11 đột biến gene cực kỳ thú vị được tìm thấy ở con người
Mỗi lần bộ gene người tự sao chép sẽ có khoảng 100 đột biến mới, hầu hết chúng đều lành tính và không đáng kể, nhưng thỉnh thoảng một đột biến lại biểu hiện dưới dạng một khả năng siêu phàm.
(Ảnh: iStock)
Đột biến gene là cách mà tạo hóa bổ sung những biến thể mới vào cuộc sống. Nếu đột biến tạo ra những đặc điểm có lợi, chúng sẽ được truyền qua các thế hệ tiếp theo và có thể lan rộng khắp toàn bộ quần thể của một loài.
Tiến hóa sẽ không thể xảy ra nếu không có những đột biến thỉnh thoảng xuất hiện để ban tặng những đặc tính mới cho các loài sinh vật.
Lấy con người làm ví dụ. Khoảng 12.000 năm trước, loài người đã có một đột biến gene giúp tiêu hóa được sữa bò. Ngày nay, đột biến này là một đặc điểm phổ biến và khiến ngành công nghiệp sữa bò phát triển như vũ bão.
Các nhà khoa học ước tính rằng mỗi lần bộ gene người tự sao chép, có khoảng 100 đột biến mới. Hầu hết chúng đều lành tính và không đáng kể, nhưng thỉnh thoảng một đột biến lại biểu hiện dưới dạng một khả năng siêu phàm.
Dưới đây là 11 trong số những đột biến gene siêu phàm như vậy.
Về thị lực màu sắc, con người có thị lực khá nhạy bén so với các loài động vật khác. Có ba loại tế bào hình nón trong mắt mang lại cho chúng ta lợi thế tiến hóa, chẳng hạn vào thời hồng hoang, người nguyên thủy có thể phát hiện trái cây và quả mọng tốt hơn so với động vật (vốn chỉ có hai loại tế bào hình nón).
Concetta Antico – một họa sỹ kiêm giảng viên hội họa tại San Diego (Mỹ) có thể nhìn được 100 triệu màu sắc khác nhau. (Ảnh: The Guardian)
Con người trung bình chỉ có thể phân biệt khoảng 1 triệu màu. Một đột biến trong gene opsin, chịu trách nhiệm sản xuất các sắc tố thị giác cho thị lực màu, cho phép con người nhìn thấy gần 100 triệu màu.
Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Thị giác , khoảng 12% phụ nữ có loại “siêu thị lực” này, và các nhà khoa học đã chính thức gọi tình trạng này là tetrachromacy.
Xương siêu đặc
Những người có đột biến trong gene LRP5 sở hữu xương mật độ đặc, bền chắc và không thể bị gãy. Các thử nghiệm cho thấy bộ xương của người đột biến gene này cứng gấp 8 lần so với bình thường.
(Ảnh: Flickr)
LRP5 được phát hiện sau khi một một cậu bé ở miền Trung Tây nước Mỹ gặp một tai nạn xe hơi nghiêm trọng nhưng không hề bị gãy xương.
Điều này khiến các bác sỹ và nhà khoa học phải kiểm tra người thân của cậu bé và thật kinh ngạc, họ phát hiện ra rằng không ai trong gia đình cậu bé từng bị gãy xương, kể cả ông bà 93 tuổi.
Tuy nhiên, tình trạng “xương không thể gãy” có một tác dụng phụ nhỏ. Một số người có đột biến LRP5 cũng sẽ có biểu hiện bằng các khối u xương nhô ra trên vòm miệng.
Hội chứng Marfan siêu dẻo
Hội chứng Marfan là kết quả của đột biến gene trội trên nhiễm sắc thể thường của gene mã hóa glycoprotein fibrillin-1 là thành phần chính của vi sợi, dẫn đến nhiều biến dạng và khiếm khuyết có thể xảy ra.
Video đang HOT
Những người mắc chứng bệnh di truyền Marfan có xu hướng cực kỳ dẻo dai. Họ có thể uốn cong và vặn vẹo cơ thể thành những tư thế khó tin nhất khiến người khác kinh hoàng.
Nam diễn viên người Tây Ban Nha Javier Botet mắc hội chứng Marfan khiến tứ chi dài bất thường và có khả năng uốn dẻo cơ thể đến mức kỳ lạ. (Ảnh: Twitter)
Hội chứng Marfan ảnh hưởng đến các mô liên kết của cơ thể. Những người mắc bệnh này có xu hướng cao bất thường, chân tay dài và rất linh hoạt.
