11 ngư dân bám thúng chai chòng chành giữa biển, tàu Hải quân đi ứng cứu
Dù gia đình đã liên lạc được với 11 ngư dân, nhưng tính mạng của các ngư dân vẫn đang bị đe dọa. Hiện 11 ngư dân đang thay phiên nhau, cứ một nhóm người ngồi trên thúng chai, một nhóm phải ngâm mình dưới nước, bám vào thuyền thúng chòng chành giữa biển khơi.
Chiều 10/7, bà Phan Thị Tuyết (37 tuổi, ở thôn Lâm Trúc 2, xã Hoài Thanh, huyện Hoài Nhơn, Bình Định), vợ ông Đỗ Văn Thu, thuyền trưởng tàu cá QNg 98604 TS, cho biết gia đình đã liên lạc được với các thành viên trên tàu này. Tuy nhiên, tính mạng của các thuyền viên đang bị đe dọa.
Theo bà Tuyết cho biết, sau khi tàu cá QNg 98604 TS bị chìm gần đảo Đá Lơn, thuộc khu vực Quần đảo Trường Sa, 11 ngư dân trên tàu đã bám vào thúng chai nên thoát chết. Tuy nhiên, do thúng chai nhỏ, giữa biển sóng đánh nên các ngư dân phải thay phiên nhau ngồi trên thúng chai, chờ được ứng cứu.
Bà Tuyết cho biết thêm: Hiện các thuyền viên trên tàu vẫn đang trôi dạt trên biển chờ các tàu cá đánh bắt gần khu vực này đến hỗ trợ cứu các ngư dân.
Chiều 10/7, Trung tâm phối hợp TKCN Hàng hải khu vực IV (Nhatrang MRCC), cho biết đã liên lạc được với các ngư dân đi trên tàu cá QNg 98604 TS. Ông Nguyễn Xuân Bình, Phó Giám đốc Nhatrang MRCC khẳng định với PV Dân trí, trên tàu có 11 ngư dân chứ không phải 12 ngư dân như thông tin ban đầu. Theo ông Bình, tàu của Hải quân Vùng 4 đang tiếp cận nhưng chưa cứu được các ngư dân.
Trước đó, vào lúc 20h30 ngày 9/7,tàu cá QNg 98604 TS đang hành nghề lưới vây gần đảo Đá Lớn, thuộc vùng biển Trường Sa, thì bất ngờ phá nước rồi chìm. Khi tàu đang chìm, 11 ngư dân đã lên thúng và đang trôi dạt ở khu vực đảo Đá Lớn, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa. Được biết, khu vực tàu cá nói trên bị nạn đang có sóng gió cấp 5-6, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm.
Vào sáng nay (10/7), Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai & Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Định đã gửi công văn đề nghị Ủy ban Quốc gia TKCN chỉ đạo điều phương tiện cứu nạn tàu cá QNg-98604-TS. Theo ông La Trần Quang, Trưởng phòng Phối hợp cứu nạn của Nhatrang MRCC, hiện đã liên lạc được với các thuyền viên trôi dạt trên biển của tàu cá số hiệu Quảng Ngãi và các thuyền viên đang ở trên thúng.
“Chúng tôi đang phối hợp với vùng 4 Hải quân, họ cũng cho biết đã chỉ đạo các lượng tăng cường công tác quan sát, phối hợp với các điểm đảo để tiếp cận, ứng cứu ngư dân kịp thời nhất”, ông Quang nói.
