11 lời ‘tiên tri’ đi vào lịch sử của người nổi tiếng hóa ra sai hoàn toàn
Trong lịch sử, đã có nhiều dự đoán được đưa ra về tương lai, có những dự đoán chính xác đến khó tin. Nhưng cũng có những dự đoán thất bại tệ hại, chẳng hạn như “điện thoại không thể trở thành một phương tiện giao tiếp”, “mạng Internet không thể thay thế báo giấy”,…
Cùng Bạn Biết Chưa tìm hiểu 11 dự đoán về tương lai của các nhân vật lớn nhưng hóa ra sai hoàn toàn.
Năm 1800, tiến sĩ Dionysys Larder, Giáo sư Triết học tự nhiên và Thiên văn học, Đại học London từng dự đoán: “Đi lại bằng đường sắt với tốc độ cao là không khả thi, vì hành khách sẽ không thể thở được và tử vong vì ngạt thở.”
“Khoan dầu ư? Tức là khoan vào đất để tìm dầu? Anh điên rồi?” – Đồng nghiệp của Edwin L. Drake từng từ chối đề nghị khoan dầu của anh vào năm 1859. Sau đó Drake đã thành công khoan giếng dầu đầu tiên.
Năm 1867, thư nội bộ của Western Union có nội dung: “Điện thoại có quá nhiều hạn chế để có thể được xem là một phương thức giao tiếp, liên lạc”.
Năm 1880, Henry Morton, Chủ tịch Viện Công nghệ Stevens nhận xét về bóng đèn điện của Edison: “Ai có hiểu biết về vật này đều sẽ dễ nhận thấy đó là một thất bại.”
Video đang HOT
Năm 1902, nhà thiên văn học và toán học Simon Newcomb từng dự đoán: “Bay bằng một cỗ máy nặng hơn không khí là không thực tế và vô nghĩa, nếu không muốn nói là bất khả thi.” 18 tháng sau, anh em nhà Wright thử nghiệm thành công cho máy bay bay tại đồi Kill Devil, Kitty Hawk, bang Bắc Carolina, Mỹ.
Năm 1903, Chủ tịch Ngân hàng Michigan đã khuyên luật sư của Henry Ford không nên đầu tư vào Công ty Ô tô Ford: “Ngựa thì là cái đã có, còn ô tô chỉ là thứ mới lạ, nhất thời thôi.”
Diễn viên, nhà sản xuất, đạo diễn và người sáng lập studio Charlie Chaplin đã từng có một nhận định sai lầm vào năm 1916: “Điện ảnh chỉ là mốt nhất thời mà thôi. Nó là loại kịch được thu sẵn. Cái khán giả thực sự muốn xem là diễn viên sống trên sân khấu kia.”
H. M. Warner, nhà đồng sáng lập hãng phim Warner Brothers từng có một dự đoán sai lầm vào năm 1927. Ông cho rằng chẳng có ai muốn nghe tiếng diễn viên nói cả. Nhưng rõ ràng đến ngày nay thì phim có tiếng đã lên ngôi, thế chỗ phim câm.
Darryl Zanuck. nhà sản xuất phim của 20th Century Fox từng dự đoán: “TV sẽ không thể tồn tại lâu vì sớm thôi con người sẽ mệt mỏi khi phải nhìn vào cái hộp gỗ ép mỗi tối.” (1946)
Năm 1977, Ken Olson, nhà sáng lập kiêm chủ tịch Digital Equipment Corporation cho rằng: “Không có lý do gì mà mỗi cá nhân lại cần phải có một chiếc máy tính riêng trong nhà.”
