1001 thắc mắc: Vì sao thằn lằn đổi món ăn khi nhiệt độ tăng lên?
Thằn lằn thường sống bằng chế độ ăn côn trùng, bao gồm cả côn trùng ăn thực vật như dế, cũng như côn trùng ăn thịt như nhện và bọ cánh cứng.
Theo một công bố đã nghiên cứu, nhiệt độ chỉ ấm lên 2 độ C, thằn lằn đã thay đổi thói quen ăn uống, chuyến sang ăn nhiều côn trùng săn mồi.
Sự thay đổi thói quen ăn uống của thằn lằn có thể phá vỡ chuỗi thức ăn khi nhiệt độ nóng lên.
Thằn lằn là một nhóm bò sát có vảy phân bố rộng rãi, với khoảng 3800 loài. Chúng có mặt trên tất cả các lục địa trừ Nam Cực cũng như hầu hết các dãi núi lửa đại dương. Nhóm này, theo phân loại truyền thống nó là phân bộ Lacertilia, bao gồm tất cả các loài còn tồn tại của Lepidosauria, chúng là Sphenodontia (như tuatara) hay rắn – tạo thành một cấp tiến hóa. Trong khi các loài rắn được xếp chung với nhánh Toxicofera mà chúng tiến hóa ra, Sphenodont là nhóm chị em với một nhóm đơn ngành lớn hơn là Bò sát có vảy, nhóm này bao gồm cả thằn lằn và rắn.
Nhìn chung, thằn lằn có hình dạng đầu nhỏ, thân dài và đuôi dài. Có rất nhiều loài thằn lằn khác nhau, vì vậy chúng thường đa dạng về kích cỡ. Loài thằn lằn lớn nhất có tên gọi là Rồng Komodo, được tìm thấy ở đảo Komodo, Rinca, Flores, Gili Motang và Padar. Rồng Komodo có chiều dài tối đa là 3 mét và nặng tới 80kg. Loài thằn lằn nhỏ nhất là con tắc kè lùn, chỉ dài khoảng 1,6cm và nặng 120mg.
Chế độ ăn thằn lằn thay đổi, tỷ lệ sống thấp hơn?
Trưởng nhóm nghiên cứu Elvire Bestion nói với AFP rằng cô rất ngạc nhiên với kết quả nghiên cứu này. “Sự thay đổi chế độ ăn uống có liên quan đến sự sống sót thấp hơn của thằn lằn trưởng thành, tuy nhiên thật khó để nói chính xác tại sao là như vậy”, cô viết trong một email.
Nhóm nghiên cứu phát hiện ra khi nhiệt độ nóng hơn, có rất ít côn trùng săn mồi bò xung quanh, nhưng thằn lằn vẫn thay đổi thói quen thích chúng hơn các loài côn trùng ăn thực vật.
Cô Bestion cho rằng: “Một trong những giả thuyết của chúng tôi là ở vùng khí hậu ấm hơn, thằn lằn cần con mồi bổ dưỡng hơn để đáp ứng nhu cầu của chúng và chuyển chế độ ăn sang chế độ ăn nhiều động vật không xương sống ăn thịt”.
Điều này làm tăng sự cạnh tranh giữa các loài thằn lằn đối với thực phẩm ưa thích.
Một phát hiện đáng chú ý khác là khi chế độ ăn của thằn lằn thay đổi, hệ vi khuẩn đường ruột của chúng trở nên ít đa dạng hơn, có thể dẫn đến tỷ lệ sống của thằn lằn thấp hơn.
“Hệ vi sinh vật đường ruột được liên kết với rất nhiều chức năng quan trọng, bao gồm tiêu hóa hoặc miễn dịch”, Bestion nói.
Điều quan trọng, nghiên cứu, được công bố trong Kỷ yếu của Hiệp hội Hoàng gia B (Proceedings of the Royal Society B) cũng cho thấy rằng sự thay đổi chế độ ăn của bò sát sang côn trùng ăn thịt có thể phá vỡ thói quen ăn uống trong chuỗi thức ăn.
