11 ca Covid nặng, Việt Nam không còn bác sĩ điều trị nếu mất cảnh giác
PGS.TS Lương Ngọc Khuê cho rằng vừa qua nhiều cơ sở y tế mải vui chiến thắng nên lơ là. Nếu tiếp tục mất cảnh giác như vậy, chắc chắn không còn thầy thuốc cứu chữa bệnh nhân.
PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Quản lý, Khám chữa bệnh cho biết, dịch Covid-19 đã kéo dài 7 tháng qua nhưng vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại, thế giới vẫn là bức tranh màu xám với trên 17 triệu ca mắc, gần 700.000 ca tử vong.
Tại Việt Nam, sau 99 ngày “an toàn”, nước ta đã bước sang giai đoạn mới khi phát hiện ca bệnh trong cộng đồng. Dù đã hết sức cố gắng nhưng đến nay đã có 3 bệnh nhân tử vong trên tổng số 586 ca bệnh. Điều này cũng thể hiện mức độ đáp ứng dịch của Việt Nam trong tình hình mới khó khăn hơn trước.
Đáng lưu ý, trong giai đoạn trước đây, cả nước chỉ ghi nhận 2 nhân viên y tế mắc Covid-19, nhưng trong tuần qua đã có 8 thầy thuốc tại BV đa khoa Đà Nẵng nhiễm bệnh. Trong đó có 1 nhân viên y tế đang diễn tiến nặng, nếu tiếp tục nặng thêm sẽ phải lọc máu.
PGS.TS Lương Ngọc Khuê đánh giá, vừa qua nhiều cơ sở y tế chủ quan, lơ là trong phòng dịch Covid-19
Ngoài ra cả nước còn 11 ca Covid-19 nặng, gồm: Bệnh nhân 416, 418, 427, 430, 431, 433 436, 438, 453, 456 và 478. Trong khi giai đoạn trước, Việt Nam chỉ ghi nhận 2-3 bệnh nhân nặng.
Hầu hết những trường hợp này đều lớn tuổi, mắc nhiều bệnh nền cùng lúc, có trường hợp mắc 3-4 bệnh, phổi tổn thương nhanh, rối loạn đông máu…
Cục trưởng Quản lý khám, chữa bệnh nhìn nhận, vừa qua sau hơn 3 tháng không ghi nhận ca mắc mới trong cộng đồng, không ít bệnh viện đã mải vui trong chiến thắng nên lơ là, chủ quan trong việc phân luồng cách ly, phát hiện sớm các ca có ho, sốt, khó thở, viêm phổi, đặc biệt tại 4 bệnh viện ở Đà Nẵng gồm Bệnh viện C, Bệnh viện Đà Nẵng, Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình và Bệnh viện Hoàn Mỹ.
“Nếu các bệnh viện tiếp tục mất cảnh giác như vừa qua thì chắc chắn không còn thầy thuốc để cứu chữa bệnh nhân nữa. Do vậy, chúng ta không được lơ là một chút nào”, PGS Khuê nhấn mạnh.
Video đang HOT
Theo ông Khuê, chỉ trong một phút, một giây, nếu lọt một bệnh nhân Covid-19 vào bệnh viện nhưng không phát hiện ra, sau đó bệnh nhân này đi khám qua khắp các khoa lâm sàng, phẫu thuật, truyền nhiễm… như thế chắc chắn chúng ta thua.
Cục trưởng dẫn chứng, Bệnh viện Đà Nẵng phải phong toả khi đang có hơn 4.000 người bên trong, Bệnh viện C có hơn 1.000 người… Đặc biệt, các ca bệnh từ Bệnh viện Đà Nẵng đã lây lan dịch bệnh ra nhiều tỉnh thành khác với hơn 100 ca. Nhiều bệnh nhân nằm điều trị cả tháng nhưng không phát hiện ra mắc Covid-19 cho đến khi trở nặng.
“Nếu chúng ta phong toả chậm trễ, nguy cơ lây ra cộng đồng không biết lớn đến mức nào”, PGS Khuê nói.
Trong giai đoạn sắp tới, để điều trị các bệnh nhân Covid-19 hiệu quả Việt Nam sẽ tiếp tục phân tuyến, áp dụng phương châm 4 tại chỗ. Trong đó các bệnh viện đa khoa huyện, phòng khám đa khoa khu vực tiếp nhận điều trị các bệnh nhân nhẹ và vừa. Các bệnh viện tuyến trên chỉ tập trung điều trị các ca nặng dưới sự chỉ đạo của Tiểu ban điều trị và Hội đồng chuyên môn.
Cán bộ y tế lấy mẫu xét nghiệm cho người dân tại phường Khánh Hòa Bắc, quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng chiều 1/8. Ảnh: Lê Bảo – Minh Thùy
Để tăng năng lực điều trị cho Đà Nẵng, Quảng Nam, những ngày qua Bộ Y tế đã chi viện những y, bác sĩ giỏi nhất từ các bệnh viện lớn như Bạch Mai, Tim Hà Nội, Chợ Rẫy… vào miền Trung để hỗ trợ.
Trong đó, riêng Bệnh viện Bạch Mai có 30 y, bác sĩ hỗ trợ về hồi sức cấp cứu, chống nhiễm khuẩn, thận nhân tạo, hỗ trợ điều trị tâm lý.
Bộ Y tế cũng đề nghị Bệnh viện Đà Nẵng ngay lập tức giải phóng, giảm mật độ ở cả bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, nhân viên y tế, đưa ra các cơ sở khác để cách ly.