Danh sách ngư dân trên tàu cá QNg 98604 TS 1 – Đỗ Văn Thu (ở thôn Lâm Trúc 2, xã Hoài Thanh, huyện Hoài Nhơn, Bình Định), thuyền trưởng. 2 – Đỗ Văn Tùng (ở thôn Lâm Trúc 2), thuyền viên. 3 – Đỗ Thanh Phong (Lâm Trúc 2), thuyền viên. 4 – Huy (Trúc Lâm 2), thuyền viên 5 – Hậu ( TP Quy Nhơn), thuyền viên 6 – Lý Văn Tám (xã Hoài Hương, huyện Hoài Nhơn), thuyền viên 7 – Lý Ngọc Thiện (xã Hoài Hương, huyện Hoài Nhơn), thuyền viên 8 – Hồ Ngọc Thanh (xã Hoài Hương, huyện Hoài Nhơn), thuyền viên 9 – Sương (xã Hoài Hương, huyện Hoài Nhơn), thuyền viên 10 – Quang (xã Hoài Mỹ, huyện Hoài Nhơn), thuyền viên 11 – Chưa xác định danh tính.
Doãn Công – Thủy Nguyên
Theo Dantri
Những vụ chết ngạt trong ô tô và các cách phòng tránh
Bí thư huyện ủy Hoài Nhơn và cô gái trẻ chết ngạt trong xe ô tô riêng, bố đãng trí bỏ quên con trên xe giữa trời nắng 40 độ C khiến con bị chết ngạt... là hai trong số những vụ chết ngạt trong xe ô tô xảy ra gần đây khiến dư luận xôn xao.
Bí thư huyện ủy Hoài Nhơn và cô gái trẻ chết bất thường trong ô tô riêng
Video đang HOT
Sáng sớm 07/07, bí thư huyện ủy huyện Hoài Nhơn (Bình Định) Nguyễn Thanh Bình (39 tuổi) đã chết bất thường trong ôtô riêng. Vụ việc được những người đi làm đồng về sớm phát hiện tại khu vực gần đập Lại Giang, cách trung tâm thị trấn Bồng Sơn, huyện Hoài Nhơn khoảng 2km.
Theo thông tin ban đầu từ người dân địa phương, ông Bình chết trong ôtô ở tư thế đang ngồi sau vô lăng, trong xe còn có một cô gái khoảng 20 tuổi tên N.T.K cũng đã chết. Vị trí xảy ra vụ việc nói trên cách nhà cô N.T.K khoảng 100m.
Ảnh minh họa
Cậu bé Luca Albanese, mới 2 tuổi đã bị bỏ lại trong chiếc xe hơi ngột ngạt ở phía bắc thị trấn Piacenza vào hôm thứ Ba vừa qua (4/6). Cha bé Luca, anh Andrea, 39 tuổi thừa nhận đã quên thả con xuống nhà trẻ như mọi khi. Thay vào đó, người cha đãng trí đã lái xe đến thẳng nhà hàng - nơi anh ta làm đầu bếp để vào kịp giờ làm.
Vào thời điểm đó, nhiệt độ trên xe ô tô lên tới 47 độ C. Đứa trẻ bị bỏ lại trên xe cả ngày trong khi người cha không hề hay biết.
Đến 5h chiều cùng ngày, khi ông nội của cậu bé đến đón cháu ở nhà trẻ thì tá hỏa nhận ra không thấy bóng dáng cháu đâu. Hỏi các cô trông trẻ ở trường thì nói rằng hôm nay cậu bé không đến lớp. Lo lắng, ông đã gọi điện báo cho người con trai.
Cuối cùng người ta phát hiện xác chết vô hồn của cậu bé ở chiếc xe ô tô đậu trước nhà hàng.
Khám nghiệm tử thi sơ bộ cho thấy nạn nhân đã tử vong vì bị nghẹt thở. Quá đau buồn và sốc nặng trước thông tin trên, Andre và vợ đã phải nhập viện.
Gia đình nhà bác sỹ chết ngạt trong chiếc ô tô lao xuống ao
Ngày 22/9/2014, vụ việc cả gia đình nhà bác sỹ 4 người bị chết ngạt trong xe ô tô do xe bị lao xuống mương nước gây xôn xao dư luận. Vụ việc xảy ra tại ven quốc lộ 62 thuộc địa bàn ấp 5, xã tân lập huyện Mộc Hóa (Long An).
