11 kỷ lục được xác lập tại Đại lễ Phật đản Vesak 2019
Tại buổi bế mạc Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc 2019 được tổ chức tại Trung tâm Văn hóa Tam Chúc, Kim Bảng, Hà Nam, Đại lễ Vesak 2019 đã đạt nhiều kỷ lục sự kiện do Hội Liên minh Kỷ lục thế giới và Kỷ lục gia Việt Nam xác lập.
Vào sáng 14/5, tại lễ bế mạc Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc (Vesak 2019), Liên minh Kỷ lục thế giới đã trao bằng công nhận kỷ lục thế giới về Đàn lễ cầu nguyện hòa bình thế giới lớn nhất tại chùa Tam Chúc, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.
Đàn lễ Vesak 2019 – Đàn lễ cầu nguyện hòa bình thế giới lớn nhất (Vượt Kỷ lục): Đàn lễ gồm có một đàn lễ trung tâm và khuôn viên vòng quanh, thiết kế theo 5 tầng, gồm có: 1 Đàn lễ trung tâm được thiết trí với 5 tầng, tầng 1 diện tích 864 m2, cao 0,9 m; tầng 2 diện tích 324 m2, cao 1 m; tầng 3 hình trụ tròn đường kính 9 m, cao 2,3 m; tầng 4 hình bát giác chiều dài cạnh 7 m, cao 2,5 m và cuối cùng hình trụ tròn đường kính 2 m, cao 0,7 cm. Nơi đặt Đức Phật Thích Ca cao 1,8 m, nặng hơn 4 tấn.
Một kỷ lục thế giới khác cũng được xác lập là: Tháp Đại bi Kiêm Cương, ở chùa Thánh Quang, tỉnh Bắc Ninh, với hệ thống chuông đồng mạ vàng nhiều nhất và hệ thống đánh vang tự động đầu tiên trên thế giới.
Ngoài ra Tổ chức kỷ lục gia Việt Nam xác nhận Vesak 2019 lập nhiều kỷ lục khác gồm:
Đại lễ Phật đản quốc tế lớn nhất (vượt kỷ lục): Đại lễ Vesak 2019 đã có 1.650 đại biểu thuộc 570 phái đoàn quốc tế và cá nhân đến từ 112 quốc gia và vùng lãnh thổ đăng ký tham gia, cùng với đó là hàng vạn tăng ni, phật tử trong cả nước đến tham dự.
Hội thảo Phật giáo quốc tế lớn nhất (vượt kỷ lục): Với 398 bài tham luận bằng tiếng Anh của các học giả quốc tế và 110 bài tham luận bằng tiếng Việt của các học giả trong nước, với chủ đề “Cách tiếp cận của Phật giáo về sự lãnh đạo toàn cầu và trách nhiệm cùng chia sẻ vì xã hội bền vững”.
Triển lãm nghệ thuật Phật giáo lớn nhất: Trong khuôn khổ đại lễ diễn ra hoạt động Triển lãm nghệ thuật Phật giáo Việt Nam và thế giới với 3 Nội dung là Triển lãm cổ vật Phật giáo Việt Nam và Thế giới; Triển lãm tranh ảnh nghệ thuật Phật giáo, Triển lãm đá nghệ thuật Phật giáo và dân tộc. Những tác phẩm nghệ thuật đặc sắc được chọn lọc tham dự tại các triển lãm đều có giá trị văn hóa và tâm linh cao. Các triển lãm là cơ hội để du khách trong nước và quốc tế hiểu hơn về văn hóa Việt Nam và văn hóa Phật giáo Việt Nam.
