11 cử chỉ sai lầm cần bỏ ngay để tránh mất điểm từ cái nhìn đầu tiên
Nghiên cứu chỉ ra rằng ấn tượng đầu tiên được hình thành chỉ trong 7 giây bạn gặp gỡ ai đó. Tránh những lỗi sai cơ bản dưới đây có thể giúp bạn có thêm cơ hội tạo được những mối quan hệ mới, một công việc tốt hơn…
Nếu bạn muốn ghi điểm với người khác, ấn tượng đầu tiên là điều vô cùng quan trọng. Nghiên cứu chỉ ra rằng ấn tượng đầu tiên được hình thành chỉ trong 7 giây bạn gặp gỡ ai đó. Trong trường hợp bạn đi phỏng vấn, nhà tuyển dụng có thể đưa ra quyết định nhận bạn hay không chỉ trong 30 giây.
Chính vì vậy tạo được thiện cảm với đối phương ngay từ lần đầu gặp là điều rất nên làm. Chỉ một chút sai lầm trong giao tiếp có thể gây ấn tượng xấu, khiến người khác hiểu lầm rằng bạn là người nhàm chán hay thô lỗ. Tránh những lỗi sai cơ bản dưới đây có thể giúp bạn có thêm cơ hội tạo được những mối quan hệ mới, một công việc tốt hơn…
1. Bắt tay yếu ớt
Một cái bắt tay yếu ớt, hời hợt có thể “giết chết” ấn tượng đầu tiên về bạn. Nghiên cứu cho thấy người có cái bắt tay yếu ớt thường bị đối phương đánh giá là họ đang xấu hổ, cảm thấy lo lắng hay là người thiếu cởi mở, thiếu khả năng.
Một cử chỉ sai lầm khác bạn cần tránh đó là bắt tay quá lâu. Bí kíp nhỏ cho những người muốn thành công là hãy bắt tay một cách chắn chắc theo nguyên tắc 2 giây.
2. Đặt sai vị trí tay khi ngồi
Vị trí đặt tay khi ngồi là điều chúng ta rất cần lưu ý. Bạn có thể đặt tay lên đùi khi ngồi nhưng đừng đút tay vào túi quần vì cử chỉ này khiến đối phương nghĩ rằng bạn đang giấu họ điều gì đó.
Nếu bạn đặt tay lên bàn, đừng nắm tay quá chặt hay úp lòng bàn tay xuống bàn vì cử chỉ này dễ tạo cảm giác bạn đang muốn kiểm soát người phỏng vấn.
Ngoài ra, điều này còn phụ thuộc vào đất nước bạn đang sinh sống. Ở các nước phương Tây, việc nắm lỏng bàn tay khi đặt tay lên bàn được cho là khá phù hợp song ở các nước như Nhật Bản hay Ấn Độ thì cử chỉ này lại bị coi là thô lỗ.
3. Nhai kẹo cao su
Nhiều người có thói quen nhai kẹo cao su để giảm cảm giác thèm hút thuốc, thèm ăn hay chỉ đơn giản là nhai vì thích. Nếu ai đó gặp bạn lần đầu tiên và thấy bạn đang nhai kẹo cao su, họ có thể cho rằng bạn là người có tính cách trẻ con, chưa trưởng thành. Hành động này không được đánh giá cao, dễ khiến bạn bị mất điểm trong những lần đầu gặp mặt.
Đặc biệt, khi đi phỏng vấn xin việc, nhai kẹo cao su gây ấn tượng rất xấu với nhà tuyển dụng. Tuy nhiên trong các trường hợp không trang trọng hay mối quan hệ bạn bè thân thiết thì việc nhai kẹo cao su dễ tăng cảm giác thân thiện, là người dễ gần.
Video đang HOT
4. Tránh tiếp xúc mắt
Tiếp xúc bằng mắt là điều rất quan trọng giúp bạn tạo ấn tượng tốt ngay từ lần gặp đầu tiên. Nghiên cứu chỉ ra rằng những người duy trì tiếp xúc mắt trong khi nói chuyện hay lắng nghe thường được đánh giá là tự tin và thông minh. Ngược lại, người tránh tiếp xúc mắt dễ bị đối phương đánh giá là thiếu tự tin, âu lo hay thiếu chân thành.
