1001 thắc mắc: Vì sao voi mang thai lâu nhất trong các loài?
Voi không chỉ là loài vật có tuổi thọ khá cao mà thời gian mang thai của chúng cũng được ghi nhận là rất dài đến 22 tháng.
Vì sao voi mang thai tới gần 2 năm mới sinh con?
Voi không chỉ là loài vật có tuổi thọ khá cao mà thời gian mang thai của chúng cũng được ghi nhận là rất dài (gần 2 năm). Những câu chuyện đằng sau quá trình sinh sản kỳ lạ này từng là dấu hỏi lớn thách thức sự hiểu biết của các nhà khoa học.
Mới đây, bằng cách sử dụng phương pháp siêu âm tiên tiến, các chuyên gia đã tìm thấy câu trả lời sau khi tiến hành kiểm tra trên 17 con voi châu Phi và châu Á tại nhiều vườn thú ở Anh, Canada, Mỹ, Australia, Đức.
Kết quả được công bố trên Kỷ yếu của Hội Hoàng gia B, cho thấy nguyên nhân xuất phát từ việc voi là loài chỉ có duy nhất một chu kỳ rụng trứng trong nhiều năm.
Ngoài ra, thời gian mang thai kéo dài còn do “một cơ chế nội tiết tố khác thường, chưa từng thấy ở bất kỳ loài động vật nào”. Sự rụng trứng được kích hoạt bởi hormone sinh sản LH (hormone hoàng thể hóa), trong khi quá trình mang thai lại duy trì bởi các hormone do thể vàng của buồng trứng tiết ra.
Giai đoạn thai kỳ bình thường của voi kéo dài tới 680 ngày, nhờ đó voi con khi sinh ra đã có đủ năng lực nhận thức cần thiết cho sự tồn tại, não bộ phát triển giúp chúng nhanh chóng làm quen với những cấu trúc xã hội phức tạp trong đàn cũng như cách nuôi sống bản thân. Bởi thế, chúng được đánh giá là loài động vật có vú khá thông minh, giống như cá heo hay các loài khỉ lớn.
“Chu kỳ mang thai dài (22 tháng), mỗi lần sinh cách nhau 4-5 năm, mất 20 năm để voi con trưởng thành – đó là những lý do góp phần khiến số lượng voi ngày càng giảm sút và có nguy cơ tuyệt chủng”, Tiến sĩ Dennis Schmitt là Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn loài voi cảnh báo. Do đó, “những kết quả đạt được thông qua nghiên cứu này sẽ giúp ích rất nhiều trong việc quản lý, nhân giống loài voi”.
Não của voi cũng lớn hơn bất kỳ loài nào khác
Với khối lượng gần 5 kg, não của voi cũng lớn hơn bất kỳ loài nào khác. Chính vì thế, chúng là một loài vật rất thông minh như biết biểu lộ nỗi buồn, lòng trắc ẩn, có thể chơi nhạc cụ, có năng khiếu hội họa và sử dụng khéo léo các công cụ khác nhau.
Voi là một loài có trật tự xã hội được phân chia rất rõ ràng. Đời sống xã hội của con đực và con cái rất khác nhau. Con cái sẽ dành cả đời để gắn bó khăng khít trong một cộng đồng lớn với nhiều thế hệ. Các con lớn tuổi nhất sẽ làm nhiệm vụ của con đầu đàn, dẫn dắt những con còn lại. Trái lại thì những con voi đực khi trưởng thành thường sống một cuộc sống riêng biệt, tách rời khỏi bầy đàn.
Video đang HOT
Hiện nay trên thế giới chỉ có 3 loài voi là còn tồn tại : Voi bụi rậm và voi rừng châu Phi cùng giống voi châu Á ( hay thường gọi là voi Ấn Độ ) còn tất cả các loài voi khác đều đã tuyệt chủng.
Voi là loài động vật trên cạn lớn nhất trên thế giới còn sống. Những chú voi to nhất được ghi nhận là tại Angola vào năm 1956 với con đực nặng khoảng 11.000 kg và cao gần 4 m, hơn hẳn 1m so với những con voi châu Phi thông thường.
Voi bơi rất giỏi
Chiếc vòi là sự kết hợp độc đáo giữa mũi và môi trên, tạo thành một bộ phận phụ rất linh hoạt và quan trọng nhất của loài voi. Chiếc vòi voi vừa đủ khéo léo để nhặt một cọng cỏ lại vừa mạnh mẽ để bẻ gãy cành cây.
