11 đại dịch làm thay đổi thế giới và cách loài người vượt qua chúng
Loài người từng không ít lần ‘chao đảo’ vì đại dịch nhưng bằng thiên tính của loài mạnh nhất, con người luôn vượt qua và ngày càng trở nên mạnh hơn.
“Đại dịch” dùng để chỉ một bệnh dịch tễ do nhiễm khuẩn, xảy ra trên một quy mô dân cư lớn và có tốc độ lây lan nhanh. Lịch sử loài người từng ghi nhận nhiều đại dịch lớn, hầu hết chúng đều có tác động sâu sắc đến nền kinh tế, văn hóa và làm thay đổi văn minh thế giới.
Trang Business Insider tổng hợp 11 đại dịch làm thay đổi thế giới. Tuổi Trẻ Online lược trích phần I.
Bệnh dịch hạch Justinian (541 – 750 sau Công nguyên)
Bức vẽ chân dung Vua Justinian I (483 – 565 sau Công nguyên) – Ảnh: BETTMANN / GETTY
Đại dịch hạch đầu tiên mà loài người gánh chịu xảy ra vào triều đại vua Justinian I (483 – 565 sau Công nguyên) cai trị Đế quốc Byzantine (còn gọi là Đông La Mã) bởi vi khuẩn dịch hạch (Yersinia pestis). Do điều kiện vệ sinh kém, dân trí thấp nên trận dịch này đã làm chết khoảng 50 triệu người khắp vùng Trung Á, Trung Đông, Bắc Phi, chiếm một nửa dân số thế giới khi ấy.
Khi đại dịch diễn ra, xác con người và động vật rải rác khắp nơi, các hố chôn tập thể quá tải tới mức người ta phải đặt xác lên thuyền rồi cho trôi ra đại dương. Người nhiễm bệnh khi ấy có thể được nhân viên y tế chữa trị hoặc thực hiện các biện pháp khắc phục tại nhà bằng cách tắm nước lạnh, dùng bột phấn để bôi và nhiều loại thuốc chứa alkaloid có dược tính mạnh.
Tuy nhiên, đại dịch kết thúc cũng là khi đế chế Byzantine suy yếu, các nền văn minh khác được đà đã tái chiếm vùng đất Byzantine và đế quốc này không bao giờ có thể vực dậy được nữa.
Cái chết đen (1347 – 1351)
Bức tranh miêu tả đại dịch trong bảo tàng Storico Nazionale Dell’Arte Sanitaria tại Rome (Ý) – Ảnh: DE AGOSTINI / GETTY
Đại dịch “cái chết đen” vẫn bắt nguồn từ khuẩn dịch hạch Yersinia pestis ký sinh trên loài chuột. Bệnh dịch lan đến châu Âu vào tháng 10-1347, khi 12 tàu từ Biển Đen cập cảng Messina của Sicilia (Ý). Người dân trên bến cảng đã gặp phải một bất ngờ kinh hoàng: hầu hết các thủy thủ trên 12 con tàu đều đã chết, những người còn sống thì bị bệnh nặng, toàn thân bao phủ trong những nhọt đen rỉ máu và mủ. Chính quyền Sicilia vội vã đưa số tàu này ra khỏi cảng, nhưng đã quá muộn.
Trong vòng từ năm 1347 đến 1351, dịch bệnh lan rộng khắp châu Âu, làm chết khoảng 25 triệu người. Giao thương, chiến tranh, nạn đói cùng những đoàn người di dân khiến dịch bệnh lây lan nhanh chóng ra mọi tầng lớp dân cư thời ấy.
Nhà sinh vật học người Pháp Alexandre Yersin sau này đã phát hiện ra mầm bệnh vào cuối thế kỷ 19. Các tiến bộ khoa học sau này cũng tìm ra cách lây lan và chữa trị dịch bệnh nhưng đối với người dân châu Âu khi đó thì đại dịch tựa như một “sự trừng phạt của Chúa”.
Đại dịch chỉ giảm thiểu vào năm 1351, khi người dân thực hiện vệ sinh cá nhân, môi trường tốt hơn và thực hành y tế công cộng.
Cái chết đen là khởi đầu cho “sự suy tàn của chế độ nông nô” vì rất nhiều người đã chết, những người sống sót có cơ hội nâng cao mức sống. Công nhân có nhiều cơ hội làm việc hơn, sự di chuyển xã hội cũng tăng lên, chiến tranh cũng tạm thời ngưng lại.
