11 phim hay nhất cảnh báo về trí khôn nhân tạo
Liệu sự cánh báo trong điện ảnh có thực sự là một sự de dọa trong tương lai? Hãy thử xem lại 11 phim hay nhất cảnh báo về trí khôn nhân tạo dưới đây!
Westworld
Từ dây chuyền lắp ráp khổng lồ siêu máy tính được trang bị hệ điều hành “vô đối” đến “robot giống người”, những phát minh sáng chế của nhiều thế kỷ qua đã giúp ích và làm thay đổi mạnh mẽ cách chúng ta sống, làm việc, suy nghĩ, trị bệnh và vui hưởng tuổi già. Trong sự phát triển như vũ bão của công nghệ, trí khôn nhân tạo ngày càng xác lập được vai trò quan trọng của nó với nhiều ứng dụng mới, công cụ mới đáp ứng được yêu cầu “an toàn tuyệt đối” trong vai trò “trợ thủ đắc lực của con người”.
“Máy móc thông minh, biết tư duy và hành động như người” đã trở thành cụm từ quen thuộc trong thời đại hiện nay và đây cũng là mục tiêu của con người khi dân số trong độ tuổi lao động ở nhiều quốc gia đang suy giảm nghiêm trọng. Cảnh báo về tác hại hủy diệt loài người của những cỗ máy thông minh đến độ chiếm cả quyền điều khiển đã được báo động từ lâu mà bắt đầu là cuốn tiểu thuyết Erewhon phát hành năm 1872 của nhà văn Samuel Butler và gần đây nhất là những bộ phim khoa học viễn tưởng như Westworld.
Năm 1927, khán giả cảm thấy hoang mang khi theo dõi bộ phim khoa học viễn tưởng Metropolis, cũng là bộ phim đầu tiên cảnh báo về trí khôn nhân tạo. Từ đó đến năm 2019 đã có hơn 100 bộ phim nói về AI và cả những hệ quả tiêu cực, tích cực của nó, từ loạt phim Star Wars đến loạt phim Transformers. Tất cả đều nói về mối tương quan giữa con người và máy móc, có khi là bạn có khi là thù, có khi là nô lệ, có khi là kẻ ác nhân. Cốt truyện mỗi phim mỗi khác nhưng tựu trung vẫn là để chứng minh máy móc thông minh sẽ trở thành “vấn đề nghiêm túc” của loài người trong tương lai gần, cho dù nó đến từ trái đất hay bên ngoài vũ trụ, trong thế giới thật hay thế giới ảo.
1. Metropolis
Metropolis
Metropolis ra rạp năm 1927 do Fritz Lang đạo diễn được xem là bộ phim có ảnh hưởng lớn đến các hậu duệ của nó như Blade Runner và Black Mirror, về cả ý tưởng lẫn cách dàn dựng phim AI, về tương tác giữa con người và các cỗ máy thông minh.
Năm 1968, khi HAL 9000, phiên bản của “máy tính ác quỉ” (cơ khí nhưng có giọng nói người với đôi mắt đỏ không nhắm) quyết định lấy mạng 2 phi hành gia trên con tàu vì nó không thể chấp nhận mệnh lệnh “phải giấu kín bản chất thực sự của sứ mệnh du hành vũ trụ” và muốn thể hiện niềm kiêu hãnh bản thân: “HAL 9000 không bao giờ thất bại hay lệch lạc về thông tin”. Bộ phim do Stanley Kubrick sản xuất và đạo diễn, kịch bản của Kubrick và Arthur C. Clarke lấy cảm hứng từ truyện ngắn The Sentinel của Clarke
3. Blade Runner
Bộ phim khoa học viễn tưởng Blade Runner (1982) do Ridley Scott đạo diễn với nhiều pha hành động được xem là “một trong những bộ phim có ảnh hưởng nhất đến trào lưu điện ảnh khai thác trí khôn nhân tạo và mối lo lắng của con người về sự thống trị của robot”. Scott đã đẩy AI lên một mức cao hơn, cả về khả năng bảo vệ lẫn hủy diệt con người. Mức độ robot giống hình dáng và tâm lý con người cũng được đề cập đến.
