11 biện pháp hà khắc chống nCoV của Trung Quốc
Trung Quốc đã áp dụng nhiều biện pháp mà các nước khác chưa từng hoặc sẽ không bao giờ làm được, trong cuộc chiến với Covid-19.
Ở Trung Quốc, số ca nhiễm nCoV mới đang giảm dần kể từ khi đạt đỉnh dịch vào giữa tháng 2. Tuy nhiên, các quốc gia khác không nên kỳ vọng có tốc độ chống dịch nhanh chóng như vậy bởi Trung Quốc áp dụng nhiều biện pháp mà nhiều nước chưa từng hoặc sẽ không bao giờ làm được.
Bác sĩ Bruce Aylward – người dẫn đầu đoàn công tác, gồm 25 chuyên gia của tổ chức Y tế thế giới, đến Trung Quốc gần đây – nhận định: “Hàng trăm nghìn người ở Trung Quốc không mắc bệnh nhờ vào phản ứng quyết liệt này”. Ông cũng cho rằng, so với Trung Quốc, các nước còn lại dường như chưa chuẩn bị đủ để sẵn sàng bước vào cuộc chiến ’sống còn’ với Covid-19.
Sau đây là 11 biện pháp giúp Trung Quốc đi đến thành công.
1. Tàu không dừng khi chạy qua tâm dịch Vũ Hán
Ga tàu gần như bỏ hoang tại Vũ Hán, Trung Quốc vào ngày 23/1. Ảnh: AFP.
Trong khi đoàn làm việc của Aylward xuống tàu ở Vũ Hán, nhiều chuyến tàu khác không có khách vẫn tiếp tục di chuyển. Aylward kể lại với phóng viên sau chuyến công tác: “Tàu chạy thẳng qua nhà ga. Họ đã làm như vậy cả một tháng trời. Những chuyến tàu trong thành phố chạy qua, rèm được thả xuống”.
Tàu, cũng như những phương tiện công cộng khác, có thể là một tác nhân gây bệnh, theo Tiến sĩ, Giáo sư Darria Long Gillespie tại Đại học Erlanger Tennessee.
2. Các phòng khám chuyên biệt mọc lên khắp nơi
Những người nghĩ mình bị nhiễm nCoV ở Trung Quốc có thể đến khám tại cơ sở khám chữa đặc biệt – một mô hình cực kỳ phổ biến sau đại dịch SARS năm 2002. Họ sẽ được đo thân nhiệt, khai báo với bác sĩ về lịch sử dịch tế, di chuyển và bất kỳ tiếp xúc nào với người bị bệnh. Nếu cần thiết, bệnh nhân sẽ được chụp CT – một cách chẩn đoán ban đầu của Covid-19.
Nhân viên y tế xịt khử trùng lên người dân. Ảnh: AFP.
Aylward chia sẻ với New York Times: “Mỗi máy chụp khoảng 200 người mỗi ngày. Mỗi lần chụp mất khoảng 5-10 phút. Trong khi một bệnh viện thông thường ở phương Tây chỉ chụp được 1-2 lần trong một giờ”. Sau quá trình đó, nếu vẫn nằm trong diện nghi vấn, bạn sẽ được lấy mẫu xét nghiệm nCoV. Mẫu này sẽ được phân tích bằng máy.
Trong thời kì đỉnh điểm của đại dịch, rất nhiều người vào các phòng khám chuyên biệt này vì bị cảm, cúm và sổ mũi, họ muốn chắc chắn mình không nhiễm nCoV.
Tại tỉnh Quảng Đông, cách tâm chấn Vũ Hán hơn 10 giờ lái xe, có khoảng 320.000 lượt xét nghiệm được tiến hành tại các phòng khám này. Lúc đỉnh điểm của đại dịch, chỉ có khoảng 0,47% số những người xét nghiệm dương tính với virus. Gần đây, số người đến khám giảm mạnh, từ 46.000 người/ngày xuống còn 1.000 người, theo Aylward.
3. Xét nghiệm nCoV dễ dàng và miễn phí
Một dụng cụ để xét nghiệm y tế. Ảnh: Reuters.
Bệnh nhân xét nghiệm dương tính ở phòng khám sẽ được đưa đến trung tâm cách ly hoặc bệnh viện. Aylward cho biết: “Ban đầu ở Vũ Hán, kể từ lúc phát hiện nhiễm bệnh đến lúc được nhập viện là 15 ngày. Sau đó, họ giảm thời gian này xuống còn 2 ngày kể từ khi có triệu chứng đến lúc đi cách ly”.