Nhà khoa học Bestion nói: “Chúng tôi thấy các cơ chế tác động của biến đổi khí hậu phức tạp hơn chỉ là tác động của nhiệt độ lên một con vật”.
Hoạt động ban ngày, là động vật máu lạnh
Hầu hết, loài thằn lằn thường hoạt động vào ban ngày. Thằn lằn là loài động vật máu lạnh, vì vậy chúng dựa vào môi trường sống để làm ấm cơ thể. Sử dụng ánh nắng từ mặt trời và hoạt động để làm tăng nhiệt độ của cơ thể, tia nắng mặt trời cung cấp vitamin D cho thằn lằn. Thời gian ban ngày chúng dành thời gian phơi mình trên những mỏm đá để tắm nắng, săn mồi hoặc tìm kiếm thức ăn theo cách riêng của chúng.
Theo nghiên cứu từ trường Đại học California, một số loài thằn lằn sống theo bầy đàn, trong khi những loài khác có thể dễ dàng sống cùng với hàng tá các loài thằn lằn khác nhau. Khác với những loài giao phối khác, hầu hết thằn lằn không phải là động vật xã hội. Có một số trường hợp ngoại lệ, ví dụ như thằn lằn sa mạc đêm sống theo bầy đàn.
Da vảy của thằn lằn không tăng theo số tuổi của động vật. Hầu hết, thằn lằn lột da hoặc thay da theo từng mảng lớn. Thằn lằn cũng có khả năng tự cắt bỏ phần đuôi của mình khi bị một loài động vật ăn thịt vồ lấy nó.
Thức ăn
Nhiều loài thằn lằn thích ăn thịt, nghĩa là chúng chỉ ăn thịt. Thức ăn điển hình của loài thằn lằn này là kiến, nhện, mối, ve sầu, động vật nhỏ có vú và thậm chí là cả những con thằn lằn khác. Thằn lằn Caiman còn ăn những động vật có vỏ như ốc chẳng hạn.
Một số loài thằn lằn khác lại ăn tạp, nghĩa là chúng ăn cả thịt và rau. Một ví dụ về loài thằn lằn ăn tạp là thằn lằn gai Clark. Những con thằn lằn này rất thích ăn hoa quả, lá cây và rau.
Còn lại là loài thằn lằn ăn cỏ, nghĩa là chúng chỉ ăn thực vật. Loài thằn lằn biển iguana sống ở quần đảo Galapagos thích ăn tảo biển. Kỳ nhông Iguana và thằn lằn đuôi gai agamids cũng thuộc loài thằn lằn ăn thực vật.
Có thể sống đến 50 năm
Theo trang National Geographic, thằn lằn là loài động vật bò sát đẻ trứng và chúng có thể sinh sản đơn tính (hay còn gọi là trinh sản) nghĩa là chúng hoàn toàn có thể mang thai và tự thụ tinh cho trứng của mình mà không cần tinh trùng của con đực. Các nhà khoa học vẫn đang đi tìm câu trả lời cho hiện tượng kỳ lạ này. Tuy nhiên, khi gặp con đực, thằn lằn cái vẫn có thể “mang bầu” và sinh sản bình thường. Thằn lằn có mào thường đẻ từ 8 đến 23 quả trứng với thời gian mang thai có thể kéo dài tới 12 tháng.
Hầu hết, những con thằn lằn con từ lúc sinh ra đều có thể tự túc làm mọi thứ như đi, chạy và ăn. Thời gian trưởng thành của thằn lằn là từ 18 tháng đến 7 năm, tùy thuộc vào từng loài. Đặc biệt, một số loài thằn lằn có thể sống đến 50 năm.
Video: Mải mê săn mồi, thằn lằn chết đau đớn bởi rắn sa mạc:
ĐỖ HỢP (T/H)
Theo tienphong.vn
8 điều thú vị về rắn
Rắn có thể bay. Rắn không có tai, có mũi nhưng có thể đánh hơi rất chuẩn. Chúng cũng định vị con mồi hay kẻ thù bằng lưỡi. Dưới đây là 8 điều thú vị về rắn không phải ai cũng biết.