Bệnh đậu mùa (thế kỷ 15 – 17)
Bức vẽ mô tả vắcxin bệnh đậu mùa đầu tiên của bác sĩ người Anh Edward Jenner, thực hiện trên cậu bé James Phipps vào năm 1796 – Ảnh: BETTMANN / GETTY
Thực dân châu Âu xâm chiếm châu Mỹ vào thế kỷ 17 và mang theo cả bệnh đậu mùa (do virus variola gây ra) tới lục địa này. Bệnh đậu mùa đã cướp đi sinh mạng của khoảng 20 triệu người, gần 90% dân số ở châu Mỹ khi đó.
Bệnh dịch cũng khiến nhiều vị vua trị vì châu Âu tử vong, bao gồm Hoàng đế Habsburg Joseph I, Nữ hoàng Mary II của Anh, Czar Peter II của Nga và Vua Louis XV của Pháp.
Đại dịch đã giúp người châu Âu dễ dàng xâm chiếm và phát triển các khu vực mới bỏ trống, thay đổi mãi mãi lịch sử của châu Mỹ và nền kinh tế toàn cầu. Các cuộc khai thác khoáng sản quy mô lớn khi đó là một bước ngoặt quan trọng trong sự hình thành của chủ nghĩa tư bản hiện đại.
Năm 1796, bác sĩ người Anh Edward Jenner khám phá ra rằng con người có thể miễn nhiễm với đậu mùa sau khi chúng ta tiêm vào cơ thể một loại virus tương tự variola nhưng ít gây hại hơn. Các thí nghiệm của Jenner như lấy mủ từ bệnh nhân mắc bệnh nhẹ và đưa chúng vào da hoặc mũi của những người khỏe mạnh.
Kết quả cho thấy những người chưa bị bệnh sẽ chỉ bị nhiễm trùng nhẹ và phát triển khả năng miễn dịch với các đợt bùng phát mới. Tuy vẫn có người chết nhưng con số dần giảm mạnh.
Đây cũng chính là sự kiện dẫn đến sự ra đời của những liều vaccine (vắcxin) đầu tiên trên thế giới. Sau đó, nhiều quốc gia thực hành tiêm chủng để phòng đậu mùa. Năm 1980, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố đậu mùa đã bị xóa sổ trên toàn thế giới. Cho đến nay đậu mùa vẫn là căn bệnh duy nhất mà con người xóa sổ được trên phạm vi toàn cầu.
Dịch tả
Bệnh nhân chờ đợi tại Trung tâm điều trị bệnh tả của Diquini ở Port-au-Prince, Haiti – Ảnh: THOMSON REUTERS
Đại dịch tả đầu tiên bắt đầu ở Jessore, Ấn Độ (1817-1823) và làm chết hàng triệu người dân Ấn Độ khi ấy. Sau đó, dịch tả bùng phát thêm nhiều đợt mới lan nhanh khắp các châu lục trong thời gian ngắn.
Mãi tới năm 1854, khi đại dịch đã lan rộng ở châu Âu, bác sĩ người Anh khi đó là John Snow tìm ra nguồn lây và đã ngăn chặn sự bùng phát vào bằng cách ngăn người dân sử dụng nguồn nước máy ô nhiễm. Dịch tả tại Anh nhanh chóng kết thúc trong vài ngày sau đó.
Tổ chức Y tế Thế giới gọi dịch tả là “đại dịch bị lãng quên” vì nó kết thúc rồi lại bùng phát. Kể từ trận dịch đầu tiên năm 1897, đến nay thế giới đã trải qua 7 trận dịch mới. Đợt bùng phát thứ 7, bắt đầu vào năm 1961 và kéo dài cho đến ngày nay. Dịch tả lây nhiễm 1,3-4 triệu người mỗi năm, tỉ lệ tử vong hàng năm từ 21.000-143.000.
Vì dịch tả gây ra do ăn phải thức ăn hoặc uống nước bị nhiễm một loại vi khuẩn nhất định nên nó có ảnh hưởng rất lớn đến các quốc gia có nên kinh tế yếu kém, trình độ dân trí thấp, điều kiện vệ sinh và hệ thống y tế kém. Trong khi đó, các nước giàu có hơn gần như không lo lắng về bệnh dịch.
Cúm Tây Ban Nha (1918 – 1919)
Cúm Tây Ban Nha khiến hơn 50 triệu người trên toàn thế giới tử vong – Ảnh: GETTY
Ca bệnh cúm Tây Ban Nha (còn được gọi là đại dịch cúm năm 1918) đầu tiên được ghi nhận trên một đầu bếp ở Kansas tên là Albert Gitchel. Trong vòng 3 tuần, 1.100 binh sĩ đã phải nhập viện và hàng nghìn người khác bị ảnh hưởng.
