11 giờ trưa nhưng chưa có cơm ăn, tôi hỏi thì mẹ chồng gắt lên một câu điếng người
Câu nói của mẹ chồng không sai nhưng khiến tôi bị tổn thương sâu sắc.
Khi quyết định lấy chồng xa quê, tôi đã chuẩn bị tinh thần cho cuộc sống chẳng mấy thoải mái, vui vẻ. Bởi nhà chồng dù có tốt đến đâu, bố mẹ chồng dù có tâm lí đến đâu cũng không thể bằng được ở nhà mình, sống với bố mẹ mình. Hồi ấy, chồng tôi còn quan tâm đến vợ chứ không vô tâm như bây giờ. Anh thường hay an ủi, động viên và bảo sẽ đối xử tốt với tôi trong mọi tình huống. Vì chồng, tôi vấ vả chạy vạy xin chuyển công tác về một trường học gần nhà anh (tôi là giáo viên). Nhưng lúc này, tôi mới nhận ra đây là điều sai lầm.
Mẹ chồng tôi là người khắt khe, khó chịu. Bà chỉ có một mình chồng tôi là con trai duy nhất nên đòi hỏi ở tôi những yêu cầu rất cao. Tôi phải biết nấu ăn, biết dọn dẹp nhà cửa ngăn nắp, biết lựa chọn thực phẩm cho tốt nhất nhưng giá phải mềm nhất. Nhưng trước giờ tôi chẳng bao giờ phải làm những việc đó nên lúng túng, vụng về. Bữa cơm đầu tiên, tôi chỉ nấu được món cá kho và trứng luộc. Khi dọn cơm, nhìn mâm cơm mà sắc mặt mẹ chồng tôi tối sầm lại. Từ đó, bà giao hẳn việc nấu ăn cho tôi để tôi rèn luyện tay nghề, sau này còn lo giỗ chạp.
Sống xa quê, nhớ bố mẹ, nhớ bạn bè, nhớ quê, lại thêm chồng tôi về quê anh như cá gặp nước, suốt ngày bạn bè nên tôi càng tủi thân hơn. Nhiều lúc muốn mở lời tâm sự với mẹ chồng thì bà luôn bận rộn, chẳng có thời gian nghe. Đêm nào chồng đi nhậu với bạn bè, tôi đều khóc đến sưng hai mắt vì buồn bã.
Ảnh minh họa
Không chỉ thế, mối quan hệ giữa tôi và mẹ chồng cũng không tốt đẹp lắm. Mẹ mặc định việc nấu ăn là của tôi nên không bao giờ phụ giúp, kể cả khi tôi bận tối mắt tối mũi những việc ở trường.
Như hôm qua, tôi dạy tới 11 giờ trưa mới về nên cứ nghĩ mẹ chồng đã nấu ăn. Tôi lên tiếng hỏi cả nhà ăn cơm chưa thì bà liếc xéo rồi gắt: “Con định cho cả nhà chết đói à? Nhà gần trường, rảnh là phải chạy về đi chợ nấu ăn chứ ai hầu cho”. Câu nói ấy khiến tôi điếng người, nước mắt cứ thế rơi. Trưa ấy, tôi vẫn phải nấu ăn nhưng nấu xong thì bố mẹ chồng đã ăn mì tôm rồi đi ngủ trưa. Sau đó, tôi lại phải tiếp tục đến trường dạy buổi chiều.
Video đang HOT
Nhiều khi tôi nghĩ quyết định về quê chồng của mình không biết là đúng hay sai? Nếu mẹ chồng cứ khắt khe thế này, tôi làm sao sống nổi ở đây? Sau này có con rồi, tôi sẽ càng khổ sở nhiều hơn. Phải làm sao để cải thiện mối quan hệ với mẹ chồng và để mẹ chồng cảm thông hơn cho tôi đây? Làm sao để chồng tôi bớt vô tâm, biết quan tâm vợ hơn đây?
Mẹ chồng lên chăm cháu, con dâu đề nghị đóng góp tiền sinh hoạt
Mẹ tôi tự nguyện lên Hà Nội chăm cháu sau khi con dâu hết thời gian ở cữ. Vậy mà vợ tôi đòi bà đóng góp sinh hoạt phí hàng tháng.
Vợ chồng tôi mới sinh con đầu lòng được 5 tháng. Sắp tới vợ tôi sẽ đi làm trở lại. Công ty cô ấy ở khu công nghiệp, cách nhà 30 km.
Ảnh: Minh họa
Công việc ở đây ổn định, vợ tôi không có ý định chuyển sang nơi khác làm. Để thuận tiện, có người hỗ trợ chăm sóc con, vợ tôi nhờ trung tâm mối giới tìm cho một giúp việc vào giờ hành chính.