1. Rắn cư trú ở khắp nơi trên thế giới
Các loài rắn còn sinh tồn được tìm thấy trên gần như mọi châu lục (ngoại trừ châu Nam Cực), trong lòng các đại dương như Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, và trên phần lớn các khối lục địa nhỏ hơn các ngoại lệ bao gồm một số đảo lớn như Ireland và New Zealand, và nhiều đảo nhỏ trong Đại Tây Dương và Trung Thái Bình Dương.
2. Vị trí nội tạng lạ kỳ
Để phù hợp với cơ thể thuôn và hẹp của mình, các cơ quan có cặp đôi của rắn như thận được bố trí theo kiểu cái này nằm phía trước cái kia thay vì ngang hàng ở hai bên, và phần lớn các loài rắn chỉ có một phổi hoạt động. Một vài loài vẫn duy trì một đai chậu với một cặp vuốt dạng vết tích ở một trong hai bên của lỗ huyệt.
3. Rắn đánh hơi bằng lưỡi
Rắn đánh hơi bằng việc sử dụng chiếc lưỡi của mình để thu nhận thu thập các hạt airborne và sau đó chuyển chúng cho các cơ quan khứu giác trong miệng.
Lưỡi rắn phân nhánh làm hai giúp nó làm sạch những chất bẩn bên trong mũi. Nó không chỉ là cơ quan khứu giác mà còn là công cụ định vị tuyệt với để săn bắt con mồi.
Ảnh minh họa
4. Rắn rất nhạy cảm
Tuy không thể nghe nhưng phần bụng áp sát vào đất cho phép rắn cảm nhận những rung động dù là nhỏ nhất trong không khí, trên mặt đất. Do đó, chúng dễ dàng phát hiện được con mồi hoặc kẻ thù đang đến gần. Thị lực của rắn rất kém.
5. Rắn ăn những loài tương ứng với kích thích của nó
Thức ăn của rắn là tất cả các loại thịt từ những loài nhỏ như thằn lằn, động vật có vú nhỏ, chim, trứng, cá hay ốc sên và một số loại côn trùng đến cả những động vật lớn như hươu.
6. Chiều dài của rắn có thể từ hơn 100cm đến hơn 9 mét
Hầu hết rắn có chiều dài trung bình khoảng 1 mét. Loài rắn Titanoboa cerrejonensis sinh sống từ 60 tới 58 triệu năm trước đây, nay đã tuyệt chủng có chiều dài khủng lên đến 13 hoặc 15 mét. Đây là loài rắn to lớn nhất được phát hiện từ trước tới nay. Loài rắn nhỏ nhất được biết đến là Leptotyphlops carlae chỉ dài 0,1 mét.
7. Rắn nặng nhất lên tới 250kg
Loài rắn xanh ở Nam Mỹ có chiều dài cơ thể gần 9 mét, nặng tới 250 kg. Cơ thể nặng nề khi di chuyển trên mặt đất, loài rắn này sống ở gần sông, đầm lầy và phần nhiều thời gian chúng hoạt động dưới nước.
Hai hàm của chúng nối thẳng vào sọ, cho phép chúng tăng kích cỡ miệng để nuốt những con mồi to lớn mà sau đó thậm chỉ cả tuần, cả tháng chúng không cần ăn.
8. Rắn có thể bay
Các nhà khoa học cho rằng loài rắn cây Chrysopelea paradisi có thể bay. Chứng được tìm thấy ở Sri Lanka, Đông Nam Á.
Loài rắn này dựa vào chiếc đuôi để điều khiển cân bằng khiến chúng có thể bay xa hơn từ cây này đến cây khác. Khi bay thân rắn uốn hình S.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ Mother nature network
Theo Thanh Nga/Infonet
Ảnh động vật: Hươu đỏ quyết chiến giành bạn tình Hươu đỏ quyết chiến giành bạn tình, cầy mangut chơi đùa với bí ngô Haloween,...là những hình ảnh động vật đẹp nhất tuần qua. Hai con hươu đỏ đực quyết chiến tranh giành bạn tình vào mùa sinh sản trong một công viên ở thành phố Bonn, Đức. Đàn voi hoang dã đi qua núi Kilimanjaro trong vườn quốc gia Amboseli ở Kenya....