1001 thắc mắc:Vì sao nhà khoa học thường dùng chuột làm thí nghiệm?
Từ một loài được cho là “phá hoại”, điều gì khiến chuột trở thành vật thí nghiệm ưa thích của các nhà khoa học?
Chuột được sử dụng phổ biến trong nghiên cứu đến nỗi ngày nay các giống chuột thí nghiệm được nhân giống và nuôi trong các “lò” cung cấp chuyên nghiệp, được bày bán online và cam kết… giao hàng trong ngày hôm sau, tạo sự tiện lợi chưa từng có cho các nhà khoa học.
Trong cộng đồng khoa học, bộ gặm nhấm là đối tượng thí nghiệm phổ biến nhất. Có đến 95% các nghiên cứu trên động vật ở Mỹ được thực hiện trên loài gặm nhấm. Còn ở châu Âu, loài gặm nhấm chiếm 79% các thí nghiệm lên động vật trong các nghiên cứu.
Điều thú vị là chúng ta không thể nói chắc chắn có bao nhiêu con chuột đã được dùng trong các nghiên cứu và thí nghiệm. Trong khi Bộ Nông nghiệp Mỹ theo dõi nhiều loài động vật dùng để thí nghiệm – như chim, chó, mèo, thỏ và thậm chí cả chuột lang – không một ai tại Mỹ có danh sách tổng quát tất cả các loài chuột dùng trong nghiên cứu.
Kể từ năm 1965, số các trích dẫn khoa học liên quan đến chuột đã tăng gấp bốn lần, trong khi hầu hết các đối tượng khác như chó, mèo, chuột lang, thỏ dùng trong nghiên cứu không hề tăng.
Nếu như ở thế kỷ 19, các nghiên cứu và thí nghiệm khoa học sử dụng đa dạng các loài động vật khác nhau làm vật chủ – từ cừu, gấu mèo, bồ câu cho đến ếch nhái, chim, ngựa – thì giai đoạn đầu của thế kỷ 20 chứng kiến sự sàng lọc các loài vật thí nghiệm để tinh giản thành một vài loài mang tính đại diện và chuẩn hóa hơn: những loài vật dễ nuôi, dễ sinh sản, và có bộ gen dễ can thiệp và chỉnh sửa để phục vụ mục đích riêng của từng nghiên cứu trở thành sự lựa chọn hàng đầu.
Tại sao chuột lại được dùng nhiều trong phòng thí nghiệm đến thế?
Có một vài lý do khá thực dụng: chúng nhỏ, chúng dễ sinh sản và chúng rẻ. Khi bạn thí nghiệm nhiều đối tượng – và nghiên cứu có thể sẽ tin cậy hơn khi thí nghiệm được tiến hành trên nhiều thế hệ đối tượng, chứ không chỉ một thế hệ đối tượng – thật khó có đối tượng thí nghiệm nào thắng được chuột. Sau nữa, chuột là động vật có vú, vì thế dù sao chúng cũng là những thành viên trong một gia đình.
Tuy nhiên, có một điều là đừng quên rằng chuột không phải là loài động vật linh trưởng. Trong khi các loài linh trưởng có sự gắn kết rất chặt chẽ với con người về khía cạnh di truyền học (có thể nói giống nhau đến 99%), việc sử dụng loài linh trưởng trong nghiên cứu vẫn còn gây rất nhiều tranh cãi. Ngoài ra, cũng cần nói rằng gene của chuột rất dễ biến đổi.
Điều đó có nghĩa là các nhà khoa học có thể thao tác trên con chuột để các gene nhất định được làm bất hoạt hoặc khóa hoạt động. Họ gọi những con chuột bị điều khiển này là “chuột bị đo ván” (knockout mice), và chúng có lợi cho các nhà nghiên cứu, những người đang chú ý tìm hiểu xem một gien nào đó có thể gây ra bệnh gì. Khóa một gene ở một số con chuột và giữ nó ở những con khác, và họ có thể tìm ra cách gene đó góp phần gây bệnh ở con người.
Một loại khác của loài gặm nhấm biến đổi là chuột chuyển gene. Nó được nuôi cấy chèn thêm DNA ngoại lai. Đây là một cách rất hiệu quả để mô hình hóa những bệnh cụ thể ảnh hưởng đến con người và nghiên cứu các chức năng di truyền.
Và hãy xem xét điều này: khoa học cũng là ngành được xây dựng và phát triển dựa trên những công trình quá khứ. Như chúng ta đã nói, việc dùng chuột trong phòng thí nghiệm vô cùng phổ biến và tăng theo hàm mũ; sự tăng trưởng này có thể là nguyên nhân cho sự nổi tiếng của chuột trong thí nghiệm. Nếu một nhà khoa học lựa chọn dùng một loài động vật nhất định nào đó trong thí nghiệm, thường loài động vật đó cũng sẽ được lựa chọn khi tiến hành các thí nghiệm, nghiên cứu tương tự hoặc liên quan.
