11 năm chiến thắng ung thư của người phụ nữ đeo chân giả
18 tuổi, chị Ngọc mất đi chân phải trong một vụ tai nạn giao thông. 25 năm sau, chị nhận kết quả ung thư vú sau một lần tự sờ thấy ngực có u cục.
Chị Nguyễn Thị Ngọc, SN 1965, quê Hải Phòng. Một vụ tai nạn giao thông đã cướp đi chân phải của người con gái khi ấy là sinh viên năm nhất đại học. 2 năm, 4 lần phẫu thuật, chị đã tập đi lại bằng chân giả. Ra trường, chị lấy chồng và sinh hai đứa con kháu khỉnh.
Hạnh phúc tưởng vẹn tròn nhưng cuộc đời vẫn muốn thử thách chị. Năm 2008, khi đó chị 43 tuổi, trong một lần tự thăm khám tại nhà, chị sờ thấy cục u nhỏ ở vú, ngay lập tức, chị lên kiểm tra tại bệnh viện K và nhận kết luận: Chị mắc ung thư vú
.
Sợ hãi, 11 năm trước, chị đã nghĩ ung thư là hết, là chết. Điều trị hay không đây? Chị bỏ hết mọi việc, nằm dài suy nghĩ trắng đêm.
Nhưng chị suy sụp, từ bỏ đồng nghĩa với việc gia đình cũng đầu hàng, trong khi họ vẫn hàng ngày động viên chị chiến đấu. Vậy là người phụ nữ khi đó 43 tuổi lại vùng dậy, tuyên chiến với bệnh tật.
Chị Ngọc rạng rỡ, dù chị từng mất đi chân phải, lại thêm bệnh ung thư vú
Những thông tin đầu tiên về bệnh ung thư vú được chị bắt đầu tìm hiểu. Chị cũng nhờ người thân giúp đỡ tìm tới các bác sĩ giỏi của bệnh viện K. Trong quá trình điều trị, chị luôn tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, lắng nghe tư vấn của bác sĩ về việc luyện tập thể dục, về chế độ ăn uống phù hợp, nói không với những sản phẩm có khả năng gây tổn hại đến gan, thận.
Video đang HOT
Chị Ngọc chia sẻ, lắng nghe và thấu hiểu những người cùng cảnh ngộ ung thư vú
Điều đáng nể là trong quá trình chiến đấu với bệnh tật, tinh thần chị Ngọc luôn giữ lạc quan nên chất lượng cuộc sống của chị tốt dần lên.
Chị Ngọc kể, một người bệnh bị ung thư nếu chỉ thực hiện đúng phác đồ điều trị của bác sĩ thôi chưa đủ, họ cần có sự động viên, hỗ trợ về mặt tinh thần để có thể mạnh mẽ đối diện với những nỗi buồn, lo lắng, cô đơn…
Câu lạc bộ về ung thư vú mà chị là “thủ lĩnh” được sự hỗ trợ của các bác sĩ chuyên ngành ung thư, luôn tổ chức những buổi tập huấn tư vấn cho các chị em cách đối diện với bệnh ung thư, cách vượt qua nỗi sợ hãi và cách tự chăm sóc bản thân.
Gia đình hạnh phúc của chị Ngọc. Họ chính là những người sát cánh, động viên chị chiến thắng bệnh ung thư vú
Là bệnh nhân ung thư, chị Ngọc hiểu cảm giác hoang mang, thu mình đến trầm cảm của những người cùng hoàn cảnh khi mới nghe tin mình bị ung thư. Chị lắng nghe và chia sẻ tâm tư cùng họ, động viên và tư vấn họ từ những bước chuẩn bị đầu tiên về tâm lý, cách đối diện thực tế.
Chị còn hướng dẫn họ chuẩn bị về mặt kinh tế như hướng dẫn mua bảo hiểm y tế vì bệnh sẽ phải điều trị lâu dài, khuyên nhủ họ phải ăn uống đủ chất dinh dưỡng, tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ, nhắc họ tránh xa những cách chữa trị bằng phương pháp chưa được kiểm chứng như thuốc nam, bột giun, bột cóc…
Khi chị bị bệnh, con gái chị mới học lớp 6 và con trai học lớp 2. Lúc đó chị chỉ ước ao có thể sống để nắm tay con gái mình mặc tà áo dài trắng bước chân vào cổng trường phổ thông trung học. Giờ con gái chị đã học xong đại học, đi làm. Ước mơ không còn xa vời. Còn chị, vẫn năng nổ, nhiệt tình, đầy vui vẻ và hạnh phúc.