Video đang HOT
The Terminator
Trong loạt phim kẻ hủy diệt The Terminator (1984) trí khôn nhân tạo được phát triển từng bước, từ model T-800 đến phần mềm AI Skynet. Nỗi sợ công nghệ được đẩy lên cao trào “Ngày phán xét” (Judgment Day) khi đạo diễn James Cameron vẽ ra một tương lai ám ảnh khi những kẻ xấu trong thế giới tương lai gửi một robot sát thủ giả làm con người để lấy mạng một lãnh đạo phiến quân trong quá khứ của anh ta. Nhưng nếu Skynet là “phiên bản đen tối” của AI, thì Terminator là đại diện cho loạ i robot diệt ác. Dùng robot AI diệt robot AI là một ý tưởng mới lạ.
5. The Matrix
The Matrix
Bộ phim The Matrix có dáng dấp của Terminator và vai điệp viên do Keanu Reeves đóng là đặc trưng của cuộc chiến vô tận của con người chống lại máy móc giống người mà nguyên nhân có khi chỉ là… nỗi bực mình vì “tại sao tao không thể giống mày?”. Bộ phim cũng nhắc nhở “AI không chỉ là phần cứng mà có khi là phần mềm”.
Trong thể loại phim trí khôn nhân tạo, vấn đề tâm lý và đạo đức luôn được đặt ra. Ví dụ bộ phim khoa học viễn tưởng kinh dị Upgrade (2018) của đạo diễn Leigh Whannell đề cập đến tác động qua lại không thể tránh khỏi giữa con người và robot. Các bộ phim khác cũng kích thích tư duy về máy móc thông minh và những thách thức có thể có trong mối quan hệ giữa con người và bộ máy họ tạo ra. Trên thực tế, nhiều khán giả bị ám ảnh bởi phim khoa học viễn tưởng, đặc biệt là phim chuyển thể từ truyện tranh. Có không ít người tin rằng chúng ta sẽ phải chấp nhận sống chung với máy móc và các tình huống tệ nhất được nêu lên trong phim ảnh đều có thể xảy ra trong đời thực.
6. A.I. Artificial Intelligence
Robot trong bộ phim thần thoại 2001 do Steven Spielberg đạo diễn được một gia đình yêu quí và cũng có những cảm xúc rất giống người: muốn được yêu, muốn là một đứa trẻ có mẹ như đứa trẻ bình thường. Spielberg đã đồng hóa trí khôn với cảm xúc trong AI, một điều không thể xảy ra. Nhưng đây là bộ phim đầu tiên chứng minh là có những robot rất đáng yêu.
7. I, Robot
I, Robot
I, Robot (2004) do Alex Proyas đạo diễn dựa vào tác phẩm Laws of Robotics của nhà văn Isaac Asimov với hai nhân vật AI chính: Sonny và VIKI có tính cách khác nhau. Trong khi Sonny thích ngụ ý mình là con người thì VIKI là một siêu máy tính nổi loạn và nguy hiểm giống như như Skynet. Nó đặt ưu tiên phải bảo vệ những quyền lợi của xã hội hơn là bảo vệ các cá nhân chuyên chế. Asimov muốn nhắc nhở con người đừng để cho những robot do mình tạo ra chống lại người tạo ra nó. Vì vậy, phát triển robot cần có những qui luật bất khả xâm phạm.
8. WALL-E
WALL-E
Do hãng phim hoạt hình công nghệ Pixar Studio sản xuất năm 2008 và Andrew Stanton đạo diễn, WALL-E kể câu chuyện về một robot nhỏ tinh khôn rất được khán giả yêu mến. Được phát triển để dọn dẹp trái đất, đây là con robot duy nhất loại này còn tồn tại đến năm 2805. Số phận của nó kết thúc trong không gian sau khi nó phải lòng robot EVE.
9. Robot & Frank
Bộ phim Robot & Frank (2012) do Jake Schreier đạo diễn không cảnh báo về những hiểm họa của công nghệ mà có cái nhìn lạc quan về “sự thay đổi theo hướng tích cực mối quan hệ thân thiện giữa con người và robot”. Nhiệm vụ chính của con robot trong phim là chấn chỉnh lối sống lệch lạc của “chủ nhân” Frank.
10. Her
Phát hành năm 2013, Her nhấn mạnh đến “sự bất khả khi muốn đưa cảm xúc giống người vào trí khôn nhân tạo”. Dù robot có kiến thức phi thường và khả năng xử lý cực nhanh công việc thì nó vẫn không thể có cảm xúc giống như con người và biết cách thể hiện nó.