Xét trên phương diện tiến hóa, chuột còn có họ hàng xa với con người: tổ tiên chung cuối cùng giữa chuột và người tồn tại cách đây 80 triệu năm, và chuột sở hữu bộ gen giống người đến 95%. Chuột cũng không thuộc diện được bảo vệ bởi luật pháp về quyền động vật một cách nghiêm ngặt như một số động vật to lớn hơn như khỉ, chó, hay mèo, giúp tránh các phiền phức về mặt pháp lý trong nghiên cứu.
Các nhà khoa học đã tạo ra được chuột trong suốt
Các nhà nghiên cứu Mỹ đã tìm được cách tạo ra chuột trong suốt, nhưng chúng sẽ không chạy loạn trong phòng bếp dân thường với bộ dạng kỳ dị này.
Thay vào đó, chuột trong suốt là phiên bản chết chỉ phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu trong ngành giải phẫu học. Chúng được cho là sẽ hữu dụng trong các cuộc nghiên cứu nhằm lập bản đồ chi tiết của hệ thần kinh trung ương hoặc cơ chế lây lan ung thư trong cơ thể.
Chuột là động vật khá thông minh. Chúng có thể chơi được một số ô chữ và tìm đường thoát ra khỏi mê cung. Chuột có thể nhảy được lên cao 50cm. So với kích thước của loài chuột thì đây quả là một con số đáng nể. Không chỉ vậy, chuột cũng là một tay leo trèo và bơi lội cừ khôi.
Trong thần thoại Hy Lạp, thánh Apollo đôi khi được gọi là Apollo Smintheus, nghĩa là thánh Apollo chuột. Trong đền thờ ông còn có một con chuột bạch dưới bàn thờ.
Chuột đã được thuần dưỡng hàng trăm năm nay. Ở Anh, câu lạc bộ chuột quốc gia (National Mouse Club of Britain) được thành lập từ năm 1895.
Theo tienphong.vn
Bật mí lịch sử kỳ thú của những con chuột trong phòng thí nghiệm
Với những đóng góp to lớn trong phòng thí nghiệm, có thể nói chuột là một loài vật đáng được vinh danh, vì nhờ có chúng mà cuộc sống của loài người đã tốt đẹp hơn rất nhiều.
Chuột là một loài vật được ưa chuộng nhất trong các phòng thì nghiệm. Nhưng ít ai biết rằng việc sử dụng loài chuột để thực hiện thí nghiệm đã córất lâu đời.
Những t hí nghiệm khoa học sử dụng chuột đã có lẽ đã có từ thời cổ đại. Dù vậy, những thí nghiệm được ghi chép cụ thể chỉ được ghi nhận từ khoảng năm 1850.
Kể từ đó, việc sử dụng chuột trong thí nghiệm đã được nhân rộng và trở nên phổ biến khắp Âu - Mỹ. Cho đến nay, chuột là đối tượng không thể thiếu ở các cơ sở khoa học trên khắp thế giới.
Loài chuột được sử dụng cho công việc đặc biệt này vì chúng có nhiều ưu điểm như dễ nuôi, dễ tìm kiếm, tốc độ sinh sản rất nhanh kích thước nhỏ nên không đòi hỏi nhiều diện tích cho chuồng nuôi, và đặc biệt là bộ gene rất gần với con người...
Ban đầu, thí nghiệm trên chuột chỉ là những thí nghiệm y sinh đơn giản. Cùng với sự phát triển của khoa học, các thí nghiệm ngày càng trở nên phức tạp, mở rộng sang nhiều lĩnh vực chuyên ngành.
Theo thống kê, ngày nay loài chuột đã ngự trị các phòng thí nghiệm và chiếm gần 95% trong số các loài động vật thí nghiệm.
Có nhiều loài chuột được dùng làm thí nghiệm, nhưng phổ biến nhất là chuột nhà và chuột lang có nguồn gốc Nam Mỹ. Trong đó chuột nhà biến thể bạch tạng hay chuột bạch được ưa chuộng nhất.
Suốt hàng thập niên, chuột thí nghiệm nói chung đã tạo ra những tiến bộ y khoa và khoa học vĩ đại: từ nghiên cứu ra thuốc ung thư, thuốc kháng HIV đến chủng ngừa cúm...
Với những đóng góp to lớn như vậy, có thể nói chuột là một loài vật đáng được vinh danh, vì nhờ có chúng mà cuộc sống của loài người đã tốt đẹp hơn rất nhiều.
Mời quý độc giả xem video: Đi tìm Tết Việt. Nguồn: VTC14.
Theo kienthuc.net.vn
Các nhà khoa học tạo ra bụi vũ trụ trong lò... vi sóng Các nhà khoa học Anh đã chỉ ra rằng có thể sử dụng lò vi sóng nhà bếp thông thường để tạo ra bụi vũ trụ trong phòng thí nghiệm. Là vật chất rắn đầu tiên được hình thành trong lịch sử ban đầu của các hệ sao, bụi vũ trụ là chìa khóa để hiểu nguồn gốc hóa học của các ngôi...