11 mặt hàng thời trang bị tẩy chay dữ dội của các thương hiệu nổi tiếng
Những cái tên đình đám như H&M, Zara, Gucci…cũng có lúc dính phải tranh cãi phân biệt chủng tộc, cổ súy chế độ nô lệ, coi thường tôn giáo…
Các thương hiệu nổi tiếng giống như người ‘cầm cân nảy mực’ tạo nên các xu hướng thời trang. Thế nhưng đôi khi những người dẫn đầu lại mắc sai lầm nghiêm trọng làm cho khách hàng thất vọng không thể tiếp tục ủng hộ. Dưới đây là 11 ví dụ về các mặt hàng quần áo và phụ kiện gây ấn tượng tồi tệ nhất, khiến các nhãn hàng lao đao một thời gian dài.
1. Vào tháng 1 năm 2018, H&M đã phải xin lỗi vì đã sử dụng một đứa trẻ da đen mặc chiếc áo in chữ ‘Coolest Monkey in the Jungle’ (con khỉ ngầu nhất trong rừng), còn đứa trẻ da trắng mặc áo ‘Survival Expert’ (chuyên gia sinh tồn). Cơn sóng tẩy chay H&M nổi lên rầm rộ vì khách hàng cho rằng đây là cách ứng xử phân biệt chủng tộc.
2. Tháng 12 năm 2017, mọi người phẫn nộ khi phát hiện American Eagle bán một chiếc vòng cho nam giới có thiết kế y hệt còng tay nô lệ. American Eagle đã xin lỗi và nói rằng sẽ không bán sản phẩm này nữa. Tuy nhiên nhiều khách hàng phản ánh chiếc vòng chỉ biến mất trên website còn tại các cửa hàng bán lẻ thì vẫn y nguyên.
3. Tháng 5, 2017, Forever 21 bị chỉ trích vì mẫu váy xám giống đồ huấn luyện quân sự. Chữ Army trên áo có nghĩa là ‘quân đội’.
4. Vào năm 2010, khách hàng cáo buộc Urban Outfitters lan truyền thông điệp xấu tới người mắc chứng rối loạn ăn uống thông qua slogan ‘Eat less’ (ăn ít đi).
Video đang HOT
5. Slogan ‘Too Pretty to Do Homework’ (Quá xinh đẹp để phải làm bài tập về nhà) của JCPenney đã bị lên án mạnh mẽ bởi ẩn chứa thông điệp phân biệt giới tính. Đồng thời nhiều bậc phụ huynh cũng không hài lòng khi biết con gái họ có nguy cơ mang tư tưởng lệch lạc vì các loại slogan vô bổ này.
6. Các nhà phê bình mạng đã đánh sập trang web của Zara vào năm 2014 vì mẫu áo trẻ em giống đồng phục tù nhân Holocaust.
7. Sự giận dữ nổ ra khắp nơi khi chiếc áo có hình thòng lọng được kẹp giữa dòng chữ ‘Hang Loose’ (treo lủng lẳng, phó mặc) được phát hiện trong cửa hàng T.J. Maxx. Đáp lại phản ứng dữ dội, người phát ngôn của T.J. Maxx đã lên tiếng xin lỗi và giải thích đây là sai sót trong khâu duyệt mẫu thiết kế.
8. Vào năm 2014, Urban Outfitters mắc sai lầm nghiêm trọng khi bán áo phông in kín chữ ‘Depression’ (trầm cảm).
9. Gucci phải đăng bài xin lỗi vì bán chiếc áo len che kín mặt giống như khủng bố. Ngay sau đó, mẫu áo $900 (20,883,240 VNĐ) đã được gỡ xuống hoàn toàn cả trên web và cửa hàng.
10. Nordstrom và Gucci đã phải đối mặt với phản ứng dữ dội vào tháng 5 vì bán sản phẩm ‘Indy Full Head Wrap’ trị giá $800 (18,562,880 VNĐ). Sản phẩm này được mô tả trên trang web của Nordstrom là ‘một chiếc khăn xếp được chế tác tuyệt đẹp’ nhưng người Sikh cho rằng đây là hành động coi thường đức tin của họ. Nordstrom nhanh chóng rút vật phẩm ra khỏi kệ, đồng thời đưa ra lời xin lỗi đến cộng đồng người Sikh. Liên minh Sikh đang hi vọng rằng Gucci sẽ có động thái tương tự.
11. Thiết kế Air Max 1 mới nhất của Nike gây tranh cãi vì hình lá cờ in 13 ngôi sao liên quan đến chế độ nô lệ.
Minh Minh
Theo saostar.vn
Sau 1 tháng vật lộn nợ nần, Forever 21 chính thức nộp đơn xin phá sản
Sau hàng loạt tin đồn, cuối cùng tờ New York Times chính thức thông báo hãng Forever 21 đã nộp đơn xin phá sản vào ngày chủ nhật vừa qua.
Hãng sẽ đóng cửa 178 cửa hàng ở riêng đất Mỹ, và tổng 350 cửa hàng ở khắp nơi trên thế giới. Công ty sẽ ngừng hoạt động tại 40 quốc gia, bao gồm Canada và Nhật Bản, nhưng sẽ giữ lại trang web bán hàng online.
Phó chủ tịch điều hành của Forever 21, bà Linda Chang nói với NYT rằng muốn xử lý mọi việc một cách nhanh chóng để có thể quay lại làm những gì vợ chồng bà từng thật sự đam mê. Tờ L.A. Times từng nhận xét rằng Forever 21 đã mất đi "yếu tố tuyệt vời" trong thời trang vì những thiết kế quá tập trung vào việc mở rộng phạm vi hàng hóa.
Không những thế, các cửa hàng Forever 21 chủ yếu nằm trong trung tâm thương mại, nơi có ít người mua sắm. Trong khi năm 2018 - 2019 các hãng thời trang lớn nhỏ đều làm branding (thương hiệu) trên cộng đồng online, mạng xã hội, sàn thương mại điện tử, thì Forever 21 lại dậm chân tại chỗ.
Cuối tháng 8 vừa qua, tờ Bloomberg đã đưa ra dự đoán về tình hình tài chính của Forever 21. Công ty kiếm được khoảng 3 tỷ đô la mỗi năm doanh thu đang phải vật lộn để trả tiền cho các nhà cung cấp, chủ nhà, đồng thời tìm cách "hồi sinh doanh nghiệp".
Bằng cách nộp đơn xin phá sản, thương hiệu có thể đóng cửa các chi nhánh không đem lại lợi nhuận và tái cấp vốn cho doanh nghiệp.
Vậy là sau 1 tháng vật lộn với các khoản nợ, Forever 21 thật sự đã bước vào đường cùng.
Minh Minh
Theo saostar.vn
Vừa thoải mái vừa năng động, chị em đi chơi cuối tuần cứ diện áo phông theo 4 cách này Tuy đã quá quen thuộc nhưng áo phông vẫn được coi là item xứng đáng hơn cả để có mặt trong tủ đồ thời trang của chị em. Vậy diện item đơn giản này thế nào để phong cách được nâng tầm? Câu trả lời nằm ngay ở bài viết dưới đây. Áo phông vốn được coi là món đồ thời trang đã...