Cuối cùng là lời dự đoán chỉ 23 năm trước, vào năm 1995. Clifford Trong một bài viết trên Newsweek, nhà thiên văn học Clifford Stoll đã giải thích lý do tại sao Internet không thể trở nên cách mạng như nhiều người khẳng định. Ông viết: “Thực tế là không có dữ liệu online nào có thể thay thế những tờ nhật báo…”
Theo Hong.vn
Tướng Pháp nói về khả năng tập trận chung với Việt Nam
Sự hiện diện của đội hình bay gồm 3 chiếc chiến đấu cơ Rafale chủ lực, 1 máy bay vận tải A400M, 1 chiếc A310 và 1 máy bay tiếp vận C-135 trên bầu trời Việt Nam trong chiến dịch PEGASE ngoài yếu tố về lịch sử, chính trị, còn có ý nghĩa về mặt chiến lược.
Nhân dip chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của phi đội máy bay quân sự thuôc không quân Pháp trong chiến dịch PEGASE, một chiến dịch triển khai đội hình bay tầm cỡ của Pháp tại Đông Nam Á, tướng Patrick Charaix, chỉ huy chiến dịch, ngay 28-8 đa trao đôi vơi bao chi vê hơp tac quôc phong noi chung va không quân noi riêng giưa hai nươc.
Tướng Patrick Charaix (giưa), chỉ huy chiến dịch, trao đôi vơi bao chi
Theo tướng Patrick Charaix, sự hiện diện của đội hình bay bao gồm 3 chiếc chiến đấu cơ Rafale, 1 máy bay vận tải A400M, 1 chiếc A310 và 1 máy bay tiếp vận C-135 trên bầu trời Việt Nam đánh dấu một dấu mốc quan trọng trong hợp tác quốc phòng giữa Pháp và Việt Nam. Đây là lần đầu tiên sau năm 1954, máy bay quân sự của Pháp chính thức bay và hạ cánh xuống sân bay Việt Nam .
Vê triên vong hợp tác quốc phòng giữa 2 nước, nhất là trong lĩnh vực không quân, thơi gian tơi, tướng Patrick Charaix cho biêt: "Chuyến thăm được thực hiện sau tập trận tại Uc và chính quyền Uc đã đề nghị đến năm 2020 sẽ tiến hành tập trận nên đến 2020 chúng tôi có thể tổ chức hoạt động tương tự chuyến thăm lần này.
Chúng tôi có mối quan hệ chặt chẽ với hải quân ở Việt Nam nên chúng tôi muốn triển khai các hoạt động tương tự trong lĩnh vực không quân trong thời gian tới. Chúng tôi nghĩ rằng sự hợp tác của chúng ta có thể tập trung vào mảng đào tạo và đặc biệt là chia sẻ kinh nghiệm, ngoài ra, cũng có nhiều lĩnh vực khác như không gian, công nghệ, vật liệu... có thông tin có thể trao đổi với các đối tác.
3 may bay chiên đâu Rafale cua không quân Phap tai sân bay Nôi Bai - Anh: Đai sư quan Phap
Mong răng chuyên thăm nay se đăt viên gach khơi đâu cho quan hệ mới trong lĩnh vực không quân giưa Pháp và Việt Nam , tương Patrick Charaix cho biêt ông đặc biệt vui mừng được giới thiệu công nghệ cao của máy bay tiêm kích Rafale và máy bay vận tải A400M. Đây là những loại máy bay Phap triển khai thường xuyên trong các hoạt động quân sự của mình. Không quân Phap hài lòng với các hiệu năng sử dụng của các máy bay này.
"Tại các nước chúng tôi đến thăm, thông thường chúng tôi có đề xuất đại diện quân sự hoặc dân sự bay cùng tiêm kích Rafale vì máy bay Rafale có 2 chỗ ngồi hoặc bay trên chuyến bay VIP trên máy bay vận tải 400M. Tại Việt Nam, chúng tôi quyết định sẽ triển khai chuyến bay VIP. Trong các cuộc trao đổi với các đại diện của các nước thăm, chúng tôi có trao đổi về hợp tác, giao lưu, đào tạo quân nhân.... Đồng thời là mối quan hệ hợp tác trong tương lai"- ông chia se.