Video đang HOT
Chương trình biểu diễn nghệ thuật Phật giáo quốc tế lớn nhất: Với chủ đề “Đại lộ Di sản 2019″, chương trình biểu diễn nghệ thuật này được phát sóng trực tiếp trên kênh truyền hình quốc gia VTV1 vào lúc 20h10 trong ngày Khai mạc Đại lễ – 12/5. Đây là chương trình nghệ thuật tầm cỡ quốc tế mang thương hiệu với mục đích giới thiệu đến khán giả những di sản vật thể và phi vật thể của Việt Nam cũng như quốc tế. Chương trình được tổ chức với quy mô lớn và có sự tham gia của các đoàn nghệ thuật lớn trong nước và quốc tế như Ấn Độ; Bhutan, Nhật Bản, Indonesia, Trung Quốc, Thái Lan…
Lá cờ Phật giáo xếp bằng đèn hoa đăng lớn nhất: Lá cờ Phật giáo được ghép từ hàng ngàn chiếc đèn hoa đăng, có chiều dài 36m x cao 20m. Tổng diện tích Lá cờ 720m2.
Số người tham dự tụng Kinh Chuyển Pháp Luân cầu nguyện hòa bình thế giới đông nhất: Hơn 25.000 người tham dự Đại lễ cùng tụng bộ Kinh Chuyển Pháp Luân để cầu nguyện cho Hòa bình thế giới.
Hội chợ Phật giáo quốc tế lớn nhất do Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Sở Công thương Hà Nam tổ chức, giới thiệu hơn 1.000 sản phẩm (ảnh: Báo Hà Nam)
Lễ hội thắp đèn Hoa đăng cầu nguyện hòa bình thế giới có số lượng người tham gia đông nhất: Lễ hội thắp đèn Hoa đăng tại Đại lễ Vesak 2019 thu hút hơn 20.000 người tham dự gồm các Đại biểu, Phật tử, Du khách thập phương, đội ngũ tình nguyện viên….
Số lượng người tham gia Lễ Tắm Phật đông nhất: Nghi lễ Tắm Phật diễn ra tại Lễ đài Trung tâm Cầu nguyễn hòa bình trước điện Quan Âm với sự tham dự của hơn 25.000 Đại biểu; Chư Tôn Đức Tăng Ni Tăng Ni…
Theo Đức Văn – Toàn Vũ (Dân Trí)
Tạc tượng thiên thạch 14 tỷ: Chùa Tam Chúc trải lòng
Thượng tọa Thích Minh Quang đã có những lý giải về việc chùa Tam Chúc có cơ hội được sở hữu bức tượng Phật bằng thiên thạch độc nhất vô nhị
Thời gian vừa qua, dư luận quan tâm đến việc doanh nghiệp Xuân Trường (Ninh Bình) mua mảnh thiên thạch "câu đố Mặt Trăng" để tặng cho chùa Tam Chúc (huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam).
Đặc biệt, chùa Tam Chúc sẽ tạc tượng Phật trên mảnh thiên thạch này và trưng bày tại chùa Ngọc trong quần thể của chùa.
Ngày 25/10, phóng viên báo Đất Việt đã có cuộc trao đổi với thượng tọa Thích Minh Quang, trợ lý của thượng tọa Thích Thanh Nhiễu, trụ trì chùa Tam Chúc (huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam).
Thượng tọa Thích Minh Quang cho biết được nhận mảnh thiên thạch này là một cơ duyên đặc biệt của nhà chùa.
"Chùa Tam Chúc muốn tạc tượng mảnh thiên thạch này để cầu cho quốc thái dân an, thế giới hòa bình. Cũng là cơ hội để giới trẻ, các em học sinh sinh viên được tìm hiểu thêm về thiên văn, khoa học" - thầy Thích Minh Quang cho biết.
Toàn cảnh chùa Tam Chúc
Việc sử dụng mảnh thiên thạch để tạc tượng cũng đã được nhà chùa lên kế hoạch tỉ mỉ.
Theo đó, trong 6 miếng thiên thạch ghép thành "câu đố Mặt Trăng", chùa sẽ sử dụng mảnh lớn nhất có kích thước khoảng gần 20cm để tạc tượng. Các mảnh ghép nhỏ còn lại sẽ được đóng tủ kính để trưng bày.
"Chùa biết bức tượng sau khi tạc xong sẽ có kích thước nhỏ, nên đã có kế hoạch chuẩn bị. Tượng sẽ được đặt trong một bảo tháp, bảo tháp này sẽ nằm ở chính điện của tòa chùa Ngọc.
