105 năm thảm họa Titanic: ‘Một đêm đáng nhớ’ bậc nhất thế kỷ 20
Ngày 10/04/1912, tàu Titanic – vật thể di động vĩ đại nhất thời ấy – đã gặp nạn ngay trong đêm đầu tiên của chuyến hải hành, và trở thành thảm hoạ hàng hải kinh hoàng nhất thế kỷ 20.
Trong vô số những bộ phim về Titanic, A Night To Remember (Một đêm đáng nhớ) sản xuất năm 1958 là phim đáng nhớ nhất, và là nguồn cảm hứng lớn nhất cho Titanic của James Cameron ra đời sau đó 40 năm. Tác giả người Mỹ Walter Lord cho biết khi ông viết cuốn sách A Night To Remember (1955) kể về vụ chìm tàu Titanic năm 1912, công chúng lúc ấy không quan tâm về đề tài này.
Sống động từ những nhân chứng sống
Tương tự như trong 4 thập kỷ trước đó cũng không có gì được viết về sự kiện bi thảm ấy. Sự thờ ơ đó có thay đổi chút ít vào năm 1953, khi hãng phim Twentieth Century-Fox thành công rực rỡ với bộ phim cảm động có tên là Titanic (Charles Brackett đã đoạt giải Oscar kịch bản với bộ phim này). Đây có thể được xem là bộ phim thảm họa đầu tiên của Hollywood, nhưng các nhân vật trong phim chỉ hoàn toàn là hư cấu.
Cuốn sách của Walter Lord thì lại rất công phu khi đảo ngược các ưu tiên của Hollywood. Ông tập trung vào thực tế của sự kiện chìm tàu hơn là các truyền thuyết về nó. Sử dụng những tài liệu lịch sử và những mô tả mắt thấy tai nghe từ 64 người sống sót mà ông bỏ rất nhiều thời gian để gặp gỡ.
Cuốn sách A Night To Remember tường thuật chính xác đến từng phút về những gì đã xảy ra trong thực tế, từ sự trần tục và ngu xuẩn đến cùng với nỗi đau xé ruột. Tính hiện thực của cuốn sách đã đi đến tận cùng, như thể ông đã có mặt ở đó để chứng kiến. Những giai thoại trở nên sinh động, khi thuật rõ lại giây phút con tàu vĩ đại bị chìm như thể nào, và cách đối xử giữa các hành khách hạng nhất, hạng hai và hạng ba một cách có tôn ti trật tự.
Sự thôi thúc làm rõ mọi thứ về thảm họa kinh khủng này, cũng là động lực thúc đẩy nhà sản xuất người Anh William MacQuitty, quyết định chuyển thể tác phẩm của Walter Lord thành phim. Khi còn là một cậu bé 6 tuổi, MacQuitty đã từng được xem tận mắt cảnh tàu Titanic hạ thủy từ một xưởng tàu ở Belfast ngày 31/5/1911. Ấn tượng đó vẫn còn in mãi trong tâm khảm ông.
Khó khăn trong việc tái tạo con tàu Titanic
Video đang HOT
Nhà sản xuất William MacQuitty đã sử dụng các bản thiết kế của con tàu thật để tái hiện chính xác bối cảnh con tàu, và Harry Grattidge, cựu thuyền trưởng của hãng tàu Cunard Line được mời làm cố vấn chuyên môn cho bộ phim.
Cảm hứng để “huyền thoại” “Titanic” ra đời Sau khi xem A Night To Remember, James Cameron mới quyết định làm siêu phẩm Titanic sau này. Thậm chí Cameron còn bị bộ phim này lôi cuốn tới mức ông “chôm” ý tưởng, cốt truyện, lời thoại và nhân vật, gồm cả một vai thứ tương tự như nhân vật Jack Dawson do Leonardo DiCaprio đóng.
Nội cảnh con tàu được xây dựng tại phim trường Pinewood (Anh), với sự tham gia của tất cả lực lượng lao động gồm 1.200 người. Mô hình lớn được sử dụng trong những cảnh chìm tàu dài gần 11 mét. Hồ nước nhân tạo chỉ sâu gần 5 mét, vì thế mô hình đó được xây dựng theo từng phần. Khi phần nào chìm xuống mặt nước, khuất khỏi tầm nhìn, họ tháo phần đó ra để nó không va trúng đáy hồ.
