101 quy tắc quan trọng khi sử dụng kem dưỡng ẩm
Với phụ nữ, dưỡng ẩm cho da đã trở thành thói quen như chuyện đánh răng hay rửa mặt hàng ngày, tuy nhiên, không phải ai cũng biết dùng kem dưỡng ẩm đúng cách.
Chuyên gia thẩm mỹ Renée Rouleau sẽ cho bạn một vài lời khuyên hữu ích cho bước dưỡng da căn bản này.
Dùng kem dưỡng ẩm ở bước nào?
Trong liệu trình chăm sóc thường ngày, kem dưỡng ẩm được dùng sau khi bạn rửa mặt sạch, sử dụng nước hoa hồng và có thể là cả tinh chất dưỡng da.
Một năm trở lại đây, sự xuất hiện của sản phẩm dưỡng ẩm dạng dầu đã tạo thêm một tiếng vang lớn trong công nghệ dưỡng da, nhưng đa số phụ nữ vẫn băn khoăn về việc kết hợp nó với các sản phẩm khác.
Theo Rouleau, dầu dưỡng da mặt nên được thoa trên lớp kem dưỡng ẩm, bởi dầu ở dạng tinh khiết bao gồm các phân tử lớn hơn không cho phép hấp thụ nhiều như tinh chất hay kem dưỡng ẩm.
Dầu nên được bôi ở lớp trên cùng, nó có tác dụng như chất kết dính đảm bảo các lớp kem bên dưới bám chặt vào bề mặt da và không bị “bốc hơi.”
Mẹo tránh làm mất nước cho da
Bạn nên chú ý đến khoảng thời gian giữa các bước chăm sóc để tránh không làm mất nước cho da, nhất là sau khi dùng nước hoa hồng và tinh chất, lúc này việc sử dụng kem dưỡng ẩm ngay là rất cần thiết.
Video đang HOT
“Nước hoa hồng không cồn là một bước quan trọng trong việc chăm sóc da, nhưng để đạt được hiệu quả tối ưu như mong muốn, bạn nên dùng nó để làm ướt da mặt trước khi sử dụng tinh chất hay kem dưỡng ẩm,” Rouleau nói.
Tại sao ư? Các tế bào da của bạn cũng giống như cá vậy, chúng cần có nước mới sống được. Công đoạn “tưới nước cho da mặt” sẽ giúp ích rất nhiều để kem dưỡng có thể phát huy tác dụng tạo ẩm mà nước hoa hồng đem lại.
Khi nước hoa hồng đọng lại trên da ở dạng màng ẩm (không khô, không ướt), hãy thoa bước tiếp theo ngay.
Rouleau chia sẻ thêm rằng nước hoa hồng, tinh chất và kem dưỡng ẩmnên được bôi ngay trong 60 giây sau khi rửa mặt sạch để tránh mất độ ẩm cho da.
Nhất là vào mùa đông, không khí thường quá khô, da nhanh bị mất nước sau khi rửa mặt. Trong môi trường nóng và ẩm ướt như phòng tắm, việc da bị mất nước vẫn xảy ra nhưng sẽ chậm hơn, bởi vậy bạn vẫn có thêm chút thời gian để kịp thời dùng các sản phẩm dưỡng ẩm cho da.
Rouleau cũng cho hay, có rất nhiều khách hàng của cô gặp hiện tượng tắc lỗ chân lông xung quanh chân tóc và phía gần hai tai.
Rất có thể nguyên nhân xuất phát từ cách tán kem dưỡng ẩm không đều. Khi bạn thoa kem từ vị trí giữa khuôn mặt đẩy ra hai phía, kem dưỡng sẽ bị dồn và dư lại ở mang tai, xương hàm.
Các lớp kem thừa này có thể gây tắc lỗ chân lông, khiến dầu và mụn xuất hiện.
Có một sai lầm khác nữa mà chúng ta hay mắc phải đó là không chú ý đến việc chăm sóc cho vùng cổ.
Rouleau nhắc nhở: “Đừng vì quá chú tâm đến da mặt đẹp mà quên đi vùng cổ bị khô ráp.”
Cách để có làn da khỏe rạng ngời
Hiện tượng da mặt bạn không sáng hay mệt mỏi đôi khi vì thiếu lưu lượng máu dưới da. Mátxa da mặt với kem dưỡng ẩm sẽ giúp bạn có được làn da tươi trẻ, khỏe khoắn.