Thế nhưng, cô ấy quá khó tính. Một tuần trung tâm đưa 3 giúp việc đến thử việc vẫn không hài lòng. Tôi nản, báo trung tâm chấm dứt hợp đồng cung cấp dịch vụ giúp việc.
Đúng lúc đó, mẹ tôi ở dưới quê lên chơi. Bà mang gà, vịt và rau cỏ cho hai vợ chồng đủ ăn trong một tuần. Tôi than vãn vợ sắp đi làm, không biết gửi con cho ai.
Mẹ tôi liền tự nguyện ở lại trông cháu. Bà bảo: "Công việc dưới quê cũng ít. Bố con đi xây nhà cho người ta liên miên. Mẹ ở đây vài tháng, đến Tết các con tìm được giúp việc thì mẹ về.
Tôi mừng rỡ, thông báo với vợ. Mặt cô ấy bỗng tối sầm lại, tỏ vẻ khó chịu. Vợ trách tôi không hỏi ý cô ấy trước.
"Anh với mẹ phải bàn bạc với em, xem em có đồng ý phương án đó hay không? Anh với mẹ lại tự quyết với nhau", vợ tôi cằn nhằn.
Cô ấy ra điều kiện, mẹ chồng ở lại chăm cháu phải thực hiện theo hướng dẫn của mình. Từ ăn bột giờ nào, uống sữa mấy cữ/ngày, cách thay bỉm ra sao... Ngoài ra, vợ tôi sẽ lắp thêm camera.
Vợ giải thích, bà nội cao tuổi, lại có bệnh huyết áp thấp. Cô ấy ở cơ quan, theo dõi qua camera. Ở nhà có vấn đề gì còn biết mà xử lý. Vì bệnh này lúc bình thường không sao nhưng tụt đường huyết rất dễ ngất xỉu.
Điều kiện quan trọng nhất, cô ấy đòi mẹ chồng phải đóng góp 2 triệu phí sinh hoạt và điện nước.
"Mẹ ở đây, thêm miệng ăn, điện nước tăng lên... Em mới đi làm lại, lương sẽ chưa cao. Thu nhập của anh thì ba cọc ba đồng, mẹ đóng 2 triệu coi như phụ giúp, cho mình đỡ gánh nặng", vợ tôi nói tiếp.
Cô ấy cho biết thêm, hồi mới sinh, bà ngoại lên đây ở một tháng cũng đưa 3 triệu lo cơm nước hàng ngày.
Tôi giận run người trước những câu nói khó nghe của vợ. Vợ tôi sẵn sàng chi tiền thuê giúp việc nhưng lại tính toán với mẹ chồng. Bà ở cũng là chăm cháu giúp con dâu, nào có ăn không của cô ấy.
Tối đó, chúng tôi lời qua tiếng lại căng thẳng. Đỉnh điểm, vợ tuyên bố thà bỏ tiền thuê giúp việc để điều chỉnh họ theo ý mình còn hơn nhờ bà nội giúp.
Cô ấy chê mẹ tôi cổ hủ, không biết nuôi trẻ con theo khoa học. Mấy ngày cô ấy sinh con trong viện, mẹ chồng lên trông mà như cực hình.
Mẹ tôi nghe được, giận tím mặt. Hôm sau bà đùng đùng bỏ về quê. Anh chị tôi gọi điện lên mắng không ra sao. Bố đẻ tôi thì cấm cửa hai vợ chồng bước chân về nhà.
Tình cảnh gia đình tôi lúc này rất rối ren. Bình thường với chồng con, vợ tôi vẫn tử tế. Lúc nào cô ấy cũng chăm sóc chu đáo. Chẳng hiểu sao với mẹ chồng, cô ấy như biến thành con người khác.
Giờ chỉ có nước đưa vợ về xin lỗi bố mẹ. Thế nhưng, vợ tôi nhất định không đồng ý. Vì cô ấy quan điểm mình không làm sai, tại sao phải xin lỗi.
Xin hãy cho tôi lời khuyên!
Mẹ chồng xồng xộc vào phòng riêng, chồng tôi tuyên bố khiến bà điếng người Hễ thấy vợ chồng tôi quấn quýt bên nhau là y như rằng mẹ chồng tỏ ra khó chịu. Thậm chí, có lần bà còn tự tiện xông vào phòng riêng, rồi lại mắng hai đứa tôi nữa. Mẹ chồng tôi là một người khá lạc hậu. Bà không chấp nhận nổi việc con trai - con dâu có những hành động, cử...