11 bí quyết nuôi con thông minh từ sơ sinh
Chỉ bằng những phương pháp đơn giản, mẹ có thể kích thích não bộ bé ngay từ khi mới còn “ẵm ngửa”.
Sự phát triển não bộ ở trẻ nhỏ không chỉ xuất phát từ quá trình học tập mà còn qua những hoạt động hàng ngày mà trẻ tiếp thu được nhờ thị giác, thính giác, xúc giác, vị giác và khứu giác Để giúp các giác quan của bé được kích thích hoạt động, cha mẹ có thể tham khảo những bí quyết sau đây:
Tương tác với bé
Các nhà khoa học quan sát thấy rằng những bé không được âu yếm, chơi cùng và yêu thương thì não của bé cũng bị kìm hãm sự phát triển. Họ cũng nhận ra những bé không được quan tâm, không được chú ý đến sự phát triển sẽ trở nên chán nản và có thể dẫn đến tử vong. Mặt khác, rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng khi được ôm ấp, tương tác và chơi cùng sẽ có ảnh hưởng rất mạnh đến sự phát triển trí tuệ của trẻ. Những kết nối yêu thương cũng như sự tương tác giữa mẹ và bé sẽ cung cấp cho bé nền tảng cơ bản để phát triển kỹ năng tư duy cao hơn của mình.
Trò chuyện cùng bé
Hãy lắng nghe và trò chuyện với bé, như vậy sẽ củng cố cũng như tăng cường khả năng giao tiếp và ngôn ngữ ở bé. Cha mẹ thậm chí cũng có thể đọc sách cho con nghe ngay cả khi bé chưa hề hiểu được những gì trong đó. Đây là bước khởi đầu quan trọng trong việc phát triển kỹ năng ngôn ngữ ở trẻ. Trẻ được nghe đọc sách từ nhỏ có thể phát triển mối quan tâm lâu dài trong việc đọc, học tập tốt và thành công trong cuộc sống khi trưởng thành. Đọc sách là một trong những hoạt động quan trọng nhất để giúp trẻ thông minh hơn.
Tạo điều kiện cho bé phát triển đồng đều cả hai bán cầu não
Bán cầu não trái với sở trường lý luận, logic và ngôn ngữ , trong khi bán cầu não phải thiên về sự sáng tạo và nghệ thuật. Để con được phát triển đồng đều, mẹ nhớ kích thích cả khả năng ngôn ngữ và sáng tạo của con.
Chỉ bằng những phương pháp đơn giản, mẹ có thể kích thích não bộ bé ngay từ khi mới còn “ẵm ngửa”.
Hãy để cho bé được vui chơi
Video đang HOT
Khi bé chơi đùa cũng là lúc bé đang tạo ra nền tảng cho các kỹ năng về trí tuệ, xã hội, thể chất cũng như cảm xúc. Khi bé chơi với các bạn khác cũng giúp bé học được cách kết hợp các ý tưởng, ấn tượng và cảm giác với mọi người xung quanh.
Khuyến khích bé rèn luyện hằng ngày
Hoạt động thể chất không chỉ giúp bé khoẻ mạnh hơn mà còn giúp bé trở nên thông minh hơn! Các bài tập giúp tăng cường lưu lượng máu lên não và sản sinh các tế bào thần kinh mới. Nó không chỉ có lợi cho trí thông minh trong giai đoạn trưởng thành mà quan trọng hơn, còn có tầm ảnh hưởng lâu dài đến bộ não của trẻ đang trong giai đoạn phát triển.
Hãy để âm nhạc trở thành một phần cuộc sống của bé
Các nghiên cứu chỉ ra rằng nghe nhạc có thể tăng cường trí nhớ, sự tập trung, động lực và học tập. Nó cũng làm giảm căng thẳng, nhân tố mà có thể phá hoại đến sự phát triển bộ não của trẻ. Việc học chơi một nhạc cụ nào đó cũng có ảnh hưởng đến sự phát triển tư duy về tỷ lệ; lập luận mang tính chất không gian, thời gian, tạo nền tảng cho toán học trừu tượng. Nếu có thể, cha mẹ nên cho bé làm quen với piano trước. Sau khi đã có thể đọc các nốt nhạc và chơi cùng lúc trên 10 nốt, thì việc bé học bất cứ loại nhạc cụ nào khác sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Vì vậy, cho dù là nhạc cụ nào thì việc bắt đầu cho bé học khi còn nhỏ là điều hết sức quan trọng.