Hơn 11 năm mạnh mẽ chống lại căn bệnh ung thư cũng là chừng đó quãng thời gian chị đồng hành cùng người bệnh cùng cảnh. Chị không nhớ hết những người mình đã chia sẻ, tư vấn, động viên, nhưng người phụ nữ nay đã 54 tuổi đó luôn tâm niệm: Ung thư không phải dấu chấm hết.
Đó là bởi chị luôn nghĩ, sống một ngày có ý nghĩa có nghĩa là ngày đó chị còn được nấu một bữa cơm ngon chờ chồng con về ăn, giặt bộ quần áo cho chồng, ngắm nhìn hai con lớn lên từng ngày. Sống thêm một ngày là chị được sẻ chia, giúp đỡ những người phụ nữ có đồng cảnh ngộ.
Bí quyết 4T của những người chiến thắng ung thư:
Tinh thần: Luôn suy nghĩ tích cực, làm những việc có ý nghĩa cho bản thân, gia đình và xã hội nếu có thể.
Thực phẩm: Ăn đa dạng chất, nhiều rau xanh và trái cây, uống nhiều nước, giảm tinh bột.
Thuốc: Luôn tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sỹ, tránh sử dụng những loại thuốc mà khoa học chưa kiểm chứng.
Thể thao: Hãy lựa chọn một môn thể thao phù hợp với mình nhất để nâng cao sức khỏe ( tập yoga, đạp xe, đi bộ….).
Võ Thu
Theo giadinh.net
Đệ nhất phu nhân Syria Asma Assad "chiến thắng" bệnh ung thư sau 1 năm chữa trị
Cơ quan báo chí của dinh Tổng thống Syria ngày 4/8 cho biết, phu nhân của nhà lãnh đạo Syria Bashar Assad, bà Asma Assad đã đánh bại căn bệnh ung thư vú sau một năm điều trị.
Đệ nhất phu nhân Syria Asma Assad chữa khỏi bệnh ung thư vú
"Với tất cả sức mạnh, nỗ lực và niềm tin của mình, con đường chiến đấu với bệnh ung thư, mà bà ấy đã bắt đầu một năm trước đã kết thúc. Ban lãnh đạo Syria và nhân viên văn phòng Tổng thống chúc mừng bà Asma Assad đã chiến thắng căn bệnh này", Cơ quan báo chí dinh Tổng thống Syria viết trên Telegram.
Đáp lại, Đệ nhất phu nhân Asma Assad cảm ơn mọi người Syria đã ủng hộ bà. Bà mong muốn sự phục hồi cho tất cả các bệnh nhân, cũng như hòa bình và thịnh vượng của Syria "với sự giúp đỡ của Chúa".
Bà Asma nói trong một cuộc phỏng vấn phát sóng vào hôm 3/8: "Cuộc hành trình của tôi đã kết thúc, với vô vàn nỗi đau và sự mệt mỏi. Nó có những mặt trái và thậm chí cũng mang lại cả những điều tích cực. Lạy Chúa, nó đã qua. Tôi đã hoàn toàn chiến thắng căn bệnh ung thư".
Tháng 8/2018, bà Asma Assad được chẩn đoán có khối u vú ác tính ở giai đoạn đầu. Vào cuối tháng 1/2019, các bác sĩ đã tiến hành một ca phẫu thuật thành công để loại bỏ khối u. Bà được hóa trị tại một bệnh viện quân đội Syria.
Theo infonet
Người Hong Kong kết hợp đông - tây y chống chọi ung thư Li sống chung với ung thư 28 năm qua. Sau mỗi đợt hóa và xạ trị, cô đến thầy lang mua rễ nhân sâm và thảo mộc về uống để phục hồi. Năm 1991, khi Karen Kwai-Ching Li (KC) ở Hong Kong mới 10 tuổi, cô được chẩn đoán osteosarcoma, một dạng ung thư xương. Vì sử dụng thuốc không phù hợp trong...