Chiếc vòi thường được voi sử dụng để uống nước. Voi sẽ hút nước vào vòi (khoảng 14 lít nước/ lần) sau đó phun nước vào miệng để uống. Nó cũng có công dụng như một chiếc vòi hoa sen khi voi tắm rửa. Vào những ngày nắng nóng, voi lại dùng vòi phủ thân mình bằng bụi và bùn khô để tạo thành một lớp bảo vệ có tác dụng như kem chống nắng mà chúng ta hay sử dụng vậy. Còn khi bơi, chiếc vòi đóng vai trò là một ống thở tuyệt vời vô cùng hữu hiệu.
Voi bơi rất giỏi còn những việc như nhảy hay phi nước đại thì chúng “xin kiếu” vì trở ngại bởi thân hình cồng kềnh quá khổ của mình. Voi chỉ có hai dáng điệu : đi bộ thủng thẳng hay rảo bước nhanh hơn giống như đang chạy.
Voi dành 16 tiếng mỗi ngày cho việc ăn uống
Voi là loài động vật ăn cỏ và chúng dành 16 tiếng mỗi ngày cho việc ăn uống. Đồ ăn ưa thích của chúng thay đổi tùy theo mùa, thói quen hay khu vực sinh sống. Thông thường, chúng hay chọn ăn các loại vỏ cây, lá hay quả trên cây hay bụi rậm nhưng có một số loại cỏ và thảo mộc cũng được chúng khá ưa thích.
Đỗ Hợp (T/H)
Vì sao không bao giờ nhìn thấy xác voi trong rừng?
Voi là động vật có vú lớn nhất còn sinh sống trên mặt đất ngày nay. Khi khám phá rừng rậm ở bất cứ đâu, ta không thể thấy bất kì xác một con voi đã chết già tự nhiên nào? Vậy điều gì đã xảy ra với chúng.
Voi là một loài động vật to lớn nhất trong rừng rậm. Hầu hết chúng đều là những con vật hiền lành và gần gũi với con người. Loài voi hiện còn lại 3 phân loài chính gồm voi châu Á, voi rừng châu Phi và voi châu Phi.
Ảnh minh họa
Hiện tại, voi là động vật có vú lớn nhất còn sinh sống trên mặt đất ngày nay. Con voi nặng nhất thời điểm hiện tại nặng 12.000 kg là một con voi đực.
Tuổi thọ của voi khá lớn, khoảng 60 - 80 năm. Thời tiền sử, cũng có những loài voi tồn tại như voi ma mút hay các loài voi nhỏ nhất, với kích thước chỉ cỡ con bê hay con lợn lớn.
Những loài voi này được cho là sinh sống trên hòn đảo Crete cho tới khoảng năm 5000 TCN, và có thể là tới những năm khoảng 3000 TCN.
Hiện nay, voi đang bị săn lùng ráo riết để lấy ngà. Chính điều này đã đẩy chúng đến bờ vực của sự tuyệt chủng.
Thế nhưng khi khám phá rừng rậm ở bất cứ đâu, châu Phi, châu Á, hay những cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn, ta đều không thể thấy bất kì xác của một con voi đã chết già tự nhiên nào?Chúng ta chỉ bặt gặp những con voi đã bị giết một cách dã man để lấy ngà.
Voi là loài to lớn vì vậy khi chúng chết đi, chắc chắn xác của chúng sẽ trở thành miếng mồi ngon cho những kẻ ăn thịt trong rừng sâu. Có phải vậy nên chúng ta không bao giờ nhìn thấy xác của bất kì con voi nào không?
Nhưng sự thật lại cho chúng ta một kết quả bất ngờ. Như các bạn đều biết, voi là một trong những loài có tập tính sống bầy đàn.
Đàn của chúng tập hợp khá nhiều, vừa là để an toàn vừa có thể tập trung tìm kiếm thức ăn nên số lượng của chúng có khi lên tới hàng trăm con. Khi một con voi trong đàn chết đi, nó sẽ được cả đàn thương tiếc.
Điều này đã được một nhà động vật học người Anh Haway Kelly chứng kiến tận mắt vào một buổi chiều "lễ chôn cất" của đàn voi.