Nhưng ở trường quay Pinewood, không có bể nước nào đủ lớn để bấm máy cảnh những người sống sót đang cố leo lên thuyền cứu sinh, vì thế những cảnh đó được thực hiện trong một bể bơi ngoài trời tại Ruislip Lido vào lúc 2h sáng vào một ngày băng giá của tháng 11.
Khó khăn nhất là quay ngoại cảnh của Titanic. Ban đầu hãng tàu Shaw Savill đồng ý cho phép bộ phim được quay trên con tàu của họ là MV Dominion Monarch, nhưng không lâu trước khi bộ phim được khởi quay, Shaw Savill rút phép. Lý do chủ tịch của hãng tàu là Basil Sanderson – con trai của Harold Sanderson, từng là chủ tịch của hãng tàu White Star Line (hãng sở hữu Titanic thật) từ năm 1913 tới 1927 – Basil không muốn bi kịch này được khơi gợi lại.
Các hãng tàu còn lại cũng thế, tất cả đều lần lượt từ chối cộng tác với đoàn phim. Điều này dẫn tới quyết định của Sir Frederick Rebbeck, chủ tịch của hãng tàu Harland and Wolff, không những từ chối cộng tác mà còn đưa ra tuyên bố phàn nàn về việc một hãng phim đang tìm cách kiếm tiền từ bi kịch đó: “Đã có quá nhiều người của hãng tàu này mất mạng trong đêm đó và nhiều người khác cũng thế. Tại sao chúng ta lại phải giúp tạo ra một tác phẩm giải trí từ bi kịch đó!”.
May sao giờ chót nhà sản xuất William MacQuitty được hãng Ship Breaking Industries cho phép bấm máy trên một con tàu hơi nước cũ là tàu Austurius, con tàu này đang chờ bị đập nát. Nó được các sinh viên mỹ thuật sơn lại theo màu sắc của hãng White Star Line, và được sử dụng trong hầu hết các ngoại cảnh. Một con tàu khác cũng được sử dụng bổ sung trong quá trình bấm máy là Largs Bay.
Trong phim, Titanic không bị gãy đôi
Giống như hầu hết các bộ phim nói về tàu Titanic được bấm máy trước khi xác tàu Titanic được phát hiện vào năm 1985, A Night to Remember đã không chính xác khi mô tả cảnh con tàu chìm mà không bị gãy đôi. Thực ra, một số nhân chứng kể rằng con tàu đã bị gãy đôi, và điều này được chứng thực khi xác tàu Titanic được phát hiện. Hầu hết các bộ phim sau đó đều mô tả cảnh chìm tàu dựa theo phát hiện này.
Theo Thể thao & Văn hóa
La La Land, Titanic: 'Vì tình chỉ đẹp khi còn dang dở'
Khán giả luôn mong chờ kết thúc "có hậu" ở những bộ phim lãng mạn. Nhưng đôi khi tình yêu dang dở và đầy hối tiếc trong "Titanic" hay "La La Land" mới lại mang đến cảm xúc bền lâu.
La La Land là tác phẩm điện ảnh sáng giá nhất về tình yêu trong năm 2016. Sebastian và Mia, hai nhân vật chính của bộ phim, đã nắm tay nhau đi qua thời tuổi trẻ đầy sôi nổi. Họ ở bên nhau trong những thời khắc khó khăn và tuyệt vọng. Họ cổ vũ người kia hãy theo đuổi ước mơ và dành cho nhau những điều tốt đẹp nhất. Nhưng rồi cả hai đã quyết định theo đuổi đam mê thay vì tình yêu. Thế nhưng, ít ai trách họ vì những khoảnh khắc trong cuộc tình của hai người đã trở thành vĩnh cửu.
Me before you (2015) là nỗi buồn thương của một tình yêu đẹp. Nhiều khán giả đã khóc nức nở khi bước ra khỏi rạp vì cái kết hụt hẫng và gây tranh cãi mà đạo diễn Thea Sharrock lựa chọn. Lousia Clark, cô gái 26 tuổi hồn nhiên, xuất thân từ tầng lớp bình dân đã chẳng thể đến với Will, chàng trai 31 tuổi học thức, giàu có nhưng bị liệt toàn thân. Dù vậy, phim được yêu thích vì gửi gắm thông điệp: Hai người có thể không đi cùng nhau đến hết con đường, nhưng tình yêu vẫn tồn tại và "hãy dũng cảm để sống xứng đáng".
