhuốc, thậm chí còn làm biến dạng những nét vẽ ban đầu.
10. Thường xuyên cắt phần biểu bì ở móng tay
Thường xuyên cắt phần biểu bì ở rìa móng tay là một thói quen làm đẹp không tốt. Cắt lớp da ở vùng này có thể khiến móng tay trông gọn gàng trong vài ngày, nhưng khi da phát triển trở lại, nó sẽ trông rất xù xì. Ngoài ra cắt bỏ lớp biểu bì này có thể khiến vi khuẩn tấn công móng tay vì lớp da rìa móng chính là lớp bảo vệ vi khuẩn xâm nhập móng tay. Cần lưu ý, bạn nên làm mềm phần da này trước khi cắt để cắt dễ dàng và tránh cắt làm tổn thương móng.
11. Chỉ chăm sóc phần đuôi tóc
Nhiều người chỉ chú trong phần đuôi tóc mà không quan tâm đến phần da đầu trong khi các vấn đề mà tóc bạn gặp phải nguyên nhân chủ yếu là ở da đầu không được chăm sóc tốt. Da đầu quá khô sẽ là nguyên nhân gây ra tình trạng gàu, ngứa và đóng vảy hoặc da đầu quá nhiều dầu sẽ gây ra tình trạng nấm….Chính vì vậy cần quan tâm chăm sóc toàn diện da đầu và chân tóc, da đầu được chăm sóc tốt sẽ là nền tảng cho một mái tóc chắc khỏe.
Theo Afamily
Bí quyết tẩy tế bào chết cho da đầu
Mái tóc khỏe mạnh bắt đầu từ da đầu khỏe mạnh. Hãy chăm sóc tóc bằng một chế độ đầy đủ gội, xả, hấp tóc và đừng quên tẩy da chết cho da đầu.
Bên cạnh những kinh nghiệm chăm sóc tóc quen thuộc như hạn chế gội đầu quá nhiều, luôn để dầu xả trên ngọn tóc vài phút trước khi xả sạch với nước hay thường xuyên ủ lạnh hay ủ nóng cho tóc với những loại dầu ủ nhiều dưỡng chất. Nhưng như vậy chưa đủ. Cũng như làn da ngoài sữa rửa mặt, kem dưỡng, mặt nạ, xịt khoáng... tẩy da chết là khâu không thể thiếu ít nhất một lần trong một tuần.
Da đầu cũng cần được tẩy tế bào chết thường xuyên để luôn sạch và khỏe
Khi nào cần tẩy tế bào chết cho da đầu?
Da mặt, gót chân, khủy tay hay cổ thường có những biểu hiện xấu khá chính xác như: da sần sùi, khô ngứa, sợi lông bị cuộn trong nốt mụn đỏ... khiến chúng ta hiểu rằng: phải quan tâm và thực hiện lịch tẩy tế bào chết cho cơ thể một cách đều đặn từ một đến hai lần một tuần.
Da đầu thì "hiền lành" hơn hoặc cũng khó chiều hơn chúng phát đi những tín hiệu yếu, lại rất dễ nhầm lẫn với biểu hiện của nhiều triệu chứng khác như ngứa, nhiều gàu bất thường... Khiến nhiều người lần tưởng do sức khỏe, căng thẳng hoặc cơ địa hoặc di truyền mà lơ là hoặc thậm chí quên hẳn việc: da đầu và tóc cũng cần được tẩy tế bào chết.
Tẩy tế bào chết cho da đầu không hề mất thời gian có thể làm ngay cùng với dầu gội hoặc dầu xả.
Giống như bất cứ vùng da nào khác trên cơ thể, các lớp tế bào trên bề mặt da đầu già đi và cần được loại bỏ để nhường chỗ cho những tế bào non bên dưới. Những tạp chất bám trên bề mặt da đầu không chỉ có bụi bẩn, dầu và tế bào da mà còn bao gồm các thành phần tạo kiểu, chăm sóc tóc (gel, gôm, dầu xả...) mà dầu gội không thể lấy đi hết.
Lớp tạp chất này gây bít, ngứa, gàu, bong tróc da đầu, hạn chế quá trình cung cấp dinh dưỡng từ da đầu tới sợi tóc khiến tóc không thể phát triển khỏe mạnh và nhanh rụng, đồng thời ngăn cản các sản phẩm chăm sóc hấp thụ vào tóc. Do đó, việc tẩy tế bào chết cho da đầu một lần một tuần là cần thiết để tạo độ thông thoáng cho nang lông, kích thích lưu thông, giúp tóc khỏe và hấp thu dưỡng chất tốt.