5. Nghịch tóc
Theo thống kê, phụ nữ thường chạm vào tóc 18 lần/ngày. Tuy nhiên để tạo ấn tượng tốt, cử chỉ nghịch tóc lại không được khuyến khích. Điều này có thể khiến đối phương đánh giá không tốt về bạn, cho thấy bạn đang lo âu, thiếu tự tin, căng thẳng, không thoải mái. Thậm chí khi việc nghịch tóc lặp đi lặp lại đến mức như ám ảnh, cử chỉ đó còn có thể là dấu hiệu của chứng rối loạn kiểm soát ham muốn.
6. Xâm phạm khu vực riêng tư của người khác
Khu vực riêng tư là khoảng cách mà bạn nên giữ giữa mình và đối phương. Nghiên cứu cho thấy có 4 cấp độ khu vực riêng tư. Với người bạn gặp lần đầu và cần thể hiện sự nghiêm túc, tốt nhất bạn nên giữ khoảng cách từ 1,2 đến 3,6 mét. Nếu bạn đứng quá gần, đối phương có thể cảm thấy bạn có tính đe dọa, còn đứng quá xa lại có vẻ xa cách, cho rằng bạn không hứng thú với cuộc trò chuyện.
7. Tạo những âm thanh gây xao nhãng
Những âm thanh nhỏ mà bạn tạo ra như tiếng giậm chân, bẻ khớp tay, gõ ngón tay xuống bàn có thể gây khó chịu và xao nhãng người đối diện. Cử chỉ gõ ngón tay khiến bạn trông có vẻ lo âu, mất kiên nhẫn. Thậm chí đối phương còn có thể hiểu rằng bạn đang nói dối hoặc đang cố tình làm người khác khó chịu.
Theo nghiên cứu của The New York Times tiến hành, việc bẻ khớp tay có thể khiến bạn thấy thư giãn nhưng lại tạo nên những âm thanh dễ khiến đối phương khó chịu nhất.
8. Thường xuyên xem đồng hồ hay điện thoại
Các cuộc khảo sát cho thấy một người trung bình kiểm tra điện thoại của mình 110 lần một ngày. Việc kiểm tra điện thoại hoặc xem đồng hồ thường xuyên khi đang nói chuyện là rất thiếu lịch sự. Cử chỉ này cho thấy bạn không hứng thú với đối phương, đang cảm thấy nhàm chán và muốn làm việc khác.
Nghiên cứu cũng cho thấy việc đặt điện thoại trên bàn phía ngay cạnh cũng làm giảm chất lượng cuộc trò chuyện, khiến bạn thiếu tập trung hơn.
9. Quên tên người khác
Sẽ thật là xấu hổ nếu bạn quên tên ai đó trong khi người ấy lại nhớ tên bạn. Để tránh điều này, hãy nhắc đi nhắc lại tên người đó ngay sau khi được giới thiệu. Đơn giản như: “Chào anh Tuấn! Em rất hân hạnh được gặp anh!”.
Trí nhớ kém hay không có khả năng nhớ tên không phải là lý do bạn nên đưa ra. Hãy nhớ rằng, nếu bạn quan tâm ai đó thì tên của người ấy sẽ in sâu trong đầu bạn mà thôi.
10. Đến muộn
Khi bạn đến muộn, đối phương sẽ ngay lập tức nghĩ rằng bạn là người không đáng tin, lên kế hoạch kém, không tôn trọng thời gian của người khác và thất hứa. Hãy cố gắng kiểm soát và quản lý thời gian của mình để không xuất hiện muộn trong những cuộc hẹn.
11. Trang phục luộm thuộm
Ngoại hình đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo ấn tượng đầu tiên. Thống kê cho thấy 55% ấn tượng ban đầu là dựa vào ngoại hình. Một số nghiên cứu cho thấy ngoại hình, chiều cao, cân nặng, màu tóc và cách trang điểm nhẹ hay đậm sẽ ảnh hưởng đến mức lương của bạn.
Nếu bạn gặp ai đó lần đầu và muốn tạo thiện cảm, hãy ăn mặc một cách trung tính, kín đáo, lịch sự và không nên dùng nước hoa quá mạnh.
Liệu việc bắt tay chào hỏi có bị 'khai tử' vì Covid-19
Bắt tay là một trong những nguyên nhân gây các bệnh truyền nhiễm, trong đó có Covid-19. Vậy liệu thế giới có cần kiểu chào hỏi khác trong giao tiếp xã hội?
