11 người được cứu sống sau gần 1 đêm vật lộn cùng sóng biển
Ngày 29/11, Thiếu tá Võ Hoàng Liệt, Trưởng đồn biên phòng Bãi Giá (đóng tại huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng) cho biết, một tàu đánh cá vừa vớt được 11 ngư dân gặp nạn trên vùng biển Sóc Trăng.
Chiếc tàu đã cứu các ngư dân
Thông tin ban đầu cho biết, khoảng 21 giờ đêm 28/11, chiếc tàu đánh cá mang biển kiểm soát BV 7440 TS do ông Trần Thế Dũng (SN 1974, ngụ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) làm chủ bị chìm ngoài khơi tỉnh Sóc Trăng do sóng to, gió lớn. Đến rạng sáng 29/11, tất cả 11 thủy thủ trên tàu được các tàu đánh cá gần đó cứu và đưa vào cảng Trần Đề an toàn.
Đoàn thủy thủ gồm: Trần Thế Dũng (SN 1974), Nguyễn Hậu (SN 1990), Nguyễn Anh Dũng (SN 1976), Nguyễn Văn Dũng (SN 1960), Võ Văn Dũng (SN 1976), Nguyễn Quang Vinh (SN 1996), Trần Thanh Tùng (SN 1961), Trần Thanh Tú (SN 1995), Trần Văn Trần (SN 1966), Đặng Hoàng Anh (SN 1995), Nguyễn Văn Tấn (SN 1966) – đều ngụ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Trước đó, tàu BV 7440 TS ra khơi câu mực, rời cảng Định An (tỉnh Trà Vinh) vào lúc 11 giờ trưa ngày 28/11, đến chiều cùng ngày thì gặp sóng lớn phải quay vào bờ. Trên đường quay vào bờ thì gặp nạn. Ông Trần Thế Dũng, chủ tàu bị nạn, cho biết: “Lúc đó sóng rất lớn ập từ phía sau tôi ngồi trên mui lấy máy điện thoại gọi cho các tàu bạn gần đó đến ứng cứu nhưng chưa nói tiếng nào thì tàu đã chìm. Tất cả thuyền viên trên tàu trôi dạt đến rạng sáng mới được các tàu đánh cá gần đó vớt đưa vào bờ”.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Văn Xuyên, chủ tàu cá TV 94024 TS trực tiếp vớt các thủy thủ gặp nạn cho biết: “Lúc đó gần sáng 2 tàu đánh cá của tôi đang trên đường vào bờ thì gặp ngư phủ trôi dạt trên biển. Tàu của tôi vớt được 2 ngư phủ, những tàu xung quanh vớt được 9 ngư phủ. Do mấy tàu kia đang đánh cá nên chuyển hết ngư phủ gặp nạn sang tàu của tôi để đưa vào bờ. Đến trưa 29/11 tất cả các ngư phủ đã vào bờ an toàn và đến trình báo với các cơ quan chức năng để xử lý”.
Hiện tại các ngư dân đã được đưa vào bờ an toàn, được người dân cho ăn uống để phục hồi sức khỏe, chờ các cơ quan chức năng xử lý vụ việc.
Trước đó một ngày, vào rạng sáng 28/11, một tàu cá của Nghệ An mang số hiệu NA 90249 cũng bất ngờ bị sóng lớn đánh chìm trên biển. 10 ngư dân trên tàu hiện vẫn đang mất tích.
Minh Giang
Theo Dantri
Vụ Cát Tường: Không thấy xác, các cơ quan tố tụng sẽ tranh cãi nảy lửa?
Nếu không tìm thấy xác nạn nhân thì không thể truy tố đối tượng Tường về hành vi giết người và kể cả hành vi xâm phạm thi thể
Trước băn khoăn của dư luận về việc nếu không tìm thấy thi thể nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền thì "bác sỹ đồ tể" Nguyễn Mạnh Tường sẽ bị xử lý về tội danh gì, luật sư Nguyễn Hoàng Tiến, Trưởng VP Luật sư Đức Thịnh (đoàn Luật sư Hà Nội), người có 30 năm là điều tra viên của cơ quan điều tra, công an TP. Hà Nội, cho biết: "Bằng các biện pháp nghiệp vụ của mình thì khó mấy cơ quan điều tra cũng tìm ra manh mối của nạn nhân, kể cả một phần thi thể. Bởi vì, nếu không tìm thấy xác nạn nhân thì không thể truy tố đối tượng Tường về hành vi giết người và kể cả hành vi xâm phạm thi thể"
Phải xem xét lại các manh mối, thực nghiệm lại hiện trường, làm rõ một số nghi vấn
Luật sư (LS) Nguyễn Hoàng Tiến cho biết, những ngày qua ông đặc biệt quan tâm theo dõi những bài viết liên quan đến vụ việc bác sỹ ném xác phi tang trên báo. Ông cho rằng, sau hơn 20 ngày chưa tìm thấy xác nạn nhân H. thì cơ quan điều tra cần phải xem xét lại các manh mối, lời khai, nhân chứng, kể cả việc thực nghiệm lại hiện trường và làm rõ nghi vấn bác sỹ Tường không phi tang bằng cách ném xác xuống sông Hồng, hoặc có dùng tác động vào thi thể nạn nhân khiến xác không thể nổi lên được.