Công dụng của việc tẩy tế bào chết cho da đầu:
- Loại bỏ dầu thừa gây tắc nghẽn nang lông.
- Làm giảm hiện tượng ngứa, gàu và bong tróc da đầu.
- Ngăn chặn hiện tượng rụng tóc.
- Ngừa các loại mụn mọc trên da đầu.
- Tóc giữ được độ sạch lâu hơn bình thường, bạn không cần phải gội đầu quá thường xuyên, và vì thế không làm khô tóc.
Cách tẩy tế bào chết cho da đầu
Có hai rất đơn giản và không mất nhiều thời gian đó là tẩy tế bào chết cùng với dầu gội hoặc cùng với dầu xả.
Tẩy tế bào chết khi dùng dầu gội: Trộn một thìa đường nâu vào dầu gội và massage nhẹ nhàng theo chuyển động tròn trên da đầu của bạn. Thực hiện động tác này trong khoảng 4-5 phút rồi gội lại với nước sạch và dùng dầu xả như bình thường.
Tẩy tế bào chết khi dùng dầu xả: Thêm một vài giọt tinh dầu yêu thích (dầu olive, dầu dừa, dầu hạnh nhân...) và một thìa đường nâu vào dầu xả của. Bôi hỗn hợp này lên da đầu và dùng các đầu ngón tay massage theo vòng tròn trong 5 phút. Gội lại với nước mát có pha giấm hoặc nước cốt chanh để làm sạch da đầu hoàn toàn.
Đường nâu là nguyên liệu dễ kiếm nhất để tẩy tế bào chết cho da đầu...
Công thức tẩy tế bào chết cho da đầu bằng nguyên liệu tự nhiên
- Sau khi gội sạch bằng dầu gội pha giấm táo hoặc nước cốt chanh vào nước ấm dùng hỗn hợp này massge da đầu trong năm phút. Sau đó, gội đầu lại với nước sạch.
... Có thể dùng nước cốt chanh
- Trộn hỗn hợp gồm bã cà phê, mật ong và dầu nền (dầu oliu, dầu dừa, dầu cám gạo,...) theo tỉ lệ bằng nhau để massage da đầu sau khi gội và xả lại bằng nước sạch.
- Dùng một chút bột muối backing soda trộn với dầu dừa massage da đầu ba phút sau khi gội và xả lại bằng nước sạch
... Hoặc dấm táo để tẩy tế bào chết cho da đầu.
- Trộn nước cốt chanh với nước ép dưa chuột massage da đầu ba phút sau khi gội và xả lại bằng nước sạch.
- Trộn một lòng đỏ trứng gà với một thìa caffe dầu olive, một chút giấm và một thìa bột ngũ cốc (bột ngô, bột gạo, bột yến mạch...). Dùng hỗn hợp này xoa bóp da đầu và xả lại bằng nước sạch.
Hiện nay trên thị trường có bán nhiều loại dầu gội và dầu xả chuyên dụng cho tẩy tế bào chết và giải độc cho tóc cũng như da đầu. Những loại hỗn hợp tự chế rất dễ kiếm, dễ dùng nhưng chỉ có tác dụng tẩy tế bào chết. Chúng hoàn toàn không có khả năng hóa giải những độc tố do hóa chất tạo kiểu tóc (nhuộm, uốn, duỗi...) để lại trên da đầu.
Đáp ứng những yêu cầu này, nhiều hãng mỹ phẩm đã đưa ra các sản phẩm gần như chuyên dụng cho việc hóa giải những độc tố trên da đầu của bạn. Nếu bạn là tín đồ của việc thường xuyên thay đổi kiểu tóc, bạn nên sử dụng những dòng mỹ phẩm chuyên biệt thích hợp với tình trạng tóc mình.
Lưu ý dù dùng bất cứ sản phẩm nào hãy massage da đầu thật nhẹ nhàng và đừng quên dùng những sản phẩm chăm sóc tóc sau khi tẩy da chết.
Theo 24h
Phục hồi tóc hư tổn hàng đầu Việt Nam tại Viện tóc Định Tân Bình Một mái tóc khỏe mạnh biểu hiện sự sáng bóng hấp dẫn là một phần không thể thiếu của phái đẹp hãnh diện khoe sắc trước người thương. Để có vẻ đẹp hoàn mỹ, nhiều mỹ nhân đã thực hiện làm đẹp mái tóc bằng nhiều cách khác nhau như uốn, ép, nhuộm...Bên cạnh đó, hệ lụy của công nghệ hóa chất cùng...