Xuất hiện từ nhiều thế kỷ trước, cái bắt tay là một cử chỉ của hòa bình, chứng minh rằng bạn không đem theo vũ khí trong người. Qua thời gian, nó trở thành một phần không thể thiếu trong giao tiếp xã hội.
Tuy nhiên, dịch Covid-19 bùng phát buộc nhân loại suy nghĩ lại về cái bắt tay. Dù thể hiện sự thân thiết đến mức nào, cử chỉ này vẫn là sự trao đổi vi khuẩn giữa các bàn tay và làm tăng khả năng lây nhiễm bệnh trong cộng đồng.
Bắt tay là nguyên nhân truyền nhiễm dịch Covid-19. Ảnh: New York Post.
Một nhóm các nhà khoa học cho rằng: "Bàn tay của chúng ta giống như một giao lộ bận rộn, liên tục kết nối với mọi vật và mọi địa điểm".
Cái bắt tay nguy hiểm là vậy nhưng nếu loại bỏ nó ra khỏi đời sống hàng ngày, con người sẽ dùng hành vi nào khác để thay thế? Liệu dùng nắm đấm, chạm khuỷu tay hay cúi chào kiểu Nhật Bản có khả thi?
Charles Gerba, nhà vi trùng học và nghiên cứu y tế công cộng tại Đại học Arizona, cho biết: "Mỗi lần bạn chạm vào một bề mặt bất kỳ, rất có thể bàn tay của bạn đã dính 50% lượng sinh vật trên đó".
Bàn tay con người có thể mang vi khuẩn E.coli, bệnh nhiễm trùng đường hô hấp như virus adeno hay bệnh chân tay miệng. Ngoài ra, dựa trên tần suất thường xuyên các nhà khoa học tìm thấy phân trên ngón tay và lòng bàn tay, có thể nói thói quen vệ sinh của đa số chúng ta chưa tốt lắm.
Điều tệ nhất là chúng ta không thể nhìn thấy vi khuẩn bằng mắt thường.
Cúi chào kiểu Nhật Bản được mọi người trên thế giới khuyến khích sử dụng trong mùa dịch. Ảnh: G etty Images.
Trong một thí nghiệm của Gerba, ông đặt virus lên tay nắm cửa của một văn phòng, một ngôi nhà và một phòng khách sạn.
Kết quả cho thấy chỉ sau 4 tiếng, virus trên tay nắm cửa văn phòng đã truyền qua tay hơn số nhân viên và diện tích căn phòng. Đồng thời, virus cũng bao trùm 90% không gian bên trong ngôi nhà. Tại khách sạn, virus cũng lan truyền nhanh chóng từ phòng nọ sang phòng kia.
Gerba cho biết ông ngừng bắt tay kể từ khi dịch SARS xuất hiện năm 2003. Ông nói: "Tôi luôn viện cớ rằng mình bị cảm lạnh. Như vậy, tôi có thể né được những cái bắt tay".
Tiến sĩ Anthony Fauci, chuyên gia hàng đầu ở Mỹ về các bệnh truyền nhiễm, cũng đồng tình với hành động của nhà khoa học Gerba. Ông khẳng định: "Đừng bao giờ bắt tay người khác".
Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte (phải) và Bộ trưởng Bộ Y tế Hà Lan Bruno Bruins cụng khuỷu tay thay cho cái bắt tay. Ảnh: Getty Images.
Kể từ khi dịch Covid-19 xuất hiện, văn hóa giao tiếp của con người có sự thay đổi mạnh mẽ nhằm tránh những cái bắt tay thân mật.
Tại Đức, nơi việc bắt tay có chặt hay không được coi là dấu hiệu của sức mạnh, các bác sĩ ra sức khuyên người dân từ bỏ các thói quen đụng chạm xã giao. Singapore cũng khuyến khích mọi người vẫy tay, chạm khuỷu tay hoặc chắp tay cúi chào kiểu Ấn Độ thay cho bắt tay và hôn má nhau.
Tuy vậy, do khác biệt và đặc trưng văn hóa, câu hỏi này vẫn đang gây tranh cãi.
Có thể "đánh lừa" máy thổi nồng độ cồn không? Vẫn còn tồn tại nhiều quan niệm sai lầm về những gì mà máy đo nồng độ cồn trong hơi thở có thể và không thể làm được, và làm thế nào để "thắng" được máy khi bị kiểm tra trên đường. Dưới đây là những quan niệm và thực tế. Sai: Các sản phẩm làm mát hơi thở, bạc hà và nước...