Trong tai nạn này, ngoài tài xế Đặng Anh Thi (30 tuổi), ba người còn lại là vợ chồng bác sĩ Đặng Chí Đông Giang (48 tuổi) và em ruột Đặng Thị Tuyết Trinh (45 tuổi) đều ngụ khu phố 1, thị xã Kiến Tường, Long An.
Thông tin từ Công an tỉnh Tây Ninh cho biết, tối 3/11/2014, ông Quách Văn Hồng (47 tuổi, ngụ xã Long Thành, huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh) - kỹ thuật viên khoa gây mê hồi sức bệnh viện Đa khoa Tây Ninh, lái chiếc xe trên đi học khiêu vũ. Đến 23h cùng ngày, ông Hồng lái xe về bệnh viện và cho đậu cạnh căng tin, có dùng remote bấm khóa xe.
Sau đó, ông Hồng lái một chiếc ô tô khác cũng của ông (mang biển số TPHCM) về nhà nghỉ. Đến 19h ngày hôm sau, ông Hồng trở lại bệnh viện bắt đầu ca trực. Khoảng một tiếng sau đó, ông Hồng xuống mở cửa xe mang biển số Tây Ninh định lấy gói thuốc hút thì hoảng hốt khi phát hiện có một cháu bé nằm bất động trong xe. Ngay lập tức ông Hồng kêu bảo vệ bệnh viện đưa cháu bé vào phòng cấp cứu. Tuy nhiên, cháu bé đã chết.
Theo bà Nguyễn Kim Thùy (mẹ bé Quyên) cho biết, bé Quyên bị thiểu năng trí tuệ, theo người nhà vào viện thăm người thân. Do Quyên hay chạy tới khu thang máy nghịch phá, nên khoảng một tiếng đồng hồ sau bà kêu người con rể chở Quyên về nhà.
Đi chừng được 5 phút, người con rể gọi điện cho vợ nói là Quyên không chịu về mà quay lại và nhờ nói mẹ xuống dẫn lên. Bà Thùy xuống thấy con rể đang đứng ở bãi đậu xe. Người con rể nói rằng Quyên chạy vào khu vực căng tin và kêu bà Thùy vào đó tìm.
Đi khắp nơi trong bệnh viện nhưng không thấy Quyên đâu, bà Thùy cũng nhờ mấy anh bảo vệ tìm giúp nhưng cũng chẳng thấy. Đến khoảng 19h cũng ngày thì bà hay tin con gái đã tử vong. Lúc này trên người cháu Quyên vẫn còn nguyên đôi bông tai vàng, không bị mất mát tài sản gì.
Mẹo tránh bị ngạt, ngộ độc khí khi ngủ trong xe ô tô
Ngoài những vụ việc được kể ra ở trên đây, còn rất nhiều cái chết thương tâm khác đã xảy ra khi lái xe ngủ trên ô tô và đóng kín cửa kính, ví dụ như vụ một lái xe taxi Mai Linh ngủ tại xe và bị chết ngạt vào hồi năm 2013, hay vào năm 2008 đã có 2 công chức ngủ lại trong xe Toyota và tử vong vì ngạt khí. Vậy để tránh gặp phải những kết cục xấu có thể xảy ra, mọi người nên chú ý tới những điều gì để tránh bị ngạt khí khi ở trong xe ô tô.
Điểm chung của nhiều vụ tử vong trong xe ô tô là việc lái xe đóng cửa kính khi ngủ trên xe nên khả năng bị chết ngạt rất cao. Do cửa kính đóng kín, lượng ô xi trong khoang cabin của xe giảm dần, trong khi người ngủ trên xe đang ngủ say nên không thể phản ứng và từ từ lịm đi rồi tử vong.
