1001 thắc mắc: Vì sao nói Chuột chù nước là loài ăn thịt rất tinh vi?
Loài chuột chù có thể chết đói trong vòng nửa ngày nếu chúng không tìm thấy thứ gì để ăn.
Chuột chù, loài chuột có mùi hôi đặc biệt khiến nhiều người khó chịu. Chuột chù khá nhỏ bé. Một con chuột chù khi trưởng thành có chiều dài cơ thể chỉ khoảng 10 – 15cm. Phần đuôi của chúng khá dài, nhỏ, nhọn và dài gần ngang với tỷ lệ cơ thể của chúng. Chuột chù là dòng sống chui rúc, môi trường sống của chúng chủ yếu trong hang, các lỗ nhỏ dưới đất, khu vực gần các bãi rác thải. Chuột chù thường sống thành từng bầy lớn khoảng 10 con.
Chuột chù chủ yếu ăn côn trùng nhưng chúng cũng ăn cả sâu bọ, cá, ếch và các loại hạt. Chúng cũng có thể giết những động vật có kích thước lớn hơn, ví dụ như một số loài thuộc bộ gặm nhấm khác.
Chuột chù cũng có ích đối với người nông dân vì chúng giúp loại bỏ côn trùng, sên và những sâu bệnh gây hại cho vườn tược. Những con vật khác thường giết chuột chù nhưng chúng hiếm khi ăn vì khi ấy tuyến mồ hôi ở bụng chuột chù tiết ra một thứ mùi vô cùng khó ngửi.
Nhịp tim của chuột chù là 700 lần/phút.
Chuột chù có thị lực kém nhưng bù lại, thính giác và khứu giác của chúng rất nhạy bén, giúp chúng định vị được con mồi và tránh xa kẻ thù. Chuột chù cũng rất thông minh. Trọng lượng bộ não của chúng chiếm 10% trọng lượng toàn cơ thể.
Chuột chù khác nhau về kích thước nhưng hầu hết chúng dài từ 6cm – 24cm và nặng khoảng gần 100 gram. Bộ lông của chuột chù ngắn, mềm, dày, có màu nâu hoặc màu xám. Đa số chuột chù sống trên mặt đất. Một số vừa sống dưới đất vừa sống trên cây trong khi một số khác sống gần nguồn nước.
Độ trao đổi chất của chuột chù nhanh nhất trong số các loài động vật, thậm chí còn nhanh hơn cả chim ruồi. Với kích cỡ bằng khoảng nửa một con chuột thường, chuột chù nước có sự trao đổi chất ở mức cao đến nỗi chúng phải ăn nhiều hơn nhiều hơn trọng lượng của chúng mỗi ngày và chúng có thể chết đói trong vòng nửa ngày nếu chúng không tìm thấy thứ gì để ăn. Do vậy chuột chù nước là loài ăn thịt sống rất ghê gớm.
Tiếng động bất chợt, chẳng hạn như tiếng sét, có thể làm loài chuột chù sợ đến chết.
Chuột chù có thể lao vào tấn công trong khoảng 50 lần của một giây khi phát hiện ra sự xuất hiện của con mồi và há miệng chuẩn bị cắn trong 20 lần của một giây. Loài động vật có vú nhỏ bé này có thể bắt mồi nhanh nhẹn và chính xác vào ban đêm như khi chúng làm vào ban ngày và kết luận rằng chuột chù đã sử dụng ba phương pháp cơ bản để săn mồi.
Để săn mồi trong bóng tối, chuột chù nước: Dò tìm các chuyển động của nước do con mồi cố bơi thoát gây ra; Nhận diện hình dáng của con mồi bằng việc sử dụng những sợi râu mép của chúng; Sử dụng khứu giác dưới nước bằng cách thổi những bóng khí từ mũi và sau đó hít trở vào.nhưng chúng cũng ăn cả sâu bọ, cá, ếch và các loại hạt. Chúng cũng có thể giết ững
Các nhà khoa học đã tạo ra được chuột trong suốt
Các nhà nghiên cứu Mỹ đã tìm được cách tạo ra chuột trong suốt, nhưng chúng sẽ không chạy loạn trong phòng bếp dân thường với bộ dạng kỳ dị này.
Thay vào đó, chuột trong suốt là phiên bản chết chỉ phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu trong ngành giải phẫu học. Chúng được cho là sẽ hữu dụng trong các cuộc nghiên cứu nhằm lập bản đồ chi tiết của hệ thần kinh trung ương hoặc cơ chế lây lan ung thư trong cơ thể.
Chuột không còn sợ mèo khi nhiễm ký sinh trùng
Nhóm nghiên cứu của Wendy Ingram và các đồng nghiệp thuộc Đại học California, Berkely, Mỹ, cho biết ký sinh trùng đơn bào Toxoplasma gondii có khả năng kiềm chế nỗi sợ mèo của loài chuột. Sau khi miễn nhiễm với loài ký sinh trùng, loài chuột cũng sẽ không còn phản ứng sợ hãi với giống linh miêu này.
Khám phá bất ngờ loài chuột đá quý hiếm từng có ở Việt Nam
Loài chuột đá còn được biết đến với tên gọi khác là chuột núi Lào hay chuột đá Lào. Chuột đá có chiều dài khoảng 26cm, sở hữu chiếc đầu tương đối lớn, tai tròn và mũi hình củ lạc.