Rouleau nói: “Ngay sau khi thoa kem dưỡng ẩm vào ban đêm, khi da mặt còn ẩm, hãy nắm tay lại rồi vỗ nhẹ nhàng trên da, sau đó dùng các đầu ngón tay mátxa cho da mặt theo chuyển động tròn nhỏ trong vòng khoảng hai phút.”
Việc mátxa nhẹ nhàng như vậy sẽ giúp kích thích lưu lượng máu và mang lại rất nhiều nguồn dinh dưỡng mới cho các tế bào da. Đó là tiền đề để bạn có được một làn da sáng khỏe./.
Theo SKĐS
Phát hiện gây sốc: Bôi kem dưỡng ẩm là làm hại da
Nhưng phu nư vân coi bôi kem dương âm la tât yêu như cơm ăn ao măc se sôc khi môt nghiên cưu phat hiên, kem nay lam da yêu hơn.
Đối với hầu hết phụ nữ, bôi kem dưỡng ẩm là một thói quen tất yếu như đánh răng hàng ngày. Đây cũng là một trong 3 bước giữ ẩm quan trọng. Các chuyên gia luôn cũng khuyên phụ nữ dưỡng ẩm mỗi ngày để giúp da sáng và chống nếp nhăn.
Đây cũng chính là lý do 80% phụ nữ Anh dùng kem dưỡng ẩm hàng ngày. Phu nư nươc nay tôn khoảng 549 triệu bảng Anh môi năm (1.850 tỷ đồng) cho kem dương âm, chiếm 59% doanh số mỹ phẩm chăm sóc da.
Kem dưỡng ẩm có thể khiến da mất đi khả năng tự giữ ẩm.
Tiến sĩ Rachael Eckel, chuyên gia da liễu tại Mỹ, cho hay: "Dưỡng ẩm có thể chính là con dao 2 lưỡi, âm thầm phá hoại làn da và góp phần gây ra các chứng bệnh về da liễu".
Nguyên nhân là bởi kem dưỡng ẩm có thể gây tích tụ các tế bào chếttrên bề mặt da, gây khô da, lỗ chân lông lớn, thậm chí gây dị ứng như eczema.
Thực tế, kem dưỡng ẩm thường là hỗn hợp của nước, chất làm mềm da, chẳng hạn như khoáng chất và dầu hóa học, có tác dụng ngăn chặn tình trạng nước bốc hơi từ da. Mặt khác, nó cũng chứa chất giữ ẩm, có tác dụng hút nước dưới lớp biểu bì, làm cho da ẩm ngay tức thì.
Tuy nhiên, theo tiến sĩ Eckel, kem dưỡng ẩm còn làm cho cơ chế tự giữ ẩm của da hoạt động kém đi, điều này có nghĩa là chúng ta đang tạo ra một chu kỳ tốn kém vô nghĩa khiến da trở nên khô hơn, phụ thuộc vào kem dưỡng ẩm một cách vô lý.
Tiến sĩ Eckel giải thích, thông thường tế bào da sẽ được làm mới môi 6 tuần. Nhưng từ 25 tuổi trở lên, quá trình này sẽ bị chậm hơn, tế bào chết tụ tập nhiều trên da gây khô và dễ bị mụn hơn. Do đó, nhiều phụ nữ tìm đến kem dưỡng ẩm như một cứu cánh trong khi san phâm tẩy da chết mới tốt cho da lúc này.
Chính điều này sẽ làm cho bã nhờn ngày càng tích tụ nhiều trên da, nguyên nhân gây tắc nghẽn lỗ chân lông, góp phần gây mụn, viêm da.
Ba Eckel cũng đưa ra lời khuyên, phụ nữ nên áp dụng chế độ chăm sóc da bao gồm tẩy da chết mỗi tuần môt lần, dùng huyết thanh chiết xuất từ các vitamin chống oxy hóa hay retinol chống lão hóa thay vì dùng kem dưỡng ẩm quá dày.
Theo SKĐS
Tâm sự của bà mẹ mắc nám sau sinh Người ta thường bảo "gái một con trông mòn con mắt" nhưng từ sau khi trở thành gái 1 con, tôi chỉ thấy "lo" mòn con mắt. Như bao chị em khác, làm mẹ là điều tuyệt vời nhất chị có được trong cuộc đời. Nhưng cùng với việc chào đón thiên thần nhỏ bé của mình chào đời thì cũng là lúc...