11. Ex-Machina
Ex-Machina
AI trong bộ phim Ex-Machina (2015) do Alex Garland đạo diễn không tìm cách thống trị thế giới và cũng không bị lỗi lập trình để trở thành kẻ phá hoại, mà nó chỉ muốn giống như con người, cả bên ngoài lẫn bên trong. Nội dung phim nói về một nhà lập trình trẻ tưởng mình phải lòng một robot có tên Ex-Machina anh ta tạo ra để tiến hành cuộc thí nghiệm Turing Test nhưng mọi việc bỗng trở nên phức tạp. Bộ phim cảnh báo là “chúng ta đừng kỳ vọng sẽ tạo ra một AI đơn độc thiên tài được tạo thành trong một phòng thí nghiệm hiện đại nhất”.
Theo Thegioidienanh
Michael B. Jordan sẽ góp mặt trong bộ phim 'Ma trận' mới của đạo diễn Lana Wachowski?
Người hâm mộ đang xôn xao trước tin đồn Michael B. Jordan chuẩn bị tham gia nhượng quyền phim mang tên The Matrix.
Theo một nguồn tin mới đây, nam diễn viên người da màu Michael B. Jordan và Lana Wachowski đều nằm trong đội ngũ chỉ đạo sản xuất bộ phim. Vài tuần trước, đạo diễn John Wick 3, Chad Stahelski, cho biết cả Wachowskis cũng sẽ tham gia The Matrix 4, nhưng đại diện của ông sau đó đã cho biết mọi thứ vẫn chỉ trong quá trình đàm phán, chưa đưa ra quyết định cuối cùng. Trong khi đó, hãng Warner Bros đã phát triển một dự án The Matrix trong nhiều năm nay, có thể là một phần khởi động lại.
Michael B. Jordan sẽ góp mặt trong bộ phim 'The Matrix' của đạo diễn Lana Wachowski?
Rõ ràng bộ phim The Matrix mới sẽ có sự tham gia của Michael B. Jordan và được đạo diễn bởi Lana Wachowski dưới tựa đề 'Project Ice Cream'. Theo tin đồn, tác phẩm hiện đang được phát triển tích cực và sẵn sàng bắt đầu quay tại Chicago trong tương lai gần. Bên cạnh đó, biên kịch Zak Penn đã viết kịch bản chính cho bộ phim. Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là không ai tại Warner Bros. đã chính thức xác nhận về dự án The Matrix mới này.
Lana Wachowski
Đây không phải là lần đầu tiên tên của Michael B. Jordan xuất hiện xung quanh tin đồn về nhượng quyền The Matrix. Trước đó, năm 2017, nam diễn viên cũng đã từng dính tin đồn nhưng không có sự góp mặt chung của Wachowskis. Tuy nhiên, có vẻ như mọi thứ đã thay đổi trong hai năm qua với việc Lana Wachowski có thể trở lại nhượng quyền thương mại này.
Wachowskis đã viết và đạo diễn các bộ phim gốc của The Matrix, thay đổi thể loại phim hành động đơn thuần, tạo ra một phong cách mới trong quá trình thực hiện tác phẩm. Hãng phim không có hy vọng cao cho phần đầu tiên tại thời điểm phát hành năm 1999, nhưng cuối cùng nó đã trở thành một hiện tượng phòng vé đáng kinh ngạc.
Về phần Keanu Reeves, người đóng vai chính trong các bộ phim The Matrix gốc, anh đã bày tỏ sự quan tâm đến việc trở lại với nhượng quyền thương mại, nhưng chỉ khi Wachowskis cũng cùng tham gia. Hiện tại, với những tin đồn về việc Lana Wachowski trở lại, có lẽ Reeves nhiều khả năng cũng sẽ xuất hiện trong phim. Mặt khác, Reeves là một diễn viên bận rộn với rất nhiều các dự án phim ảnh, nghệ thuật liên tục. Thêm vào đó, không rõ liệu dự án mới này sẽ là The Matrix 4 thường được nói đến hay là sự khởi động lại hoàn toàn của nhượng quyền thương mại.
Bất kể điều đó là gì, người hâm mộ đã sẵn sàng để tiếp tục thưởng thức loạt tác phẩm đặc sắc ghi lại dấu ấn một thời này.
Theo tiin.vn
Joaquin Phoenix và 8 chiếc "mặt nạ" để đời trước Joker 8 vai diễn này đã góp phần tạo nên tiếng tăm và chứng minh tài năng của Joaquin Phoenix. Là một trong những diễn viên sở hữu các vai diễn đa dạng và diễn xuất chân thực nhất ngành công nghiệp điện ảnh hiện nay, Joaquin Phoenix luôn biết cách chiếm mọi sự chú ý trên màn ảnh mỗi khi anh xuất hiện....