Titanic (1997) của đạo diễn James Cameron là một trong những bộ phim được yêu thích nhất trong dịp Valentine. Jack đã chấp nhận chìm sâu xuống đáy biển để nhường trọn vẹn mảnh gỗ cho Rose sau tai nạn khủng khiếp của con tàu Titanic. Nhưng tình yêu của hai người không mất đi, thậm chí vĩnh cửu như đại dương mênh mông và trở thành một biểu tượng trong lòng khán giả.
Những cây cầu ở quận Madison (1995) kể về Francesca, một người quẩn quanh trong khu bếp, mải mê với nội trợ, thậm chí quên mình là ai cho đến khi tình cờ gặp Robert, một phóng viên ảnh. Họ cuốn vào nhau nhưng rồi chấp nhận chia xa, Francesca đã không thể thoát khỏi thiên chức của một người vợ, người mẹ trong một xã hội còn định kiến. Dù vậy, tình yêu của họ khiến cuộc sống của con người trở nên đáng sống trong cả ký ức lẫn giấc mơ.
A Walk to Remember (2002) là câu chuyện tình đẹp nhưng dang dở, được đạo diễn Adam Shankman chuyển thể từ tiểu thuyết của nhà văn tài hoa Nicholas Sparks. Nội dung phim xoay quanh mối tình giữa Landon Carter và Jamie Sullivan. Sự khác biệt ban đầu khiến hai người khắc khẩu, chống đối và căm ghét nhau. Nhưng rồi họ nhận ra mình đã phải lòng nhau từ lúc nào không hay. Phim kết thúc buồn khi Jamie phải ra đi vì một chứng bệnh ung thư quái ác. Landon ở lại, trưởng thành, chín chắn và luôn giữ những hồi ức đẹp đẽ của tình yêu.
P/S: I love you (2007) là tác phẩm điện ảnh của đạo diễn Richard LaGravenese, chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết cùng tên do Cecelia Ahern viết. Nội dung kể về Gerry, một người đàn ông qua đời vì chứng u não nhưng vẫn ở lại trong đời sống của vợ mình là Holly với những món quà bất ngờ kèm lá thư do chính tay anh viết. Và sau mỗi lá thư luôn là dòng chữ "Tái bút: Anh yêu em". Tác phẩm được đánh giá là đầy âm nhạc, lời ca và những chuyến viễn du lãng mạn nhưng cũng không vắng bóng thực tại khốc liệt.
Atonement (2014) là câu chuyện tình yêu vượt qua cách biệt giai cấp, tầng lớp giữa tiểu thư Cecillia và chàng giúp việc Robbie. Phim kết thúc trong cảnh hối tiếc đau lòng, khi toàn bộ những hạnh phúc mà hai nhân vật có với nhau chỉ là sự hồi tưởng, tưởng tượng và nỗi nhớ do Briony, em gái của Cecilla tạo ra. Cái kết thực sự ngoài đời là Cecilla và Robbie đều chết trong cảnh chia xa mãi mãi, một hậu quả do chính Briony gây ra.
The Fault in Our Stars (2014) của đạo diễn Josh Boone là câu chuyện tình yêu lấy nhiều nước mắt của khán giả. 2 nhân vật chính quyết định cùng nhau thực hiện chuyến du lịch "để đời" sau khi phát hiện bị ung thư. Và trong chuyến đi định mệnh đó, tình yêu giữa họ chớm nở. Phim kết thúc trong cảnh không trọn vẹn khi Gus ra đi và Hazel ở lại tiếp tục cuộc hành trình. Tác phẩm khiến khán giả không thôi hối tiếc về một chuyện tình đẹp, buồn vì bị số phận chia cắt.
Theo Zing
15 lời thoại yêu thương khiến hàng triệu trái tim tan chảy "Titanic", "Notting Hill", "Love Actually" hay "Silver Linings Playbook" đều có những câu thoại để đời, khiến người xem phải nhớ mãi về những mối tình trong phim. Câu chuyện tình giữa Jack (Leonardo DiCaprio) và Rose (Kate Winslet) trong bom tấn Titanic (1997) từng khiến nhiều thế hệ khán giả phải thổn thức, đặc biệt là lời dặn dò mà chàng dành...