Tuy nhiên, đây là một căn bệnh phổ biến, nghĩa là những người mắc bệnh nhẹ có thể sống cuộc sống khá bình thường, nhưng những trường hợp nặng có thể dẫn đến khuyết tật tim và suy các cơ quan khác có thể đe dọa tính mạng.
Không cảm thấy đau đớn
Một đột biến gene SCN11A đã tạo ra tình trạng gọi là vô cảm với nỗi đau bẩm sinh (CIP-Congeneital Insensitivity to Pain) Nó làm giảm nồng độ natri, thứ mà tế bào thần kinh sử dụng để giao tiếp và truyền tín hiệu về cảm giác đau tới não.
Kết quả là những người mang đột biến SCN11AA không hề cảm thấy đau khi họ bị bỏng, gãy xương hoặc gặp bất kỳ loại chấn thương nào khác.
Siêu tốc độ
Tất cả chúng ta đều có một gene gọi là ACTN3, nhưng một số biến thể nhất định của nó giúp cơ thể chúng ta tạo ra một loại protein đặc biệt gọi là alpha-actinin-3.
Protein này kiểm soát các sợi cơ co giật nhanh, cho phép bạn tạo ra những lực giật mạnh trong chớp mắt như phản ứng giật cử tạ hoặc chạy nước rút.
(Ảnh: iStock)
Phát hiện được công bố vào năm 2008 khi các nhà di truyền học nghiên cứu các vận động viên chạy nước rút và vận động viên sức mạnh phát hiện ra rằng rất ít người trong số họ có hai bản sao ACTN3 bị lỗi, chính là lý do khiến gene này được gọi là “gene thể thao.”
Trên thế giới chỉ có khoảng 18% dân số thừa hưởng gene thể thao này.
Giấc ngủ siêu ngắn
Theo các nhà khoa học, giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe mỗi người. Hầu hết người trưởng thành cần ngủ từ 7-9 giờ mỗi đêm để có thể tái tạo năng lượng vào sáng hôm sau.
Ngủ đủ giấc giúp bạn có thể tránh được nhiều bệnh tật và ngăn ngừa chứng mất trí nhớ. Người bình thường nếu thiếu ngủ chỉ 2 giờ mỗi ngày thì chức năng nhận thức sẽ giảm sút ngay lập tức.
Tuy nhiên với những người có gene hDEC2 đột biến, nhịp sinh học của họ chỉ cần ngủ 4 giờ mỗi đêm mà ngày hôm sau thức dậy vẫn tràn đầy năng lượng và hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.
Siêu lông mi
Minh tinh màn bạc Elizabeth Taylor nổi tiếng thế giới với đôi mắt tím tuyệt đẹp và có tới hai hàng lông mi. Theo các nhà khoa học, nữ diễn viên Hollywood xinh đẹp này đã mang một đột biến gene ở vị trí FOXC2 khiến đôi mắt của bà có hàng lông mi kép.
Lông mi kép là kết quả của đột biến gene. (Ảnh: Lynn News)
Các nhà khoa học khẳng định đây là một loại đột biến hiếm gặp trong y học mà các bác sỹ nhãn khoa thường gọi là “lông mi phụ.” Số người mang đột biến gene này cực hiếm trên thế giới, gần như chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Gene MSTN sản xuất myostatin, một loại protein điều khiển cơ thể ngừng tạo cơ khi đã có đủ. Về cơ bản, chúng điều chỉnh kích thước và số lượng tế bào cơ, do đó đặt ra giới hạn cho sức mạnh tổng thể của bạn.
Những người có đột biến trong gene này không cần phải tập luyện vất vả nhưng cơ bắp vẫn phát triển mạnh, lượng cơ bắp của họ có thể tăng gấp đôi so với người bình thường. Bởi vậy, họ thường có sức mạnh siêu phàm.
Miễn dịch với bệnh sốt rét
Các nhà khoa học đã phát hiện những người mắc bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm có khả năng chống đỡ bệnh sốt rét tốt hơn hẳn người bình thường.
Nghiên cứu chỉ ra rằng một biến thể nhất định trong các gene gây ra bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm có thể cung cấp khả năng kháng bệnh sốt rét cao hơn tới 93% chỉ với các triệu chứng thiếu máu nhẹ.