Đối tượng Nguyễn Mạnh Tường chỉ vị trí ném xác nạn nhân.
Theo quan điểm của LS Tiến, việc cơ quan điều tra khởi tố đối tượng Nguyễn Mạnh Tường về các hành vi: Vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế thuốc, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác (Điều 242 Bộ luật Hình sự) và hành vi xâm phạm thi thể (Điều 246 Bộ luật Hình sự), trước mắt là để tạm giam giữ và tiếp tục điều tra, tìm kiếm thi thể nạn nhân sau đó mới khởi tố thêm đối tượng về các tội danh khác
Hiện, công an TP. Hà Nội đang rất tích cực tìm xác nạn nhân. Bởi thường thì theo tự nhiên sau khi đối tượng ném xác xuống sông Hồng phi tang thì 3 ngày là nổi. Thế nhưng đã qua 3 tuần khi các cơ quan liên ngành tích cực tìm kiếm thì chỉ thấy 6 cái xác khác nhưng chưa phát hiện ra thi thể nạn nhân H.
LS Tiến cũng bày tỏ sự quan ngại trước tình hình tìm kiếm thi thể nạn nhân suốt nhiều tuần không khả quan. Tuy nhiên, nếu không tìm thấy thi thể nạn nhân thì rất khó để xác định tội danh. "Theo Quy định của Bộ luật hình sự, chỉ khởi tố tội giết người (Điều 93 Bộ luật Hình sự) khi đối tượng này đã thực hiện hành vi và phải có người chết. Cụ thể là phải có xác nạn nhân. Kể cả hành vi xâm phạm thi thể (Điều 246 Bộ luật Hình sự) cũng khó kết tội vì phải có xác nạn nhân và có giám định pháp y mới đủ căn cứ khởi tố tội danh", LS Tiến nói việc xác định tội danh đối với bác sỹ Nguyễn Mạnh Tường.
Bàn về việc dư luận nghi vấn nạn nhân H. có thể xảy ra mâu thuẫn với bác sỹ Tường, LS Tiến cho biết: Có thể loại trừ nguy cơ mâu thuẫn bởi chị H. rất tin tưởng ở bác sỹ Tường. Bằng chứng là chị đã giao tiền cho bác sỹ và không hề lường trước sự việc nên vẫn tự đi xe máy đến trung tâm thẩm mỹ để thực hiện phẫu thuật.
Khởi tố đối tượng Nguyễn Mạnh Tường với tội danh giết người là có cơ sở
LS Tiến phân tích thêm: Tuy nhiên, nếu cơ quan điều tra làm tích cực từ những bước thu giữ chứng từ chị H. nộp 50 triệu cho Trung tâm thẩm mỹ Cát Tường để hút mỡ bụng và nâng ngực. Ngoài ra, một số trang thiết bị trong ca phẫu thuật, chiếc xe máy của nạn nhân cũng đã thu được thì rõ ràng có thể xác định, bác sỹ Tường đã thực hiện ca phẫu thuật hút mỡ bụng, nâng ngực cho chị H. dẫn đến tử vong tại trung tâm thẩm mỹ Cát Tường. Và sau đó, ông bác sỹ này đã tổ chức đem nạn nhân vứt xuống sông Hồng phi tang chứng cứ nhằm che giấu hành vi phạm tội của mình. Do vậy, dư luận cho rằng phải khởi tố đối tượng Nguyễn Mạnh Tưởng với tội danh giết người là có cơ sở.
LS Tiến cũng cho biết, đây là một câu chuyện rất khó khăn cho cơ quan điều tra và viện kiểm sát. Bởi lẽ dư luận đang rất bất bình trước hành động bất nhân của gã bác sỹ đồ tể Nguyễn Mạnh Tường khi đã gây ra cái chết với chị H. sau đó còn vứt xác hòng phi tang, trốn tội. Nếu trong trường hợp không tìm thấy thi thể nạn nhân thì cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án nhân dân và cả luật sư sẽ có những cuộc tranh cãi nảy lửa khi kết tội bác sỹ Tường.