Sau đó, bệnh lây lan qua Pháp, Anh, Ý và toàn bộ Tây Ban Nha, gây ra sự ảnh hưởng nghiêm trọng với các hoạt động quân sự trong Thế chiến thứ nhất. 3/4 quân đội Pháp và hơn một nửa quân đội Anh đã ngã bệnh vào mùa xuân năm 1918. Tháng 5-1918, bệnh cúm đã tấn công Bắc Phi, sau đó là Ấn Độ, Trung Quốc và Úc.
Thời điểm bùng phát dịch cúm cũng là chiến tranh thế giới thứ nhất sắp kết thúc, nền kinh tế chưa được phục hồi, các cơ sở cơ y tế công cộng lạc hậu, thiếu thốn khi ấy không đủ khả năng để ngăn chặn dịch cúm do mọi nguồn lực đều được dành cho quân sự. Ước tính virus cúm lây nhiễm cho khoảng 500 triệu, hơn 50 triệu người trên toàn thế giới đã tử vong vì dịch cúm này.
Các hành động phòng ngừa chính thức đầu tiên được thực hiện vào tháng 8 -1918, bao gồm bắt buộc khai báo về các trường hợp nghi ngờ và sự giám sát các cơ sở như trường học và doanh trại; đóng cửa dọn dẹp vệ sinh các địa điểm họp công cộng, như nhà hát, và tạm dừng các cuộc họp đông người. Vì khi ấy không có vắcxin nên chính phủ các nước thực hiện cách ly những đối tượng bị cúm và cách này đạt hiệu quả cao.
(Còn tiếp)
KA KA (tuoitre.vn)
Những đại dịch khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại trước Covid-19
Nhiều đại dịch trong quá khứ càn quét khắp địa cầu, cướp đi hàng triệu sinh mạng.
Đêm qua (11/3), WHO công bố Covid-19 là đại dịch, khi số ca nhiễm bệnh lên tới hơn 124.000 với 4.585 người thiệt mạng.
Trước dịch bệnh này, trong quá khứ từng có nhiều đại dịch càn quét qua các quốc gia, cướp đi hàng triệu sinh mạng.
Các nhà kho được chuyển đổi làm nơi điều trị cho người nhiễm bệnh được cách ly trong trận dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918.
Đại dịch Antonine (khoảng năm 180 sau công nguyên)
Được biết đến là bệnh dịch Antonine, bệnh bắt đầu với những người Hung sau đó lây nhiễm cho người Đức, truyền sang người La Mã có quân đội rộng khắp Đế quốc La Mã.
Galen, bác sĩ người Hy Lạp, chứng kiến sự bùng phát và ghi lại các triệu chứng bệnh: tiêu chảy đen (cho thấy có thể có xuất huyết tiêu hóa), ho dữ dội, hơi thở có mùi hôi và triệu chứng da. Tổng số người chết ước tính khoảng 5 triệu.
Căn bệnh này đã giết chết tới một phần ba dân số ở một số khu vực và tàn phá quân đội La Mã. Bệnh dịch tiếp diễn cho đến khoảng năm 180 sau công nguyên. Hoàng đế Marcus Aurelius là một trong những nạn nhân.
Cái chết đen (1346 - 1353)
Từ năm 1346 đến năm 1353, một "cái chết đen" tàn phá châu Âu, châu Phi và châu Á, số người chết ước tính từ 75 đến 200 triệu người.
Được cho là có nguồn gốc từ châu Á, bệnh dịch hạch rất có thể đã được truyền qua các lục địa bởi những con bọ chét sống kí sinh trên chuột ở tàu buôn. Cái chết đen bắt đầu ở London trong một giáo xứ nghèo, đông đúc. Khi nó tấn công một hộ gia đình, ngôi nhà bị niêm phong, một chữ thập đỏ được sơn trên cửa và cả gia đình bị kết án tử hình.
Xác chết trở nên nhiều đến mức các thi thể thối rữa trên mặt đất tạo ra mùi hôi thối liên tục.
Bệnh dịch khủng khiếp được cho là giết chết 1/3, hoặc thậm chí 60% dân số châu Âu.
Cúm Tây Ban Nha (1918)
Đại dịch cúm Tây Ban Nha, thường được coi là một trong những dịch nguy hiểm nhất trong lịch sử, giết chết khoảng 50 triệu người trong số 500 triệu người mắc bệnh khi nó càn quét châu Âu vào năm 1918 và lan tới Mỹ, giết chết 675.000 người Mỹ.
Con số này còn nhiều hơn số người chết trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, kết thúc vào năm 1918, với khoảng 20 triệu người thiệt mạng.
Làn sóng đầu tiên của đại dịch năm 1918 xảy ra vào mùa Xuân. Người bệnh trải qua các triệu chứng cúm điển hình như ớn lạnh, sốt và mệt mỏi sau đó hồi phục sau vài ngày. Tuy nhiên, làn sóng thứ hai, dễ lây lan xuất hiện vào mùa Thu cùng năm đó và nạn nhân đã chết trong vài giờ hoặc vài ngày sau khi xuất hiện các triệu chứng, da của họ chuyển sang màu xanh và phổi chứa đầy chất lỏng khiến họ nghẹt thở.