Một đột biến như thế này có khả năng lây lan rất nhanh trong toàn bộ quần thể loài người vì nó rõ ràng có lợi cho sự sống còn.
Các nhà khoa học đã quan sát một cộng đồng gồm 6.000 người sống tại một thị trấn nhỏ ở Argenetina đều sở hữu một đột biến gene cho phép kháng độc tính từ asen.
Gene này có tên là AS3MT, giúp những cư dân ở đây đào thải chất độc nhanh hơn nhiều so người bình thường.
Dãy núi Andes gần San Antonio de los Cobres, một ngôi làng ở Argentina, nơi người dân có biến thể gene kháng asen. (Nguồn: The New York Times)
Những người dân của thị trấn sinh sống trong một vùng có mức độ ô nhiễm asen cao gấp 80 lần ngưỡng an toàn nhưng tất cả dân làng đều vẫn rất khỏe mạnh.
Siêu sống thọ
Năm 2017, các nhà khoa học phát hiện ra một đột biến gene SERPINE1 trong cộng đồng người Berne Amish ở Indiana, Mỹ. Gene này làm giảm mức độ PAI1 trong cơ thể của những người bị đột biến (PAI1 được tìm thấy nồng độ cao ở người bị tiểu đường, béo phì và bệnh tim mạch).
Đột biến này có tác dụng ngăn chặn máu đông hình thành trong mạch máu và làm chậm quá trình lão hóa. Những người mang đột biến gene có thể sống lâu hơn 10 năm so với những người khác, tỷ lệ mắc các căn bệnh mạn tính của họ cũng ở mức rất thấp./.
Bao giờ thế giới có vaccine ung thư?
Không giống các loại vaccine truyền thống ngừa bệnh, vaccine điều trị ung thư cá nhân hóa được tạo ra để sử dụng cho những người đã mắc bệnh ung thư.
Vaccine ung thư hoạt động bằng cách nhắm vào các protein trên khối u gọi là tân kháng nguyên. Ảnh minh họa: Nature.
Khi ung thư tiếp tục thay đổi nhiều về cả đặc điểm và diễn biến từ người này sang người khác, các nhà nghiên cứu tập trung vào các phương pháp điều trị cho mỗi người. Một tiến bộ đáng chú ý là sự xuất hiện của vaccine ung thư cá nhân hóa, được thiết kế riêng cho bệnh lý riêng biệt của từng bệnh nhân.
Vaccine ung thư cá nhân hóa là gì?
Không giống các loại vaccine truyền thống ngăn ngừa nhiễm trùng, vaccine ung thư cá nhân hóa, còn được gọi là vaccine tân kháng nguyên, được sử dụng ở những người đã được chẩn đoán mắc bệnh ung thư.
Vaccine hoạt động bằng cách nhắm vào các protein trên khối u gọi là tân kháng nguyên. Những protein này chỉ xuất hiện trong tế bào ung thư, là kết quả của đột biến gene và chỉ có ở một bệnh nhân cụ thể.
Theo Very Well Health, các nhà khoa học dựa vào trình tự bộ gene, quá trình kiểm tra các thành phần tế bào của con người như DNA và RNA trải qua những thay đổi khi ai đó mắc bệnh ung thư. Phân tích này cho phép các nhà nghiên cứu sử dụng một phần khối u hoặc mẫu máu để lấy thông tin về các quá trình sinh học cơ bản gây ra ung thư.
Vaccine được tạo ra nhắm vào các tế bào bị tổn thương, đồng thời tránh làm tổn hại đến những tế bào khỏe mạnh - vấn đề thường thấy với các phương pháp điều trị ung thư truyền thống như hóa trị và xạ trị.
Tiến sĩ Toni Choueiri, bác sĩ chuyên khoa ung thư tại Viện Ung thư Dana-Farber ở Boston, cho biết nhờ những tiến bộ trong giải trình tự, hiện nay chỉ mất hàng tuần để tạo ra vaccine chứ không phải hàng tháng. Ông cho biết chi phí giải trình tự cũng đang giảm, điều này sẽ giúp việc sản xuất vaccine trên quy mô lớn trở nên dễ dàng hơn.
Ưu và nhược điểm
Vaccine ung thư cá nhân hóa đều được thiết kế để cung cấp một liệu trình điều trị tùy chỉnh, nhưng không phải tất cả chúng đều hoạt động trên cùng một nền tảng.