Hãy để cho bé chứng kiến cha mẹ thực hiện những hoạt động mang tính chất trí tuệ
Trẻ em thường học bằng cách mô phỏng lại hành vi của người lớn. Nếu bé thấy bố mẹ chăm chú đọc sách, viết văn, chơi nhạc hay thực hiện những hoạt động sáng tạo khác, bé sẽ bắt chước theo. Và như vậy, quá trình đó sẽ giúp bé trở nên thông minh hơn.
Hãy để bé chơi các trò chơi trí tuệ trên máy tính
Những trò chơi bổ ích trên máy tính có thể dạy cho bé biết các chữ cái, toán học, âm nhạc, phát âm và rất nhiều thứ khác. Nó cũng phát triển sự phối hợp giữa tay và mắt đồng thời chuẩn bị cho bé kiến thức về công nghệ trong tương lai. Quan trọng hơn, bé có thể vừa học vừa chơi cùng một lúc, đây là cách tốt nhất để giúp bé tiếp thu và nâng cao kiến thức cho mình.
Theo Khampha
Cảnh giác khi trẻ hay ốm
Suy giảm miễn dịch là một bệnh khiếm khuyết về di truyền khiến cơ thể bệnh nhi không có khả năng chống lại tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn. Vì vậy, trẻ thường mắc các bệnh nhiễm trùng nặng, dai dẳng hoặc tái phát nhiều đợt.
Cháu Nguyễn D.H khỏe mạnh nhờ được truyền chế phẩm miễn dịch đều đặn. Ảnh do bệnh viện cung cấp.
Theo tin từ Bệnh viện Nhi Trung ương, cậu bé 6 tuổi Nguyễn D.H (ở Hải Phòng) là "gương mặt thân quen" của buồng bệnh 403 khoa Miễn dịch-Dị ứng-Khớp, Bệnh viện Nhi Trung ương.
Theo gia đình kể, từ lúc 14 tháng H. đã ốm "như cơm bữa", hết thủy đậu, viêm phổi, viêm mũi họng lại viêm tai giữa. Đỉnh điểm là từ năm 2013 đến nay, bé đã 3 lần nhập viện vì viêm màng não mủ. Cha mẹ H. tá hỏa khi được các bác sĩ tại khoa giải thích bé mắc hội chứng suy giảm miễn dịch bẩm sinh, một căn bệnh hiếm "nghìn người có một" (tỉ lệ mắc 1/1200 trẻ sinh sống).
Cùng phòng với H. là bé Vũ N.M (6 tuổi, ở Hà Nội), hiện cũng đang dùng các thuốc hỗ trợ để điều trị suy giảm miễn dịch. Cách đây nửa năm, chị Bích, mẹ cháu M, hết sức bất ngờ khi biết con mình mắc căn bệnh này. Kể từ khi phát hiện bệnh, tháng nào chị cũng đưa con đến bệnh viện để truyền chế phẩm miễn dịch và mua thuốc uống. Chị Bích tâm sự: "Trước đây, người khác mắc bệnh gì là cháu lại lây bệnh đó, gia đình vất vả vô cùng. Từ ngày được dùng thuốc đều đặn, sức khỏe cháu ổn định hơn nhiều".
Theo các bác sĩ, H. và M. chỉ là 2 trường hợp mắc bệnh thể nhẹ, có tiên lượng tốt trong gần 80 bệnh nhi được chẩn đoán mắc suy giảm miễn dịch tại BV Nhi Trung Ương. Theo PGS.TS Lê Thị Minh Hương, trưởng khoa Miễn dịch-Dị ứng-Khớp, suy giảm miễn dịch là một bệnh khiếm khuyết về di truyền khiến cơ thể bệnh nhi không có khả năng chống lại tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn. Vì vậy, trẻ thường mắc các bệnh nhiễm trùng nặng, dai dẳng hoặc tái phát nhiều đợt. Tùy theo bản chất loại suy giảm miễn dịch, bệnh nhân sẽ mắc những bệnh nhiễm trùng khác nhau.
