1001 thắc mắc: Vì sao trong cây có điện, sao chúng không vươn mãi lên trời?
Các nhà khoa học Hà Lan đang triển khai hệ thống ‘ nhà máy điện’ từ các loài cây trồng trên diện tích lớn có thể sạc điện thoại và thắp sáng. Câu hỏi đặt ra là tại sao cây lại có điện?
Một số hoạt động sống trong cơ thể sinh vật tạo ra điện trường và dòng điện, gọi là điện sinh vật. Ở một số động vật, hiện tượng này rất rõ, ví dụ cá chình điện có thể dùng điện sinh vật để bắn chết những con mồi nhỏ. Trong cây cũng có điện, nhưng chỉ yếu hơn mà thôi.
Dòng điện trong cơ thể thực vật yếu đến nỗi nếu không dùng đồng hồ điện siêu nhạy thì khó mà phát hiện ra. Nhưng dòng điện yếu không có nghĩa là không có. Vậy điện trong cây phát sinh như thế nào?
Có rất nhiều nguyên nhân khiến cây sản sinh ra điện. Ví dụ ở rễ, dòng điện chạy từ chỗ này sang qua khác, vì sự chênh lệch điện tích do các đoạn rễ hấp thụ muối khoáng không đều.
Hãy quan sát quá trình hấp thụ khoáng kali clorua của cây đậu tương. Các ion của kali clorua được hút vào rễ. Clo(-) từ rễ được hút lên các tế bào ngọn, làm tăng số ion âm trên ngọn, trong khi đó, các ion dương của K lại tập trung ở đầu rễ. Kết quả là xuất hiện một điện thế giữa ngọn và gốc.
Cây trồng trong nước có thể tạo ra dòng điện
Các nhà khoa học Hà Lan đang triển khai hệ thống “nhà máy điện” từ các loài cây trồng trên diện tích lớn có thể sạc điện thoại và thắp sáng.
Công ty Plant-e có trụ sở tại Wageningen (phía đông Hà Lan) đã sử dụng điện năng lấy từ cây sống để nạp điện thoại di động, cấp điện cho các điểm phát Wi-Fi và thắp hơn 300 ngọn đèn LED chiếu sáng đường phố tại hai vùng ở Hà Lan.
Công ty này đã thực hiện một hệ thống cho phép sản xuất điện từ các cây trồng trên diện tích lớn và trong môi trường bão hòa nước, như đầm lầy, cánh đồng, thậm chí chậu cây, vườn cây.
Các loài cây này được trồng trong nước. Chúng sẽ hấp thụ ánh sáng mặt trời để phục vụ sinh trưởng và điện năng thì được lấy từ phần rễ cây. Hệ thống này sẽ hoạt động tốt với bất cứ loại thực vật nào sống trong nước, kể cả cỏ, lúa nước và các loại cây ngập mặn.
“So với điện gió hoặc điện mặt trời thì hệ thống này có ưu điểm là hoạt động được kể cả trong đêm và khi không có gió”, Giám đốc Cty Plant-e cho hay.
Vì sao cây không thể cao mãi?
Cây linh sam cao nhất được tìm thấy có chiều cao 99 mét ; Cây cao nhất thế giới là một cây gỗ tùng bách ở California lên tới 115 mét.
Sự bốc hơi của lá kéo theo cả nước lẫn các bọt khí. Trong thân cây linh sam quá trình vận chuyển này phụ thuộc vào các tế bào chết, đóng vai trò như những chiếc van và tạo hên hầu hết phần gỗ của thân cây, ngăn cản bọt khí phát tán xuyên qua thân.
Bằng việc ngăn ngừa sự phân tán của bọt khí qua các van này, cây linh sam cũng đồng thời ngăn cản nước được kéo lên cao hơn. Các nghiên cứu cho thấy, ở khoảng giữa độ cao tương đương với tòa nhà 30-35 tầng, cây linh sam không thể đưa nước lên cao hơn được nữa
Kết luận, nếu mọc quá cao, cây không thể vận chuyển được nước lên những lá nằm cao nhất.
Cá chình điện hung dữ xé toang đầu bạch tuộc
Cá chình điện tỏ ra là một kẻ thiện chiến khi liên tiếp khiến bạch tuộc biển phải dè chừng.
Clip cá chình điện hung dữ xé toang đầu bạch tuộc:
Đại chiến biển khơi vốn nguy hiểm và đáng sợ không kém gì những cuộc vật lộn ở trên cạn, không chỉ vậy ở dưới biển còn đáng sợ hơn nhiều lần bởi nơi đó tồn tại những sinh vật khủng khiếp.
Cá chình điện (lươn điện) sống ở vùng Amazon, với đặc trưng là các cơ quan đặc biệt chuyên phóng điện với xung điện lên tới 700 volt.
Chúng phát hiện những con mồi xung quanh mình bằng xung điện nhỏ hơn.
Nhà khoa học James Collin đã ghi lại hình ảnh đại chiến kinh hoàng giữa cá chình điện và một con bạch tuộc dài 2m tại vùng vịnh thuộc California.
Một con cá chình điện có thể dài 2,4 m và nặng gần 23 kg, lớn hơn nhiều so với con bạch tuộc của chúng dưới nước.
Tiếp cận con mực, dòng điện với hiệu điện thế lên tới 650V được phóng ra khiến con bạch tuộc choáng váng. Chúng trốn vào các rặng san hô nhưng điều đó đã trở nên vô nghĩa khi dưới biển, cá chình quả thực như một "đại ca".
Nhà nghiên cứu Jason Gallant của đại học bang Michigan quan sát con cá chình và cho hay: "Loài cá điện thường biểu hiện gene giống nhau, có chức năng mã hóa các protein cấu trúc có thể cách điện đối với cơ quan đặc biệt chuyên phóng điện.
Trên thực tế, chúng tôi chưa thực sự tìm ra nguyên nhân cá chình điện không chịu ảnh hưởng trước chính dòng điện chúng phóng đi".
Cảnh báo nguy cơ nhựa nano có thể tích lũy trong rễ cây Nghiên cứu mới cho biết nhựa nano sẽ làm chậm sự phát triển của các loài thực vật trên cạn và dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng. Đồ họa cho thấy rễ và lông rễ hấp thụ nano, ở phía dưới là những mảnh rác thải nhựa. Các nhà nghiên cứu môi trường đã cảnh báo rằng vật liệu nano đe dọa sinh...