Bộ Y tế đánh giá, tình hình dịch Covid-19 trong giai đoạn mới tại nước ta diễn biến rất phức tạp. Từ đầu tháng 7 đến nay, có khoảng 800.000 người từng đến Đà Nẵng, trong đó có hơn 41.000 người là bệnh nhân, người nhà, người thăm thân nhân tại Bệnh viện Đà Nẵng.
Chỉ trong vòng 1 tuần qua, Đà Nẵng cũng đã xác định được hơn 7.200 người F1, tiếp xúc gần với các ca Covid-19 và hơn 2.300 trường hợp F2.
Đây là số lượng F1 lớn nhất tại một địa phương được ghi nhận từ đầu mùa dịch đến nay. Bộ Y tế yêu cầu Đà Nẵng cách ly tất cả trường hợp F1 nói trên, không có ngoại lệ, theo đúng quy định.
Quyền Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, hiện có đến 40% ca bệnh Covid-19 không có triệu chứng nên không được bỏ sót bất cứ trường hợp nào nghi ngờ.
Cách cài đặt Bluezone giúp cảnh báo người nghi nhiễm Covid-19
Bộ TT&TT và Bộ Y tế vừa thống nhất triển khai trên phạm vi toàn quốc ứng dụng Bluezone để phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Ứng dụng này giúp cảnh báo sớm cho người dùng nếu chẳng may từng tiếp xúc với những người bị nhiễm Covid-19.
Để nhận được các cảnh báo từ Bluezone, việc đầu tiên cần làm là tải về và cài đặt ứng dụng này.
Link tải Bluezone trên Android
https://play.google.com/store/apps/details?id=com.mic.bluezone
Link tải Bluezone trên iOS
https://apps.apple.com/vn/app/bluezone/id1508062685
Sau khi cài đặt, người dùng cần cấp quyền cho ứng dụng Bluezone truy cập vào bộ nhớ và kết nối Bluetooth để nhận được cảnh báo từ ứng dụng.
12 bệnh nhân Covid-19 rất nặng, nguy kịch
Tuần qua, Hội đồng chuyên môn (Bộ Y tế) đã có 6 cuộc hội chẩn điều trị các ca bệnh Covid-19. Hiện có 12 ca rất nặng, nguy kịch trong số gần 20 ca diễn biến nặng.
Số ca mắc Covid-19 tăng liên tục, thêm các ca nặng từ ngày 25.7 đến nay . ĐỒ HỌA: BỘ Y TẾ CUNG CẤP
Đến sáng nay, 1.8, theo Tiểu ban Điều trị thuộc Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, ngoài 2 bệnh nhân 428, 437 tử vong, trong số các bệnh nhân Covid-19 đang điều trị tại 18 cơ sở y tế trên cả nước có gần 20 bệnh nhân diễn biến nặng, trong đó có 12 ca diễn biến rất nặng, nguy kịch, tiên lượng dè dặt.
Đa số các bệnh nhân nặng là các ca mắc ghi nhận tại Đà Nẵng, có bệnh nền: suy thận, đái tháo đường, tim mạch...
Qua các buổi hội chẩn quốc gia gần đây về điều trị các bệnh nhân Covid-19, PGS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), đánh giá: "Chúng tôi thấy rằng đợt này thực sự diễn biến nhanh hơn của các bệnh nhân, tình huống bệnh tăng nặng, tình trạng nguy kịch đến nhanh. Đặc biệt, diễn biến nặng khá nhanh trên các bệnh nhân Covid-19 có bệnh nền. Thực sự, nhiều bệnh nhân khó".
Theo Hội đồng chuyên môn (Bộ Y tế), có những bệnh nhân sau diễn tiến nặng, tiên lượng rất nặng, tiên lượng dè dặt như: bệnh nhân 416, 418, 431, 436... Ngoài ra, một số bệnh nhân có tiến triển nặng lên như: bệnh nhân 429, 426, 427, 430, 422, 433... Phần lớn bệnh nhân nặng trong số này là người cao tuổi, có nhiều bệnh nền đi kèm, như: đái tháo đường, tăng huyết áp, suy thận mãn.
PGS - TS Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế, cho hay khi mắc Covid-19, nhóm đối tượng có nguy cơ cao diễn biến tăng nặng tập trung vào nhóm người cao tuổi (trên 60 tuổi), có bệnh lý nền (tiểu đường, cao huyết áp, suy thận mãn, lọc máu chu kỳ, ung thư, phổi tắc nghẽn mãn tính...) hoặc có cơ địa, thể trạng béo phì, suy kiệt...
"Nhóm người nói trên khi mắc Covid-19 sẽ suy giảm sức đề kháng, khiến lượng virus phát triển trong cơ thể nhanh hơn, tổn thương cơ quan nhanh hơn so với bệnh nhân khác, tăng nguy cơ diễn biến nặng", Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết.
Theo Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, đến 6 giờ sáng nay, 1.8, Việt Nam ghi nhận 558 ca mắc Covid-19 từ đầu dịch, trong đó 302 ca nhiễm nhập cảnh. Số ca mắc tại cộng đồng tăng liên tục trong các ngày gần đây, hầu hết tại Đà Nẵng và liên quan đến Đà Nẵng. Từ ngày 25.7 đến nay, Đà Nẵng ghi nhận 116 ca mắc tại cộng đồng.
Bộ Y tế nói về những ca mắc COVID-19 nặng, tiên lượng xấu "Đợt này, bệnh nhân mắc các bệnh lý nền nhiều hơn, tình trạng nguy kịch đến nhanh hơn" - PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) thông tin. Đến nay, trong số các ca bệnh mới ghi nhận đã có nhiều bệnh nhân tiến triển nặng. Tính đến ngày 30/7, Việt Nam có thêm một...