Vaccine cá nhân hóa sẽ là bước tiến lớn của nhân loại trong việc tìm ra và điều trị các căn bệnh nguy hiểm nhất hiện nay. Ảnh: Medpagetoday.
Một số vaccine dựa trên protein, chẳng hạn vaccine dựa trên peptide hoặc epitope, trong khi một số vaccine khác dựa trên tế bào, dựa trên virus hoặc công nghệ RNA. Theo ông Choueiri, từng loại nền tảng vaccine đều có những ưu và nhược điểm:
- Vaccine dựa trên tế bào có khả năng cao tạo ra phản ứng của hệ thống miễn dịch nhưng đắt tiền và khó sản xuất.
- Vaccine dựa trên protein và peptide dễ sản xuất hơn và có độc tính thấp nhưng khá tốn kém.
- Vaccine dựa trên virus được sản xuất đơn giản nhưng có khả năng khiến bệnh nhân dễ bị nhiễm trùng.
- Vaccine dựa trên RNA giúp dễ dàng cung cấp nhiều loại kháng nguyên nhưng có thể ít nhận được phản ứng từ hệ thống miễn dịch hơn. Ngoài ra, chúng cũng yêu cầu lưu trữ đông lạnh đặc biệt.
Mặc dù vaccine cá nhân hóa là bước phát triển đầy hứa hẹn trong việc điều trị cho bệnh nhân mắc nhiều loại ung thư khác nhau, điều quan trọng cần lưu ý là chúng sẽ không thay thế các phương pháp điều trị ung thư truyền thống.
Vaccine nào đã được phê duyệt?
Hiện tại, chỉ có một loại vaccine ngừa ung thư cá nhân hóa được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) phê duyệt để sử dụng tại quốc gia này là Provenge (sipuleucel-T). Loại vaccine dành cho bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt di căn có ít triệu chứng và bệnh ung thư không đáp ứng với các liệu pháp giảm testosterone.
Tuy nhiên, viễn cảnh có vẻ hứa hẹn cho sự chấp thuận của FDA đối với vaccine ung thư cá nhân hóa trong tương lai. Dưới đây là các ứng cử viên vaccine đang được thử nghiệm:
Khối u ác tính
V940: Vaccine tân kháng nguyên mới dành riêng cho từng cá nhân V940 (còn được gọi là mRNA-4157) đã được thử nghiệm kết hợp với thuốc điều trị nhắm mục tiêu pembrolizumab ở những bệnh nhân có khối u ác tính giai đoạn IIIB/IV có nguy cơ cao đã được cắt bỏ hoàn toàn.
EVX-01: Vaccine dựa trên peptide EVX-01 cộng với thuốc điều trị nhắm mục tiêu pembrolizumab cho thấy nhiều hứa hẹn đối với những người bị u ác tính di căn.
EVX-02: Ở những người có khối u ác tính đã được loại bỏ hoàn toàn nhưng có nguy cơ tái phát cao, vaccine dựa trên DNA EVX-02 kết hợp với thuốc trị liệu miễn dịch nivolumab đã tạo ra phản ứng tế bào T kéo dài và khả năng sống sót không tái phát sau 12 tháng.
Ung thư tuyến tụy
Autogene cevumeran: Vaccine mRNA này, hiện trong giai đoạn thử nghiệm 2, mang lại hy vọng cho những người mắc bệnh ung thư tuyến tụy.
Ung thư phổi không phải tế bào nhỏ
Tedopi: Kết quả tích cực trong thử nghiệm giai đoạn 3 đánh giá nó chống lại hóa trị liệu ở những bệnh nhân có dấu ấn sinh học HLA-A2 bị ung thư phổi không phải tế bào nhỏ.
Ung thư buồng trứng
UPCC 19809 và UPCC 29810: Hai loại vaccine ngừa ung thư buồng trứng này đang trong giai đoạn thử nghiệm 1 và 2, đều sử dụng protein thu được từ tế bào khối u của bệnh nhân.
Lý do bạn nên thử ăn chế độ ăn 'vùng xanh' Không có quốc gia hay khu vực nào trên bản đồ thế giới được gọi là vùng xanh, nhưng chế độ ăn bắt nguồn từ 5 khu vực trên toàn cầu - nơi mà có tỷ lệ cao người dân sống lâu và khỏe mạnh nhất - được gọi là chế độ ăn 'vùng xanh'. 1. Chế độ ăn "vùng xanh" là gì?...