Chính phủ cũng nhấn mạnh rằng xét nghiệm virus là miễn phí. Kể cả những xét nghiệm khác có liên quan đến Covid-19 mà không được bảo hiểm chi trả cũng sẽ được thanh toán bởi Chính phủ.
Video đang HOT
Ở Mỹ, khả năng xét nghiệm Covid-19 vẫn thụt lùi so với nhiều quốc gia khác. Những điểm xét nghiệm nhanh đang được dựng nên ở một số nơi, các phòng xét nghiệm y tế công cộng mới chỉ xét nghiệm được cho 22.713 người trên cả nước.
Ở Hàn Quốc, hơn 274.000 người đã được xét nghiệm cho tới nay, theo KCDC. Tiến sĩ Rishi Desai – một cựu nhân viên về xử lý dịch bệnh ở bộ phận bệnh truyền nhiễm của CDC – cho biết: “Điều nguy hiểm là hệ thống chăm sóc y tế của chúng ta dễ bị quá tải”.
4. Bệnh viện dã chiến được xây dựng thần tốc
Trung Quốc xây dựng 2 bệnh viện dã chiến với 1.000 đến 1.300 giường bệnh để ứng phó với Covid-19. Một bệnh viện được hoàn thành trong 6 ngày, nơi còn lại hoàn thành trong 15 ngày, sử dụng mô hình thiết kế sẵn.
Công nhân xây dựng bệnh viện dã chiến Lôi Thần Sơn ở Vũ Hán. Ảnh: Xinhua.
Đây không phải lần đầu tiên Trung Quốc xây bệnh viện nhanh chóng để phục vụ xử lý đại dịch. Trong đại dịch SARS 2002 -2003, Bắc Kinh xây dựng một bệnh viện trong 7 ngày với khoảng 7.000 người làm việc ngày đêm.
Các công trình khác cũng được tận dụng để tiếp nhận các bệnh nhân nhiễm Covid-19. Aylward cho biết: “Họ chuyển đổi một trung tâm huấn luyện hoặc một sân vận động trong 24 đến 72 tiếng. Đó là thời gian mà họ cần để thêm được hàng nghìn giường bệnh”.
Tuy nhiên không phải công trình tận dụng nào cũng hoàn hảo. Ít nhất một điểm cách ly ở một khách sạn thành phố Tuyền Châu bị sập, khiến 29 người tử vong.
5. Chuyển công năng các bệnh viện có sẵn
Ngoài việc xây thêm bệnh viện, Trung Quốc cũng sử dụng những bệnh viện có sẵn và chuyển công năng của những nơi này sang phục vụ riêng những bệnh nhân nhiễm virus, ngăn họ tiếp xúc với bên ngoài.
“Bạn phải đưa cả bệnh viện ra khỏi dịch vụ y tế chung và biến chúng trở thành nơi dành riêng cho các ca nhiễm Covid-19. Đó là những việc mà Trung Quốc đã làm, thay vì dành ra vài giường trống để cách ly, họ dựng tường với cửa sổ ở đầu khoa đó. Họ ngăn toàn bộ khu và nói rằng cả một khoa, từ 40 đến 100 giường bệnh giờ là khu cách ly”.
Tốc độ cũng là yếu tố quan trọng trong quá trình ngăn chặn đại dịch. Aylward trả lời Vox: “Tôi nghĩ mấu chốt mà chúng ta học tập được từ Trung Quốc là tốc độ. Tất cả đều xoay quanh tốc độ. Bạn xác định ca bệnh, cách ly và tìm những người đã tiếp xúc càng nhanh, bạn càng thành công trong việc ngăn chặn dịch bệnh”.
6. Giám sát trên diện rộng
Trong dịch SARS năm 2002-2003, Trung Quốc thiết lập hệ thống giám sát trên diện rộng bao gồm truy tìm và theo dõi những người có tiếp xúc với người nhiễm bệnh. Công nghệ này được giới thiệu là “rất dễ sử dụng”. Nếu một người được theo dõi có dấu hiệu gì đặc biệt, màn hình của họ hiển thị báo động màu vàng.