Trong đàn voi có một con voi cái già sắp chết. nó chỉ có thể lảo đảo đi về phía trước, đến cuối cùng thì ngã xuống đất.
Những con voi khác trong đàn thấy vậy thì cùng đi đến, vây quanh con voi nọ. chúng đồng thanh cất lên những âm thanh đâu buồn tiễn biệt người bạn già của mình.
Trong khi những con voi khác đứng xung quanh thì con voi đầu đàn dùng vòi của mình để xoa lên khắp người con voi đã chết như một lời tiễn biệt sâu sắc.
Cuối cùng, sau khi tất cả đã gửi những lời chào tạm biệt tới người bạn trong đàn thì chúng dùng đất và cỏ cây phủ lên mình con voi đã chết.
Đó là hình thức chôn cất đặc biệt của loài voi. Chính vì loài voi có tập tính này mà hiếm ai trong chúng ta có thể nhìn thấy thi thể của những con voi đã chết.
Ngoài ra, những con voi trong đàn còn bẻ gãy ngà của con voi đã chết, đập chiếc ngà đó vào đá hay thân cây cho chúng vỡ vụn ra. Nguyên nhân của hành vi này thì chưa ai trong các nhà khoa học có thể giải thích được.
Hành động chôn cất bầy đàn là một hành động đặc biệt trong thế giới tự nhiên. Chúng biểu hiện cho sự gắn bó thân thiết giữa những con vật trong bầy.
Voi là loài động vật vô cùng thông minh. Chúng có bộ não lớn nhất trong tất cả các loài động vật sống trên đất liền và tế bào thần kinh nhiều gấp 3 lần so với con người. Trong khi đó, nhiều tế bào thần kinh tồn tại chỉ để kiểm soát cơ thể khổng lồ và sự khéo léo của voi.
Tập tính sinh sản của voi cũng rất đặc biệt. Voi không có mùa giao phối riêng, nhưng nếu một con cái giao phối thì chúng sẵn sàng gia nhập đàn mặc dù chúng có thể có mặt không thường xuyên cho lắm.
Chu kỳ mang thai của voi là 22 tháng, dài nhất trong số các động vật sống trên mặt đất. Voi con mới sinh cân nặng khoảng 120 kg. Vừa mới sinh voi con trông rất lem luốc nên chúng được voi mẹ lau sạch trước khi chúng đứng lên được. Chúng thường sinh vào mùa xuân. Sau khi voi con ra đời, chúng được những voi khác ở bên để bảo vệ cho tới khi nó đủ cứng cáp để có thể đi được.
Cũng như các loài thú có tuổi thọ dài khác, voi dành rất nhiều năm để chăm sóc con. Voi trưởng thành quá to lớn nên không có mấy kẻ thù, nhưng voi con có nguy cơ bị tấn công. Voi con bú sữa mẹ trong vòng năm năm và voi đực rời đàn khi đủ mười ba tuổi. Voi lớn lên rất chậm và chúng có thể sống được 60 năm hoặc thậm chí 80 năm.
Tại sao cà phê phân voi đắt vậy?
Voi được cho ăn quả cà phê sau đó người ta sẽ đi gom cà phê từ phân voi sau một thời gian chúng được "lên men tự nhiên". 33kg quả cà mới thu hoạch được 1kg cà phê phân voi. Sản phẩm cuối cùng được cho là có hương thơm đậm đà, mùi socola hạt dẻ và vị anh đào cùng thuốc lá.
Được biết đến như ngà voi đen, loại cà phê phân voi này có giá 1.500 USD/kg (31,6 triệu đồng/kg), vượt qua giá của loại cà phê cũng được xem là hảo hạng là cà phê chồn. Hiện nay cà phê chồn có mức giá từ 500 USD - 1000 USD/kg.
Châu Anh
Theo Tiền phong
1001 thắc mắc: Loài cá nào có xương dài nhất thế giới? Theo các nhà khoa học, loài cá này là loài sinh vật sống có xương dài nhất thế giới với chiều dài có thể đạt được là 17m và có thể nặng tới 270kg. Loài cá có xương dài nhất thế giới Cá mái chèo khổng lồ (Regalecus glesne) được mô tả lần đầu tiên vào năm 1772, tuy nhiên rất hiếm bắt...