So sánh với vụ án "tiền lệ"
Luật sư (LS) Phạm Văn Tiến- (công ty Luật Hồng Bách cho rằng: "Không cần phải tìm thấy xác của nạn nhân vẫn có thể buộc tội được đối tượng gây án phạm tội giết người!".
Trao đổi với PV, LS Tiến nói: Không chỉ dư luận Hà Nội mà giới LS chúng tôi cũng rất quan tâm đến quá trình giải quyết vụ án thẩm mỹ viện Cát Tường của cơ quan tiến hành tố tụng TP. Hà Nội. Theo quan điểm cá nhân tôi, việc cơ quan CSĐT ra quyết định khởi tố bác sỹ Nguyễn Mạnh Tường về tội danh: "Xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt (Điều 246 Bộ luật Hình sự) và Vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế thuốc, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác (Điều 242 Bộ luật Hình sự) khiến nhiều người dân chưa thật tâm phục khẩu phục.
Trên các phương tiện thông tin đại chúng và các trang mạng cá nhân, nhiều ý kiến cho rằng cần xử lý bác sỹ Tường về tội giết người mới thoả đáng. Xét về góc độ pháp lý, nếu cơ quan tiến hành tố tụng chứng minh được nữ bệnh nhân xấu số trước khi bị ném xuống sông Hồng vẫn còn sống (cho dù ở trạng thái chết lâm sàng) thì đương nhiên hung thủ Nguyễn Mạnh Tường phạm tội giết người. Điều này có thể chứng minh được thông qua quá trình điều trị của bệnh nhân này tại thẩm mỹ viện Cát Tường, qua lời khai của bác sỹ Tường và toàn bộ ê kíp thực hiện ca phẫu thuật thẩm mỹ đó. Và như vậy, không cần phải tìm thấy xác của nạn nhân vẫn có thể buộc tội được đối tượng gây án phạm tội giết người. Vậy việc khởi tố bác sỹ Tường về tội Xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt (Điều 246 Bộ luật Hình sự) liệu có khả quan?
Cũng trên các phương tiện thông tin đại chúng, có nhiều ý kiến cho rằng, khi nào tìm thấy xác nạn nhân, cơ quan CSĐT mới xem xét đến việc khởi tố tội giết người đối với bác sỹ Tường. Đây là một quan điểm truyền thống của các cơ quan tiến hành tố tụng (vụ án giết người phải có nạn nhân). Điều đó không sai. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn có những ngoại lệ. Ví như vụ án Kim Ki-Jong (SN 1982, quốc tịch Hàn Quốc) đốt người tình diễn ra cách đây chưa lâu xảy ra trên địa bàn quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội. Theo đó, sau khi nhập cảnh vào Việt Nam để kiếm việc làm, Kim thuê phòng trọ trong khu tập thể đại học Hà Nội, rồi làm quen với chị Đ.H. (SN 1987). Chị Đ.H. là sinh viên năm thứ tư khoa tiếng Hàn, đại học Hà Nội. Hai người yêu nhau và có quan hệ tình dục trước hôn nhân. Khi nghe chị Đ.H. kể về bạn trai người Việt Nam, Kim nổi cơn ghen xông vào bóp cổ nạn nhân đến chết (theo lời khai một phía). Sau đó hắn dùng xăng đốt xác nạn nhân. Trong vụ án này, nạn nhân chết trước hay chết sau khi bị hung thủ đốt xác chỉ căn cứ vào lời khai một phía hung thủ. Trong khi đó, xác nạn nhân đã tan thành tro. Thế nhưng, hung thủ Kim bị đưa ra xét xử về tội giết người. Tôi thấy vụ án thẩm mỹ viện Cát Tường có nhiều tình tiết tương tự với vụ án nói trên. Tại sao không có một ngoại lệ?
Theo Đời sống & Pháp luật
Nạn nhân Cát Tường ở đâu khi sông Hồng trơ đáy? Liên quan đến vụ bác sỹ thẩm mỹ viện Cát Tường phi tang xác nữ bệnh nhân xuống sông Hồng, thợ lặn, người nhà, cũng như cơ quan điều tra vẫn đang tìm kiếm. Tàu chở thợ lặn, người thân cập bến để tranh thủ nghỉ trưa ngày 25/10, đầu giờ chiều, họ tiếp tục cuộc tìm kiếm Chỉ ít ngày nữa, nước...