Trên thực tế, trường hợp bật điều hòa ngủ trên ô tô thường chỉ được các lái xe cơ quan, công ty hoặc những người không quan tâm tới chuyện tốn xăng mới áp dụng và xác định ngủ trong một thời gian ngắn. Đa số các lái xe còn lại, đặc biệt là lái xe taxi, việc bật điều hòa, kéo kín kính khi ngủ là điều xa xỉ, nên giải pháp duy nhất là chốt cửa, hạ cửa kính như đã nêu trên. Tuy nhiên, nếu cần phải ngủ lại ở trong xe ô tô, tài xế lái xe cần chú ý những điều sau:
- Chọn nơi thoáng đãng không khí lưu thông tốt. Đặc biệt tránh đỗ xe trong không gian chật hẹp, bí khí bởi trong trường hợp này ngay cả mở hết cửa xe bạn vẫn có thể bị thiếu oxy hay nghiêm trọng hơn là ngộ động khí CO thải từ động cơ.
- Việc bật điều hòa nhưng lấy gió trong cũng khiến lượng ô xi trong xe giảm dần. Theo một chuyên gia kỹ thuật ô tô, ở những xe đời mới, điều hòa sẽ tự động lấy gió ngoài bổ sung dù người điều khiển chọn chế độ lấy gió trong. Dẫu vậy, việc đóng kín cửa và bật điều hòa lấy gió trong rồi ngủ trong ô tô vẫn tiềm nguy cơ ảnh hưởng tới tính mạng.
Để tránh bị chết ngạt khi ngủ trên ô tô, điều quan trọng nhất là cần hé một chút cửa kính để đảm bảo không khí bên trong và bên ngoài lưu thông, đủ ô xy cho người ngủ trong xe.
- Lưu ý chốt cửa, không hạ kính quá sâu (hạ khoảng 1.25 - 1.5cm là hợp lý), có thể gây cảm lạnh trong điều kiện thời tiết lạnh, đồng thời không đảm bảo an toàn tài sản trên xe. Nếu thời tiết nóng bức, lái xe cần chọn vị trí râm mát, dưới gốc cây...
- Trường hợp bật điều hòa và đóng kín cửa xe, lái xe cần chọn chế độ lấy gió ngoài, bổ sung ô xy cho khoang cabin.
- Nếu cẩn thận hơn, bạn có thể đặt báo thức sau mỗi giờ, việc này khiến giấc ngủ bị gián đoạn nhưng nó giúp bạn kiểm soát tình huống tốt hơn bởi ngủ trong xe hơi chưa bao giờ là an toàn.
Bên cạnh những tình huống lái xe ngủ quên trên xe gây tử vong, thì tình trạng những em bé bị bỏ quên, hay bị bỏ lại trong xe một mình dẫn tới bị tử vong do ngạt khí cũng không phải là hiếm, đặc biệt là trong thời gian gần đây.
Mỗi năm, trung bình có tới 40 trẻ em thiệt mạng vì bị "bỏ quên" trong những chiếc xe đỗ trong thời tiết nắng nóng, oi ả. Đó là con số thống kê tính riêng tại nước Mỹ khiến nhiều bậc cha mẹ phải giật mình. Trong những vụ việc đó, có những trường hợp là do bố mẹ để quên con trên xe mà không hề hay biết, có những trường hợp là do bố mẹ cố tình bỏ con trên xe để đi giải quyết công việc của mình mà khi quay trở lại xe thì chuyện đáng tiếc đã xảy ra.
Đối với trẻ em, tử vong do sốc nhiệt xảy ra kể cả khi xe đỗ trong bóng râm. Thân nhiệt của trẻ em có thể tăng nhanh hơn gấp 3 đến 5 lần so với người lớn. Sốc nhiệt xảy ra khi thân nhiệt vượt quá 40 độ C và nếu đạt mức gần 42 độ C có thể dẫn đến tử vong. Vì vậy, giải pháp cho tình huống này chỉ là lời khuyên dành cho tất cả các ông bố, bà mẹ lái xe ô tô là cần phải quan tâm, chú ý tới con mình, không để lại mình con trên xe. Cẩn thận hơn nữa, trước khi rời khỏi xe thì nên kiểm tra lại trong xe, tránh để quên con hay để quên những đồ vật dễ gây cháy nổ.