7. Sử dụng công nghệ truy tìm từng ca nhiễm
Nhân viên an ninh kiểm tra nhiệt độ của hành khách tại bến sông Dương Tử ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Ảnh: Getty.
Giới chức y tế Trung Quốc truy ra từng ca nhiễm trong số hơn 80.000 trường hợp trên cả nước. Những trung tâm cấp cứu sử dụng các màn hình lớn hiển thị mọi cụm/ ổ dịch bệnh. Các quan chức theo dõi một cách thận trọng mọi vùng dịch, không ngần ngại gọi ngay đội thực địa khi có nghi vấn.
Aylward cho biết: “Họ bật một màn hình khác lên, và có một đội ở thực địa cố gắng thực hiện. Tất cả việc này được liên kết với nhau, và họ liên tục liên lạc để đảm bảo giải quyết được các vấn đề liên quan đến xác định dịch bệnh. Họ đã thay đổi được diễn biến của dịch bệnh này”.
Mạng xã hội Trung Quốc cũng chia sẻ những tin tức đúng đắn và kịp thời về virus, chống lại những tin giả như ăn tỏi để chống virus và những thông tin sai sự thật khác. “Bạn có thể yêu cầu Facebook, Twitter, Instagram làm chuyện tương tự thế này”, Aylward cho hay.
8. Tạm hoãn dịch vụ y tế không khẩn cấp và tiến hành khám bệnh online
Những cuộc phẫu thuật và gặp bác sĩ không cần thiết bị hoãn và nhiều dịch vụ y tế được chuyển sang online.
Tuy nhiên, động thái này không phải không có tiêu cực. Một người bị bệnh thận ở Trung Quốc nhảy lầu tự tử sau khi không được lọc máu trong thời gian đại dịch, theo Tổ chức giám sát Nhân quyền.
Hệ thống y tế quá tải là một trong những mối lo lớn nhất trong đại dịch ở những nước khác trên thế giới. 95.000 giường bệnh trong khoa chăm sóc tích cực ở Mỹ có thể bị lấp đầy khi dịch bệnh diễn biến xấu hơn. Những thiết bị như máy thở, không gian chữa trị và nhân viên chăm sóc đều sẽ thiếu hụt.
Ở Italy, nỗi sợ đó đã trở thành sự thật khi các dụng cụ y tế và giường bệnh đều thiếu hụt khiến các bác sĩ phải chọn cứu bệnh nhân nào trước.
9. Cung cấp đủ đồ ăn và nhu yếu phẩm
Tình nguyện viên đeo khẩu trang phân phát rau cho người dân ở một khu dân cư Vũ Hán. Ảnh: Reuters.
Ở Trung Quốc, những rào cản về việc phong tỏa gần như được loại bỏ. Aylaward cho biết, 15 triệu người phải mua đồ ăn qua mạng và mọi thứ đều được mang đến tận nhà. “Có một vài sai sót. Một người phụ nữ nói rằng thi thoảng mấy túi đồ bị thiếu nhưng họ vẫn chưa sụt cân nào”.
Trong khi đó ở nhiều nơi khác trên thế giới, nỗi sợ phong tỏa khiến mọi người mua sắm trong hoảng loạn, lo lắng thiếu các đồ cần thiết như giấy vệ sinh.
10. Phân công lao động linh hoạt
Khi nhắc đến phản ứng ngoài y tế, Aylward cho biết có sự đoàn kết trên cả nước hướng về Vũ Hán. Các tỉnh khác gửi 40.000 nhân viên y tế đến tâm dịch, nhiều người trong số đó là tình nguyện viên. Những nhân viên trong các ngành như giao thông, nông nghiệp, văn phòng cũng được giao nhiệm vụ mới.
“Một nhân viên làm trên đường cao tốc có thể đo nhiệt độ, giao đồ ăn, hoặc trở thành người giám sát bệnh nhân nghi nhiễm. Ở một bệnh viện, tôi gặp một phụ nữ hướng dẫn mọi người cách mặc đồ bảo hộ. Tôi hỏi liệu cô có phải một chuyên gia kiểm soát dịch bệnh không. Cô nói không, cô là lễ tân. Cô đã học cách làm chuyện này”, Aylward nói.
Người giao hàng ở Vũ Hán, Trung Quốc. Ảnh: Reuters.
