11 quốc gia khó nhập cảnh nhất thế giới
Triều Tiên, Bhutan hay Nga… nằm trong danh sách những đất nước khó có thể đến thăm nếu bạn không đáp ứng được những yêu cầu khắt khe của quốc gia đó.
Triều Tiên: Năm 2016, đất nước Triều Tiên chỉ đón 100.000 du khách ghé thăm. Du khách không thể đi du lịch một mình mà phải đi cùng đoàn, có hướng dẫn viên người bản địa đi kèm. Bên cạnh đó, có những địa điểm bị hạn chế tham quan.
Bhutan: Đến Bhutan, du khách phải đóng phí 250 USD mỗi ngày cho việc tham quan gồm nơi ở, ăn uống, phương tiện đi lại, hướng dẫn. Visa cho du khách chỉ được cấp khi thông qua các công ty du lịch. Hơn nữa, chỉ những du khách đến từ Ấn Độ, Bangladesh và Maldives mới được miễn visa vào Bhutan. Ảnh Đèo DochuLa, Bhutan/PROGran Hglund (Kartlsarn)/Flickr
Quốc đảo Kiribati: Nằm ở trung tâm Thái Bình Dương, việc xin cấp visa vào đất nước này khó khăn do du khách phải tìm được trụ sở Đại sứ quán của nước này, trong khi Kiribati chỉ có một Đại sứ quán duy nhất nằm ở Llanddewi Rhydderch, một ngôi làng xứ Wales, Châu Âu. Ảnh Lonely Planet
Nauru: Từng là một đất nước giàu có bậc nhất thế giới, Nauru hiện nay là một trung tâm giam giữ ở nước ngoài của Australia. Hơn nữa, di chuyển đến Nauru chỉ có một hãng hàng không duy nhất là Air Nauru. Ảnh The Telegraph
Nga: Để có thể nhập cảnh vào đất nước lớn nhất thế giới này, du khách cần có thư mời bản chính từ cơ quan di trú Nga hay những công ty của nước Nga. Visa du lịch không linh hoạt và chỉ cho phép bạn ở lại Nga trong 30 ngày. Trường hợp mất visa (hoặc ở lại quá thời gian) bạn có thể gặp rắc rối trong việc xuất cảnh hơn nhập cảnh rất nhiều. Ảnh Dennis Jarvis/Flickr
Video đang HOT
Uzbekistan: Giống như Nga, du khách cần có thư mời trước khi ghé thăm đất nước này. Hơn nữa, mọi hoạt động vui chơi, ăn uống của bạn đều cần xuất trình hộ chiếu. Ảnh Nhà thờ Hồi giáo Shir Dor, Uzbekistan/Robert Wilson/Flickr
Turkmenistan: Để được nhập cảnh vào Turkmenistan, khách du lịch cần có một thư mời và phải trả tiền cho một công ty du lịch địa phương. Mạng xã hội như Facebook, Twitter và YouTube đều bị chặn ở quốc gia này. Ảnh Ga xe lửa Ashgabat, Turkmenistan/David Stanley/Flickr
Somalia: Nằm trong khu vực bất ổn do chiến tranh khiến Somalia chắc chắn không phải là một điểm đến lý tưởng để du lịch. Hơn nữa thủ tục visa khá rắc rối, khi cần phải có một visa riêng biệt mới được đến Somaliland – vùng yên bình nhất đất nước. Ngoài ra nếu khách du lịch là người Israel hoặc đã đến Israel đều không được phép đặt chân vào Somalia. Ảnh Utenriksdepartementet UD/Flickr
Libya: Biên giới đất liền của Libya giáp với Algeria, Niger, Sudan và Chad từ chối những người không phải châu Phi, do đó bạn sẽ cần phải đi qua Ai Cập. Không có chuyến bay trực tiếp đến Libya từ Anh hoặc Mỹ, du khách phải di chuyển bằng hãng hàng không Afriqiyah Airways bay từ Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) đến Tripoli (Liban) hoặc bạn có thể thực hiện chuyến bay kết nối qua Tunis. Ảnh Scoop Empire
Equatorial Guinea (Guinea Xích Đạo): Equatorial Guinea là một nơi rất khó để ghé thăm, ngoại trừ việc bạn là người có quốc tịch Mỹ. Công dân nước này là những người nước ngoài duy nhất trên thế giới không yêu cầu thị thực khi ghé thăm Equatorial Guine. Ảnh Malabo Đại sứ quán Equatorial Guinea/Flickr
Angola: Thu hút khá nhiều du khách ghé thăm nhưng các quy định nghiêm ngặt về việc cấp visa của Angola lại là một trở ngại. Ngoại trừ công dân Namibia, tất cả người nước ngoài đều phải có visa trước khi đến Angola, cùng với một giấy chứng nhận tiêm chủng quốc tế. Ảnh Luanda, Angola | Nina / Flickr
Theo soha.vn
10 điểm đến tuyệt đẹp nhưng ít du khách ghé thăm
Sở hữu những cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, kỳ thú và rất an toàn nhưng những đất nước này lại chỉ đón lượng khách du lịch ít ỏi tới thăm mỗi năm.
Bolivia: Theo số liệu mới nhất từ Tổ chức Du lịch Thế giới của Liên Hợp Quốc (UNWTO), đất nước Nam Mỹ này chỉ có 900.000 khách du lịch vào năm 2016. Con số này quá nhỏ so với 3,7 triệu người tới Peru, 5,6 triệu người đến Chile và 6,6 triệu người đã tới Brazil cùng thời điểm. Mặc dù không tiếp giáp biển, Bolivia mang đến cho du khách nhiều cảnh quan ngoạn mục như hồ nước đỏ, núi lửa phun trào, những cánh đồng muối lớn nhất thế giới. Những người ưa mạo hiểm còn có thể khám phá Yungas, con đường nguy hiểm nhất thế giới và thành phố Potosi, một trong 7 di sản văn hóa thế giới ở Bolivia. Ảnh: Bmwblog.