Cách sơ cứu khi có người bị ngạt trong xe ô tô
Không chỉ đối với trường hợp ngạt khí trong xe ô tô, mà trong nhiều hoàn cảnh khác có thể chúng ta cũng phải đối mặt với tình huống bị ngạt khí trong phòng kín hoặc ở nơi đông người... Vì vậy việc trang bị cho mình những kiến thức sơ cứu khi bị ngạt khí là rất cần thiết.
Triệu chứng ngạt khí CO, CO2
Các triệu chứng tổn thương bị ngạt khí CO là: chảy nước mắt, viêm kết mạc, ho, khạc ra đờm có than, khó thở, mất định hướng, mất tri giác, bị bỏng, cháy da, lông, tóc... Nếu nhẹ, thường có biểu hiện thở dốc, buồn nôn, đau đầu; ở mức độ trung bình, nạn nhân cảm thấy đau đầu dữ dội, chóng mặt, rối loạn thần kinh, buồn nôn, ngất xỉu; nặng sẽ bị ngất, hôn mê, co giật, loạn nhịp tim, trụy mạch và tử vong...
Khí CO2 không mùi, không vị, không gây đau đớn do đó, người bị nạn không hề có phản ứng tự vệ, cơ thể không "cảnh báo" được nguy hiểm để kịp thời thoát khỏi phòng. Đến khi bị sốc do thiếu ôxy, cơ thể ngột ngạt, khó thở thì lập tức họ đã rơi vào trạng thái hôn mê và tử vong do ngạt.
Theo các chuyên gia, thông thường khi bị ngạt khí nặng sẽ có những biểu hiện như: đau ngực, hồi hộp, mất định hướng, co giật, hôn mê, rối loạn nhịp tim, tụt huyết áp, thiếu máu cơ tim, phỏng da, tiểu tiện, đại tiện không tự chủ.
Người ngoài có thể thấy nạn nhân bị ngất, khó thở, thở trào bọt hồng, tay chân sưng đau, tím ở môi và các đầu ngón tay, ngón chân, nước tiểu sẫm màu, đỏ và ít dần hoặc có những động tác bất thường.
Cách sơ cứu, xử lí khi nạn nhân bị ngạt khí
Cơ hội sống sót của nạn nhân bị ngạt khí phụ thuộc vào thời gian được đưa tới bệnh viện. Nếu bệnh nhân bị ngưng tim thì chỉ có 4 phút để hành động. Sau đó mỗi phút cơ hội sống của nạn nhân sẽ giảm đi 10%.
Khi thấy có người bị ngạt khí, cần mở hết các cửa để không khí tràn vào và đưa ngay nạn nhân ra khỏi nơi có khí độc, nhanh chóng đưa tới bệnh viện để cấp cứu, hạn chế di chứng.
Người đến cấp cứu nạn nhân cũng cần nhanh chóng gọi thêm người hỗ trợ, đề phòng bị ảnh hưởng khí độc. Quá trình tới viện nếu nạn nhân thở yếu hoặc bất tỉnh, cần phải hà hơi thổi ngạt.
Theo (Tổng hợp)
Bí thư huyện và cô gái chết trong ôtô do ngộ độc CO Từ phân tích hiện trường và kết quả khám nghiệm tử thi, Công an Bình Định cho rằng Bí thư huyện Hoài Nhơn chết cùng cô gái trong ôtô do ngộ độc khí CO. Ôtô của Bí thư huyện Hoài Nhơn được đưa về trụ sở công an. Ảnh: Trí Tín. Trao đổi với VnExpress, ông Nguyễn Văn Thiện - Bí thư Tỉnh...