11 người tử vong vì COVID-19; 1785 F0 nhập viện điều trị
Trong 3 ngày nghỉ lễ 30/4, 1/5, cả nước có 1.785 người phải nhập viện điều trị COVID-19 nội trú.
11 bệnh nhân COVID-19 tử vong. Tổng số F0 đang điều trị tại thời điểm báo cáo (7 giờ sáng 2/5) là 4.004 người. Riêng ngày 2/5, có 4 người mắc COVID-19 tử vong; số bệnh nhân nặng tăng lên 137 ca.
3 ngày nghỉ lễ: 4.574 trường hợp khám, kiểm tra do tai nạn giao thông
Chiều 2/5, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đã thông tin về tình hình khám chữa bệnh, cấp cứu tại các cơ sở.
Kết quả tổng hợp tình hình khám chữa bệnh, cấp cứu từ các cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế, 63 Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Y tế ngành cho thấy: Sau ba ngày nghỉ lễ (từ 7 giờ ngày 29/4 đến 7 giờ ngày 2/5), tổng số có 4.574 trường hợp khám, kiểm tra do tai nạn giao thông.
Trong đó số trường hợp thăm khám từ 7h ngày 1/5- 7h ngày 2/5 là 1.541 trường hợp. Số người bệnh tai nạn giao thông chuyển viện là 1.145 người bệnh. Số người bệnh tai nạn giao thông ra viện là 1.886 trường hợp.
Số người bệnh tử vong do tai nạn giao thông bao gồm cả tử vong tại cơ sở khám chữa bệnh, trên đường đến cơ sở khám chữa bệnh, tiên lượng tử vong xin về là 56 người bệnh.
Trong đó, tử vong tại cơ sở khám chữa bệnh là 14 người bệnh, tử vong trên đường đến cơ sở khám chữa bệnh là 30 người bệnh, tiên lượng tử vong xin về là 12 người bệnh.
1026 bệnh nhân tử vong và tiên lượng tử vong xin về
Cũng theo báo cáo này, tổng số người bệnh đang điều trị tại thời điểm báo cáo 7 giờ sáng ngày 2/5 là 191.601 người bệnh.
Tổng hợp sau 3 ngày nghỉ lễ, tổng số người bệnh khám, cấp cứu tại các cơ sở y tế là 176.300 người bệnh.
Trong đó, số người bệnh nhập viện điều trị nội trú là 71.506 người bệnh. Số người bệnh ra viện là 54.938 người bệnh. Số người bệnh chuyển viện là 6.254 người bệnh.
Số người bệnh tử vong bao gồm cả tử vong tại cơ sở khám chữa bệnh, trên đường đến cơ sở khám chữa bệnh, và tiên lượng tử vong xin về là 1.026 người bệnh.
11 bệnh nhân tử vong vì COVID-19
Về tình hình bệnh nhân COVID-19, Cục Quản lý Khám chữa bệnh cho biết, tổng số người bệnh COVID-19 đang điều trị tại thời điểm báo cáo 7 giờ sáng ngày 2/5 là 4.004 người bệnh.
Trong 3 ngày nghỉ lễ, tổng số người bệnh khám COVID-19 là 3.295 người bệnh.
Video đang HOT
Trong đó, số người bệnh COVID-19 nhập viện điều trị nội trú là 1.785 người bệnh.
Số người bệnh COVID-19 ra viện là 1.148 người bệnh.
Số người bệnh COVID-19 chuyển viện là 122 người bệnh.
Số người bệnh COVID-19 tử vong là 11 người bệnh.
Trước đó, để tăng cường công tác khám chữa bệnh dịp nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, 30/4-1/5, Cục Quản lý Khám chữa bệnh đã ban hành văn công văn số 448/KCB-QLCL&CĐT đề nghị các cơ sở khám chữa bệnh tổ chức thường trực 24/24 giờ; có phương án bảo đảm đủ nhân lực, thuốc, vật tư, thiết bị để thường trực cấp cứu chung và cấp cứu do tai nạn giao thông, thu dung điều trị COVID-19.
Nếu trái tuyến, trái chuyên khoa cần xử lý cấp cứu ban đầu ổn định, giải thích đầy đủ cho người bệnh, người nhà người bệnh trước khi chuyển đi cơ sở y tế khác.
Cùng đó, các đơn vị phân công thường trực cấp cứu ngoại viện, sẵn sàng và khẩn trương ứng phó trong trường hợp cấp cứu tai nạn hàng loạt, tai nạn giao thông nghiêm trọng, thảm họa liên quan các sự kiện tập trung đông người (nếu có) tại địa phương.
Số ca mắc COVID-19.
Ngày 2/5: 4 người mắc COVID-19 tử vong; tăng thêm số bệnh nhân nặng
Bộ Y tế cho biết, ngày 2/5 có 1.202 ca mắc COVID-19 mới, giảm nhẹ so với ngày trước đó. Trong ngày có 4 ca tử vong, bệnh nhân nặng tăng lên 137 ca.