Suy giảm miễn dịch được chia thành 2 loại: dạng tiên phát bẩm sinh (do gen) và dạng thứ phát do mắc phải (nhiễm HIV, suy dinh dưỡng nặng, dùng thuốc ức chế miễn dịch, xạ trị...). Hiện trên thế giới có hàng chục ngàn bệnh nhân đang phải sống "chung thân" với căn bệnh này.
Cần phát hiện sớm bệnh suy giảm miễn dịch
BS Lê Thị Minh Hương cho biết, để điều trị suy giảm miễn dịch bẩm sinh hiện nay chỉ có 2 phương pháp hiệu quả nhất là ghép tủy và truyền chế phẩm miễn dịch. Tại nhiều quốc gia trên thế giới như Hà Lan, Hồng Kông, Pháp... trẻ được phát hiện bệnh trước 6 tháng tuổi và tiến hành ghép tủy thì cơ hội khỏi bệnh có thể đạt tới 95%. Trẻ bị bệnh ở thể nhẹ, nếu được truyền chế phẩm miễn dịch đều đặn, vẫn có thể học tập, vui chơi và có cuộc sống bình thường như các bạn.
Tuy nhiên, ở Việt Nam, do hiểu biết về căn bệnh này của các gia đình còn hạn chế, việc chẩn đoán sớm gặp rất nhiều khó khăn. Mới công tác tại khoa Miễn dịch hơn 3 năm, bác sĩ Vân Anh đã chứng kiến nhiều trường hợp đau lòng về trẻ mắc bệnh suy giảm miễn dịch bẩm sinh. Bác sĩ còn nhớ rõ trường hợp bé gái 11 tháng tuổi Tạ L.D. (Hoài Đức, Hà Nội), nhập viện cách đây 1 tháng. D. được gia đình đưa đến khoa trong tình trạng nguy kịch do viêm phổi tái phát nhiều lần, tiêu chảy kéo dài. Các bác sĩ đã tích cực cấp cứu bằng nhiều biện pháp như thở máy, truyền dịch, truyền chế phẩm tăng cường miễn dịch IVIG nhưng bé không đáp ứng với bất kỳ biện pháp can thiệp nào và đã tử vong.
Các chuyên gia y tế khuyến cáo chẩn đoán bệnh sớm là yếu tố quan trọng nhất giúp việc điều trị hội chứng suy giảm miễn dịch bẩm sinh đạt hiệu quả cao. Hãy đưa trẻ đến khám tại cơ sở chuyên khoa ngay khi thấy bé có một trong những dấu hiệu của bệnh lý suy giảm miễn dịch sau đây:
- Mắc từ 4 đợt viêm tai trở lên trong vòng 1 năm
- Mắc từ 2 đợt viêm xoang nặng trở lên trong vòng 1 năm
- Mắc từ 2 đợt viêm phổi trở lên trong vòng 1 năm
- Sử dụng kháng sinh trong vòng 2 tháng trở lên nhưng không hiệu quả
- Trẻ chậm lớn, chậm tăng cân nhiều hơn bình thường
- Áp xe da hoặc nội tạng tái diễn
- Nấm miệng hoặc nấm da dai dẳng
- Phải truyền kháng sinh điều trị các bệnh nhiễm trùng
- Mắc từ 2 đợt nhiễm khuẩn sâu hoặc nhiễm khuẩn huyết trở lên
- Gia đình có tiền sử suy giảm miễn dịch
Hội chứng suy giảm miễn dịch bẩm sinh nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ tránh được những kết cục thương tâm, trả lại cho các bé và người thân cuộc sống yên bình.
Theo Vnmedia
Mỗi năm có khoảng 8 triệu trẻ chào đời bị dị tật Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tỷ lệ dị tật bẩm sinh ở trẻ sơ sinh là 1,73%. Như vậy, mỗi năm thế giới có khoảng 8 triệu trẻ chào đời với một dị tật bẩm sinh. Riêng tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 1,5 triệu em bé sinh ra, trong đó có: 1.400 - 1.800 trẻ...