Video: Covid-19 biến chủng, Việt Nam siết xuất, nhập cảnh
Vào thời điểm đó, không có thuốc hoặc vaccine để điều trị bệnh hiệu quả. Người dân được lệnh đeo mặt nạ, trường học, nhà hát và các doanh nghiệp bị đóng cửa và các thi thể chất đống trong nhà xác tạm thời, nhiều người phải đào mộ cho chính các thành viên trong gia đình họ.
Nó được biết đến trên toàn thế giới với tên cúm Tây Ban Nha, vì Tây Ban Nha bị ảnh hưởng nặng nề bởi căn bệnh này. Điều khiến đại dịch cúm năm 1918 khác biệt với các vụ dịch cúm khác là các nạn nhân: Thay vì dịch bệnh giết chết người già trẻ nhỏ, nó lại đánh gục những thanh niên hoàn toàn khỏe mạnh, trong khi những đứa trẻ và những người có hệ miễn dịch yếu hơn vẫn còn sống.
Đến mùa hè năm 1919, đại dịch cúm chấm dứt, vì những người bị nhiễm bệnh đã chết hoặc đã phát triển được miễn dịch.
Cúm châu Á (1956-1958)
Cúm châu Á là đại dịch cúm A tiểu loại H2N2 có nguồn gốc từ Trung Quốc năm 1956 và kéo dài đến năm 1958. Trong vài tháng đầu, nó lan rộng khắp Trung Quốc và các khu vực, đến giữa mùa hè, nó đã đến Mỹ. Vài tháng sau, nhiều trường hợp nhiễm được báo cáo, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người già và phụ nữ mang thai. Đại dịch cũng đã đến Vương quốc Anh và đến tháng 12, tổng cộng 3.550 ca chết người được báo cáo ở Anh và xứ Wales.
Ước tính số người chết do đại dịch khác nhau tùy thuộc vào nguồn, nhưng Tổ chức Y tế Thế giới công bố số liệu cuối cùng là khoảng 2 triệu người, trong đó có 69.800 người ở Mỹ.
Zika
Virus Zika là một loại flavivirus do muỗi truyền gây bệnh có các triệu chứng bao gồm sốt, phát ban, đau khớp và mắt đỏ.
Vào tháng 5/2015, việc truyền nhiễm virus Zika đầu tiên được báo cáo ở Brazil và các nhà nghiên cứu tin rằng loại virus này xuất hiện trong cuộc đua ca nô World Sprint Championship tháng 8/2014, được tổ chức tại Rio de Janeiro, nơi thu hút những người tham gia từ bốn nước Thái Bình Dương.
Nạn nhân của virus Zika.
Virus này nhanh chóng lây lan và ảnh hưởng đến hơn 1,5 triệu người ở 68 quốc gia, nhờ khả năng muỗi phát triển mạnh trong cuộc sống thành phố, với rác thải, mương nước mở, cống thoát nước bị tắc nghẽn, bãi rác và nhà ở chật chội.
Virus này cũng có liên quan đến vấn đề hàng ngàn trẻ sơ sinh ở Brazil được sinh ra với microcephaly, một chứng rối loạn thần kinh, khiến em bé có bộ não kém phát triển và đầu nhỏ bất thường.
Cũng có một số lượng gia tăng thai chết lưu và sảy thai ở những bà mẹ bị nhiễm virus. Những đứa trẻ sống sót phải đối mặt với khuyết tật trí tuệ và chậm phát triển.
Cúm Hong Kong
Từ trường hợp được báo cáo đầu tiên vào ngày 13/7/1968 tại Hong Kong, 17 ngày sau dịch bùng phát lan sang Singapore và Việt Nam. Trong vòng ba tháng đã lan tới Philippines, Ấn Độ, Australia, châu Âu và Mỹ. Dịch khiến hơn 1 triệu người chết trong đó 500.000 cư dân Hong Kong, khoảng 15% số dân ở đây vào thời điểm đó.
PHƯƠNG ANH
Theo vtc.vn
Ác mộng 'Cái chết Đen' ám ảnh Italy Dịch Covid-19 bùng phát châm ngòi cho tình trạng phân biệt đối xử ở Italy, như những gì nước này từng trải qua thời đại dịch "Cái chết Đen". Italy đang chứng kiến đợt bùng phát dịch Covid-19 lớn nhất châu Âu với hơn 200 ca nhiễm và 7 người tử vong. 11 thị trấn phong tỏa, trường học đóng cửa, các trận...