Tra lơi câu hoi cua phong viên đây la đôi máy bay tác chiến, có thể tập trận vậy kha năng tập trận chung giưa 2 nươc thời gian tới?, tương Patrick Charaix cho biêt: "Những hoạt động tập trận như vậy hoàn toàn có thể nghĩ tới và bàn bạc để có thể triển khai trong tương lai vì chúng tôi có những máy bay tiêm kích ở các căn cứ không quân ở Djibouti, ở Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất, chúng tôi cũng có các máy bay thực hiện các chuyến thăm ở khu vực nên những hoạt động hợp tác như vậy kể cả hợp tác kỹ thuật viên cơ khí, điều phối viên không lưu là điều hoàn toàn có thể nghĩ đến trong tương lai.
Lịch trình phát triển tư chuyên thăm cua Tông Bi thư
Đại biện lâm thời Đai sư quan Pháp tai Viêt Nam Olivier Sigaud cho biêt đây là chiến dịch có tính lịch sử khi là lần đầu tiên kể từ năm 1954 các máy bay quân sự của Pháp bay trên bầu trời Việt Nam và hạ cánh tại sân bay của Việt Nam .
Đây cũng là một sự kiện mang tầm chính trị quan trọng. Trong chuyến thăm Phap thang 3 vưa qua trong khuôn khô hoat đông kỷ niệm 45 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Pháp và Việt Nam, Tổng Bí thư Nguyên Phu Trong và các lãnh đạo Pháp đã bày tỏ mong muốn quan hệ song phương phát triển hơn nữa trên lĩnh vực quốc phòng. Chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cách đây vài tháng đã đưa ra lịch trình trong phát triển quan hệ song phương trên lĩnh vực quốc phòng.
Việc triển khai chiến dịch PEGASE trên địa bàn Việt Nam là một trong những bước đi cụ thể để thực hiện lịch trình.
Ngoài yếu tố về lịch sử, chính trị, chiến dịch PESAGE còn có ý nghĩa về mặt chiến lược. Sự hiện diện của các máy bay quân sự của Pháp trong khu vực thể hiện sự hiện diện quân sự Pháp ở đây. Chuyến thăm cũng nhằm thể hiện năng lực của Pháp triển khai đội hình máy bay và công nghệ mạnh nhất ở trong khu vực.
Pháp cũng là một quốc gia hiện diện trong khu vực Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Cụ thể, Phap có những phần lãnh thổ ở khu vực khu vực Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương và với 9 triệu km2 các khu đặc quyền kinh tế trên biển, Pháp là nước đứng thứ 2 trên thế giới về diện tích này. Phần lớn trong 9 triệu km2 vùng đặc quyền kinh tế trên biển của Pháp nằm trong khu vực Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương. Sự hiện diện của Pháp trong khu vực này thể hiện qua 1,5 triệu người Pháp đang sinh sống và làm việc tại khu vực. Pháp có 125 dự án đầu tư trực tiếp trong khu vực. Pháp có khoảng 7.000 nhân viên quân sự triển khai thường trực ở khu vực Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Sự hiện diện mang tính chiến lược đó của Pháp trong khu vực tạo nên các mối quan hệ đối tác với các đối tác trong khu vực.
"Chúng tôi chọn Việt Nam là một trong những điểm triển khai chiến dịch PESAGE thăm Việt Nam lần này thể hiện tầm quan trọng mà Pháp dành cho vị thế của Việt Nam trong quan hệ song phương giữa 2 nước"- ông Olivier Sigaud noi.
Tin-anh: D.Ngoc
Theo nld.com.vn
Trận thủ đô Trung Quốc thất thủ trước liên quân phương Tây Quyết định sai lầm của Từ Hi Thái Hậu cuối thời nhà Thanh khiến Trung Quốc đối đầu với liên quân 8 nước, để rồi phải chịu khoản chiến phí khổng lồ, khiến cuộc sống người dân thêm lầm than. Quân phương Tây với vũ khí vượt trội đánh bại Nghĩa Hòa Đoàn và quân Thanh triều. Cuối thế kỷ 19 - đầu...