11. Người dân làm đúng bổn phận
Trái ngược với tin tức về người dân Mỹ tranh nhau nước rửa tay, Aylward bảo anh ngạc nhiên vì cách ứng xử của người Trung Quốc khi họ đồng lòng chống lại dịch bệnh.
“Đây không phải là một ngôi làng. Khi bạn vào trong thành phố giữa đêm và bật đèn, đó là một thành phố ma. Nhưng sau mỗi ô cửa và những tòa nhà chọc trời, vẫn có những người hợp tác để phản ứng với dịch bệnh”, Aylward nói.
Tuy nhiên, cái giá của việc đồng thuận với các biện pháp chặt chẽ của Trung Quốc có thể không bao giờ được tiết lộ. Yaqiu Wang, nhà nghiên cứu của tổ chức Nhân quyền Trung Quốc cho biết: “Hầu hết người dân Trung Quốc đều không thể kể những câu chuyện về Covid-19 trên Twitter hay Facebook, khi những nền tảng này bị chặn ở Trung Quốc. Bộ máy kiểm duyệt của chính phủ cũng nhanh nhẹn xóa hết mọi bài viết miêu tả các sự kiện liên quan đến virus”.
Huyền Anh (Theo Business Insider )
Theo ione.net
Rạch mặt bạn trai vì đòi chia tay
Thanh niên họ Đường kiên quyết đề nghị chia tay dù bạn gái không đồng ý. Ngày 8/12, tại một ga tàu, cô gái đề nghị được ôm lần cuối rồi bất ngờ dùng dao rạch mặt chàng trai.
Sự việc diễn ra tại một ga tàu thuộc thành phố Quế Lâm, Quảng Tây, Trung Quốc.
Nam thanh niên họ Đường (22 tuổi) cùng bạn gái họ Đặng (19 tuổi) có quan hệ yêu đương khoảng hơn 2 năm. Gần đây, Đường cảm thấy tình cảm thay đổi nên đề nghị chia tay nhiều lần nhưng bạn gái luôn tìm cách níu kéo.
Cô gái bị bắt về đồn công an giải quyết. Ảnh: TVBS.
Ngày 8/12, Đường một lần nữa đề nghị chia tay thông báo chuẩn bị lên tàu rời khỏi Quế Lâm đi nơi khác làm việc. Thấy cứu vãn không được nên cô gái đề nghị gặp mặt lần cuối trước khi Đường lên tàu và được chàng trai đồng ý.
Khi cả hai nói chuyện qua lại vài câu, Đặng đề nghị muốn được ôm người yêu lần cuối trước khi Đường rời đi. Bất ngờ, cô gái rút trong túi ra một con dao dọc giấy rạch một đường lớn lên mặt chàng trai.
Những người chứng kiến cho biết chàng thanh niên kêu lên một tiếng, sau đó thấy máu chảy xuống đất. Sự việc làm náo loạn khu vực nhà ga Quế Lâm.
Một viên cảnh sát có mặt gần đó đã kịp giúp thanh niên gọi xe cấp cứu và bắt Đường về trụ sở điều tra.
Vết thương trên mặt dài 10 cm của Đường. Ảnh: TVBS.
Vết thương trên mặt chàng trai dài hơn 10 cm, kéo dài từ vị trí ngang tai xuống dưới cằm. Độ sâu của vết thương vào đến tận xương mặt.
Đường đang được điều trị tại bệnh viện, vết thương hiện đã ổn định.
Cô gái trong sự việc đã thừa nhận hành vi mình gây ra. Cô ta cho rằng không cam tâm khi bạn trai đề nghị chia tay trong khi cô vẫn còn tình cảm với Đường rất nhiều.
Cô gái 19 tuổi nói do vừa yêu vừa hận nên mới dẫn đến hành động báo thù đối với chàng trai.
Vụ việc vẫn trong quá trình điều tra.
Theo news.zing.vn
Bị bố lôi vào gầm tàu tự tử, cô bé 5 tuổi thoát chết trên đường ray Một bé gái 5 tuổi đã may mắn bảo toàn tính mạng sau khi bị người bố kéo theo tự tử, nhảy vào đường tàu ở New York (Mỹ). Người bố đã tử vong vào 8 giờ ngày 23/9. Những hành khách tại ga tàu đã cùng giải cứu bé gái. Ảnh: Daily Mail Tờ New York Post đưa tin người bố này...