Như vậy là Phật ngự trong tháp, tháp trong tháp" - Thượng tọa cho biết.
Trước những băn khoăn về việc thiên thạch là một vật chất hiếm gặp, việc tạc tượng sẽ nhiều công phu và khó khăn, Thượng tọa Thích Thanh Quang cho rằng nhà chùa đã nắm được yếu tố phức tạp của công việc và đang cân nhắc phương án tiến hành.
"Chùa Tam Chúc đang tìm hiểu và có thể sẽ mời các nghệ nhân Việt Nam tạc mẫu tượng này thay vì mời chuyên gia nước ngoài.
Tay nghề của người Việt rất giỏi, các bức phù điêu, công trình điêu khắc của chùa Bái Đính và chùa Tam Chúc hơn 90% được làm từ các nghệ nhân Việt Nam và rất được quốc tế ghi nhận, vì thế chùa không có nhiều lo lắng" - Thượng tọa cho biết.
Thượng tọa Thích Minh Quang cho biết thêm trong khuôn khổ của Đại lễ Vesak 2019, chùa cũng sẽ kết hợp giới thiệu các làng nghề truyền thống đã tham gia xây dựng chùa Tam Chúc.
"Bức tượng Phật này sau khi ra đời tôi cho rằng sẽ rất được quốc tế chú ý, vì thế việc để các nghệ nhân Việt Nam tiến hành tạc bức tượng này trên mảnh thiên thạch cũng góp phần quảng bá cho hình ảnh của đất nước, khả năng tay nghề của người thợ trong nước" - Thầy Thích Minh Quang bày tỏ.
Cận cảnh 6 mảnh thiên thạch được chùa Tam Chúc sở hữu
Trước nhiều nguồn ý kiến cho rằng hơn 14 tỷ đồng để mua thiên thạch về tạc tượng, chưa kể chi phí cho công việc này sẽ là một sự tốn kém không đáng có, trong khi có thể sử dụng nguồn kinh phí đó để làm các việc công đức xã hội khác hiệu quả hơn. Đại diện chùa Tam Chúc có những lý giải.
"Công tác công đức cho xã hội, cho các cảnh khổ là điều nên làm và bao nhiêu hành động cũng là cần thiết. Nhưng theo tôi việc nào cũng có lý do. Sở hữu bức tượng Phật bằng thiên thạch là điều vô tiền khoáng hậu, góp phần quảng bá hình ảnh của đất nước. Tạo tiếng vang không chỉ trong nước mà cả quốc tế.
Từ tiếng vang này, chúng ta có thể thu hút được phát triển du lịch tâm linh, tạo nhiều điều kiện để phát triển kinh tế địa phương, tạo nhiều công ăn việc làm... như vậy đã là một việc công đức mà không phải ai cũng nhìn thấy" - thượng tọa cho biết.
Ngoài ra, thầy Thích Minh Quang cho biết thêm, xây một ngôi chùa lớn cũng góp phần phát triển tự do tôn giáo tín ngưỡng, hỗ trợ đảm bảo đạo đức xã hội.
"Chúng tôi từng tổ chức những khóa tu cho các bạn trẻ, thanh niên, học sinh sinh viên với quy mô vài nghìn người. Qua những khóa học này, tư tưởng nhân hậu nhân đạo được thấm nhuần vào những người trẻ, đây cũng là việc tốt cho xã hội, cũng là một việc công đức" - Thượng tọa nhấn mạnh
Theo Minh Tuệ (Đất Việt)
Cận cảnh Chùa Tam Chúc sẵn sàng cho đại lễ Phật đản Vesak 2019 Ngày mai (12-5) đại lễ Phật đản Liên Hợp quốc - Vesak 2019 chính thức diễn ra tại chùa Tam Chúc (huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam), mọi công tác chuẩn bị đã cơ bản hoàn tất, sẵn sàng đón tiếp khoảng 20.000 đại biểu về dự. Theo ghi nhận của phóng viên Báo Người Lao Động, những tuyến đường dẫn về chùa...