Philippines: Hình thành từ hơn 7.000 hòn đảo và có 103 triệu dân sinh sống, Philippines chỉ thu hút khoảng 6 triệu khách du lịch vào năm 2016, trong khi ở Indonesia là 12 triệu, Thái Lan là 32 triệu khách tới thăm. Đất nước vạn đảo này sở hữu những bãi biển ấn tượng và ruộng bậc thang Benaue nổi tiếng. Đặc biệt, người dân địa phương nói tiếng Anh tốt hơn so với các nước châu Á khác. Ảnh: Pacificworld.
Turkmenistan: Theo UNWTO, mặc dù có thể so sánh được với Thổ Nhĩ Kỳ, đất nước Trung Á này là một trong những quốc gia ít người tới thăm nhất trên thế giới với khoảng 7.000 khách du lịch mỗi năm. Khi đến sa mạc Karakum ở Turkmenistan, bạn có thể bắt gặp nhiều ốc đảo, pháo đài cổ, hồ nước ngầm và hố núi lửa Darvaza, hay còn gọi là "hố địa ngục". Ảnh: Kalpaktravel.
Canada: Theo Telegraph, khoảng 4 triệu người Anh đến Mỹ hàng năm, nhưng chỉ 700.000 người đến Canada. Thành phố Vancouver của Canada thường xuyên được đánh giá là một trong những địa điểm ngoạn mục và đáng sống nhất trên thế giới. Quốc gia Bắc Mỹ này cũng sở hữu nhiều thành phố văn hóa như Toronto hay Montreal và 18 Di sản Thế giới. Ảnh: Rd.
Bhutan: Đất nước Phật giáo này sở hữu những tòa tháp tu viện trang nghiêm, tĩnh mịch và cảnh quan đồi núi hoang sơ ở thung lũng Paro hay Punaka. Đây cũng là vùng đất hạnh phúc nhất thế giới, với hơn 90% dân số cảm thấy hài lòng. Tuy nhiên, việc tới Bhutan là rất tốn kém (thuế du lịch áp dụng cho tất cả khách du lịch), phức tạp (ít hãng hàng không được cho phép bay tới) và đáng sợ (Paro là một trong những sân bay thử thách nhất của thế giới đối với các phi công). Có lẽ vì vậy, chỉ có khoảng 210.000 khách du lịch tới đây mỗi năm. Ảnh: Trektournepal.
Mozambique: Với hơn 2.500 km bờ biển ngoạn mục, hoang sơ và các điểm lặn ngắm san hô, Mozambique là điểm đến lý tưởng cho những người yêu thích biển. Điều đáng ngạc nhiên là đất nước này chỉ đón khoảng 50.000 lượt khách du lịch Anh mỗi năm, quá ít so với con số 450.000 người tới Nam Phi. Ảnh: Kuoni.
Albania: Sở hữu những tàn tích cổ đại của đế quốc La Mã, những món ăn ngon, giá cả phải chăng, phong cảnh hoang sơ và hàng nghìn km đường bờ biển Địa Trung Hải, nhưng Albania lại chỉ đón khoảng 4 triệu khách du lịch tới mỗi năm. Ảnh: Nationalgeographic.
Mông Cổ: 1/3 dân số của Mông Cô sống chủ yếu ở thủ đô Ulaan Baatar. Đón khoảng 404.000 du khách mỗi năm, Mông Cổ sở hữu những thảo nguyên xanh, đồng bằng bao la, hồ nước trong xanh, những ngọn núi phủ tuyết trắng, rừng núi rậm rạp, đặc biệt không thể thiếu các sa mạc mênh mông. Ảnh: Vogue.
Iran: Mặc dù sở hữu 22 Di sản Thế giới (chỉ ít hơn Mỹ), quốc gia Trung Đông này chỉ đón 5 triệu du khách vào năm 2016 (trong khi Mỹ là 77 triệu người). Thủ đô Tehran của Iran nổi tiếng với các phòng trưng bày nghệ thuật, viện bảo tàng và những kiến trúc nổi bật như tượng đài tháp Azadi và các nhà thờ Hồi giáo đặc biệt. Ảnh: Nytimes.
Guyana: Chỉ đón 235.000 du khách vào năm 2016, Guyana có những khu rừng nhiệt đới rộng lớn bị chia cắt bởi nhiều con sông và thác nước. Tới đây, bạn có thể được chiêm ngưỡng những điểm tham quan hấp dẫn như trạm nghiên cứu bảo tồn rừng nhiệt đới Iwokrama, hay khu nghỉ dưỡng sinh thái Karanambu, nơi có thể ngắm những con rái cá khổng lồ trên sông Rupununi. Ảnh: Telegraph.
Phương Mai
Theo Zing
Bí mật ở Bhutan, vương quốc hạnh phúc nhất thế giới "5 năm với 8 lần đặt chân tới Bhutan, ấn tượng trong tôi về miền đất này là sự thay da đổi thịt nhiều lần, chỉ có nhịp sống chầm chậm của người dân nơi đây là nguyên vẹn", nhiếp ảnh gia Nguyễn Thanh Hải chia sẻ. Bhutan là đất nước Phật giáo nhỏ xinh nằm khép mình trên dãy Himalaya, được ví...