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 11.564.293 ca nhiễm, đứng thứ 13/230 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 121/230 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 116.866 ca nhiễm).
Tình hình điều trị COVID-19
1. Số bệnh nhân COVID-19 khỏi bệnh:
- Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 747 ca
- Tổng số ca được điều trị khỏi: 10.623.491 ca
2. Số bệnh nhân COVID-19 đang thở ô xy là 137 ca, trong đó:
- Thở ô xy qua mặt nạ: 92 ca
- Thở ô xy dòng cao HFNC: 13 ca
- Thở máy không xâm lấn: 1 ca
- Thở máy xâm lấn: 31 ca
- ECMO: 0 ca
3. Số bệnh nhân COVID-19 tử vong:
- Trong ngày ghi nhận 4 ca tử vong tại: Đà Nẵng (1), Đồng Nai (1), TP. Hồ Chí Minh (1), Lạng Sơn (1).
- Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 1 ca.
- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.195 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.
- Tổng số ca tử vong xếp thứ 26/230 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 141/230 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 7/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 29/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 5 ASEAN).
Tình hình tiêm vaccine COVID-19
Trong ngày 01/5 có 404 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 266.224.967 liều, trong đó:
Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 223.597.672 liều: Mũi 1 là 70.908.231 liều; Mũi 2 là 68.451.975 liều; Mũi bổ sung là 14.343.895 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 52.096.707 liều; Mũi nhắc lại lần 2 là 17.796.864 liều.
Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 23.965.543 liều: Mũi 1 là 9.130.889 liều; Mũi 2 là 9.021.366 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 5.813.288 liều.
Số liều tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là 18.661.752 liều: Mũi 1 là 10.213.325 liều; Mũi 2 là 8.448.427 liều.
Đẩy nhanh tiêm vaccine phòng COVID-19 cho nhóm đối tượng nguy cơ cao
Trước diễn biến gia tăng ca mắc COVID-19 trong thời gian qua, tại cuộc họp của Bộ Y tế với 63 tỉnh, thành chiều 26/4 về công tác phòng chống dịch trong dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5 và Giỗ Tổ Hùng Vương, Bộ Y tế và các chuyên gia dịch tễ, truyền nhiễm… tiếp tục đề nghị các địa phương tiếp tục đẩy nhanh tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người thuộc nhóm nguy cơ cao để bảo vệ chặt chẽ hơn nữa những đối tượng này trước diễn biến tăng về số ca mắc.
PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế tiếp tục nhấn mạnh yêu cầu bảo vệ nhóm đối tượng dễ bị tổn thương trước COVID-19 như: Người già, trẻ em, người suy giảm miễn dịch, người chưa tiêm vaccine phòng COVID-19.
Người dân cần thực hiện các biện pháp phòng bệnh như đeo khẩu trang, khử khuẩn và giữ khoảng cách tại khu vực nguy cơ để tránh gia tăng số ca bệnh. Những người có triệu chứng nghi ngờ và những người tiếp xúc với người có triệu chứng nghi ngờ phải đeo khẩu trang.
Điều này không chỉ giúp phòng COVID-19 mà còn cả các bệnh viêm đường hô hấp khác như cúm A, cúm B… Đồng thời, người dân cũng cần tuân thủ theo lịch tiêm vaccine COVID-19 của Bộ Y tế.
TS. Đặng Thanh Huyền, Phó Trưởng Văn phòng chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia nêu rõ: Vaccine COVID-19 có hiệu quả trong phòng bệnh và các biến chứng do COVID-19 gây ra, giảm tỉ lệ mắc bệnh nặng và tử vong.
Hiện nay Tổ chức Y tế thế giới vẫn khuyến cáo các nước triển khai tiêm vaccine COVID-19, ưu tiên hoàn thành liều cơ bản đối với các đối tượng từ 5 tuổi trở lên và bao phủ trên diện rộng để đạt miễn dịch cộng đồng, phòng bệnh cho cá nhân và những người xung quanh.
Ngoài ra, Tổ chức Y tế thế giới cũng khuyến cáo các quốc gia triển khai tiêm nhắc các liều tiếp theo dựa trên tình hình dịch bệnh.
Bộ Y tế yêu cầu làm rõ vụ người nhà tố bệnh viện tắc trách khiến bé 3 tuổi tử vong
Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế tỉnh Quảng Ngãi chỉ đạo Bệnh viện Sản Nhi tỉnh này làm rõ vụ cháu bé 3 tuổi tử vong nghi hóc hạt bí, người nhà tố bệnh viện tắc trách.
Công văn của Bộ Y tế nêu rõ ngày 27/1, một số phương tiện thông tin đại chúng có đăng tải bài viết phản ánh bé T.Đ.L, 3 tuổi, được người nhà đưa đến Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ngãi cấp cứu ngày 26/1 trong tình trạng ho, khó thở (nghi mắc hạt bí) và tử vong ngày 27/1 (mùng 6 Tết), nghi do tắc trách và sai sót chuyên môn của ca trực đêm.
Sau khi nghiên cứu, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh đề nghị Sở Y tế tỉnh Quảng Ngãi chỉ đạo Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ngãi tiếp tục phối hợp với các cơ quan liên quan để xác minh, làm rõ nội dụng phản ánh trên. Khẩn trương chỉ đạo thực hiện kiểm thảo tử vong, xác minh nguyên nhân tử vong của cháu T.Đ.L. Xử lý nghiêm đối với các cá nhân, tập thể có vi phạm (nếu có).
Cục cũng yêu cầu công khai kết quả xác minh và nguyên nhân tử vong của cháu T.Đ.L trên phương tiện thông tin đại chúng, có văn bản trả lời trực tiếp người nhà người bệnh và báo cáo kết quả về cơ quan này trước ngày 31/1.
Trước đó, VietNamNet phản ánh ý kiến anh Trần Văn Chi, bố bé L., về việc khoảng 20h ngày 26/1, khi đang chơi cùng các cháu bé khác, L. bất ngờ họ sặc, khó thở gần vị trí có vỏ hạt bí. Các cháu chơi cùng nói con lấy hạt bí đưa vào miệng. Một tiếng sau, cháu L. khó thở, nôn nên được vợ chồng anh Chi đưa đến Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ngãi. Khi đến viện, anh đã báo với y bác sĩ cháu L. nghi bị hóc hạt bí.
Sau đó, một bác sĩ trẻ đến dùng dụng cụ y tế kiểm tra cuống họng của cháu và nói với gia đình "không có gì". "Tôi đã nói đi nói lại là cháu bị hóc hạt bí, cần chụp phim, nội soi kiểm tra. Một lúc sau, nhân viên y tế mới đưa con tôi đi chụp phim. Sau đó, bác sĩ coi phim nói không có gì đâu. Trong khi đó, con tôi vẫn muốn nôn nhưng nôn không được. Con tôi được đưa lại phòng cấp cứu", anh Chi nói.
Khi cháu L. tiếp tục doạ nôn, anh đề nghị được đưa con lên chuyển Bệnh viện Đà Nẵng nhưng các bác sĩ vẫn nói với gia đình không có vấn đề gì. Tiếp đó, một bác sĩ tên Thám đến khám cho con trai anh Chi và nói cháu bị hen suyễn chứ không phải hóc dị vật. Sau đó, bác sĩ cho con anh thở khí dung, tình trạng sức khỏe của cháu ổn hơn một chút và được đưa lên khoa điều trị ở tầng 5, anh Chi nói.
Lúc này, cháu L. có biểu hiện đau ở cổ, khó thở. Gia đình bệnh nhi yêu cầu nhân viên y tế hút đờm và nội soi ở cổ xem có phải hóc hạt bí không. Tuy nhiên, theo thông tin từ người cha, nhân viên y tế nói "hiện tại không có ai làm việc, sáng mai mới làm" và liên tục yêu cầu gia đình về lấy bảo hiểm y tế để làm thủ tục nhập viện cho con.
Đến 23h, anh Chi và vợ đưa con ra phòng vệ sinh nhưng không có nước nóng để thay quần áo, vệ sinh thân thể. Sau đó, gia đình quyết định đưa con về nhà tắm rửa vì bé nôn ói khắp người, đồng thời tìm thẻ bảo hiểm y tế. Rạng sáng 27/1, gia đình thuê taxi đưa cháu L. quay trở lại bệnh viện. Bệnh nhi được đưa thẳng vào phòng cấp cứu và chuyển lên phòng Hồi sức tích cực.
Tại đây, bác sĩ hút đờm, cho bệnh nhân thở oxy. Theo anh Chi, khoảng 20 phút sau, bác sĩ thông báo cháu bé không qua khỏi. Gia đình bệnh nhi rất bức xúc và cho rằng ê-kíp trực "tắc trách, không kiểm tra cho bé sớm hơn".
Tuy nhiên, gia đình cũng từ chối để lực lượng chức năng khám nghiệm tử thi em bé. Về phía Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ngãi, một lãnh đạo cơ sở y tế này cho biết khi tiếp nhận trường hợp này, các bác sĩ đã cấp cứu, hội chẩn, khám kỹ và đưa bệnh nhi lên khoa điều trị.
Dịch sốt xuất huyết diễn biến phức tạp tại Bình Phước Dịch sốt xuất huyết tiếp tục diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng trên địa bàn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước yêu cầu các đơn vị, địa phương giám sát chặt và xử lý triệt để các ổ dịch. Bệnh nhân sốt xuất huyết được điều trị tại Bình Phước. Ảnh: Đậu Tất Thành/TTXVN Ủy ban...