Thức ăn yêu thích của chuột đá là lá cây, cỏ và đặc biệt là các loại hạt. Đôi khi chúng cũng ăn côn trùng. Mỗi năm, chuột đá chỉ sinh duy nhất 1 cá thể. Trước năm 2005, loài chuột đá này được cho là đã tuyệt chủng.
Người dân ở Bản Ón, xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa ( Quảng Bình) từng lùng bắt loài chuột này để ăn. Chuột đá thường hoạt động về đem. Chúng hoạt động và xuất hiện nhiều nhất vào mùa mưa dông (tháng 6 – 9 âm lịch).
Chuột chù có chiếc mũi được ví như vòi voi. Clip nguồn youtube.
Theo tienphong.vn
Phát hiện chấn động: Chuột tuyệt chủng 11 triệu năm trước xuất hiện ở rừng Trường Sơn
Thời gian những năm đầu 2000, đồng bào Rục tại xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa, Quảng Bình thường bẫy bắt một loài chuột núi để làm thực phẩm mà không biết rằng đây là loài chuột đặc biệt.
Loài chuột mà người dân địa phương gọi là Knê Củng là đại diện sống của họ Diatomyidae được cho là tuyệt chủng cách đây 11 triệu năm và là một ví dụ điển hình về hiệu ứng hồi sinh rất hiếm gặp ở các loài thú.
Năm 2005, các nhà khoa học lần đầu tiên phát hiện ra loài thú lạ ở khu bảo tồn Đa dạng sinh học Quốc gia Hin Nậm Nô, tỉnh Khăm Muộn, CHDCND Lào có hình dạng loài chuột và đặt tên là chuột đá Lào Laonastes aenigmamus.
Khi các nhà khoa học so sánh các đặc điểm hình thái của chuột đá Lào với với các mẫu hóa thạch của họ thú cổ Diatomydae và khẳng định chuột đá Lào là loài sống sót duy nhất của họ thú cổ Diatomydae đã bị xem là tuyệt chủng từ kỷ Miocence, cách đây khoảng 11 triệu năm.
Loài chuột đá Lào được các nhà khoa học phát hiện. Ảnh: Nguyễn Xuân Nghĩa
Tiếp đó vào cuối năm 2011, trong khi thực hiện điều tra đa dạng sinh học thú nhỏ ở vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình), các nhà khoa học tiếp tục thu được 4 mẫu vật của một loài thú lạ ở xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình. Phân tích so sánh các đặc điểm hình thái ngoài, các số đo kích thước cơ thể và đặc điểm hình thái sọ của các mẫu vật này, các nhà khoa học xác định loài chuột phát hiện tại xã Thượng Hóa chính là loài chuột đá lào Laonastes aenigmamus.
Phát hiện này đã bổ sung cho Danh mục thú Việt Nam thêm một loài mới và một họ mới (Diatomyidae). Loài chuột phát hiện tại xã Thượng Hóa sau đó được đặt tên là "Chuột trường sơn" bởi loài này chỉ phân bố ở các hệ sinh thái núi đá vôi của dãy Trường Sơn.
Ban đầu, các mẫu vật của loài chuột đá Lào được các nhà khoa học phát hiện khi người dân bày bán tại chợ thuộc huyện Thà Khẹt, tỉnh Khăm Muộn. Loài chuột này người dân địa phương gọi tên là "Kha nượu".
Một con Knê Củng mà người dân bắt được. Ảnh tư liệu
Điều thú vị là loài chuột đá Lào được xem là một hiện tượng "hiệu ứng hồi sinh" của họ Diatomyidae. Hiệu ứng hồi sinh là một hiện tượng liên quan đến các phát hiện hóa thạch sinh vật, nói về sự tái xuất hiện của một bậc phân loại sau một thời gian dài hàng triệu năm không có ghi nhận và được xem là đã bị tuyệt chủng. Việc phát hiện ra loài chuột đá Lào đại diện sống của họ Diatomyidae được cho là tuyệt chủng cách đây 11 triệu năm là một ví dụ điển hình về hiệu ứng hồi sinh rất hiếm gặp ở các loài thú.
Sau đó, khi phát hiện loài chuột tìm đươc tại ở xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình các nhà khoa học nhận thấy loài chuột này giống với loài chuột đá Lào. Đồng bào Rục tại xã Thượng Hóa gọi loài chuột mà họ bắt được là "Knê Củng". Sau đó, các nhà khoa học đặt tên cho loài chuột này là "Chuột Trường Sơn", tiếng Anh là Annamite Rat.
Đây là loài chuột mà người dân xã Thượng Hóa đã từng bẫy bắt được và sử dụng như một nguồn thực phẩm của họ trong thời gian đói khổ thiếu thức ăn. Người dân thường bẫy bắt loài chuột này ở các khu vực chân núi đá vôi có nhiều khối đá lớn và cả trong một số hang núi trên sườn dốc cao của dãy Trường Sơn. Chúng cũng bị bẫy bắt cả ở những khu rừng nguyên sinh và những khu rừng gần bản làng đã bị tác động không quá mạnh.
Một người dân xã Thượng Hóa tái hiện cách đặt bẫy Knê Củng. Ảnh: Lê Đình Dũng
Chuột Trường Sơn hoạt động về đêm và thức ăn chủ yếu là thực vật. Đây cũng là loài chuột đặc biệt khác lạ so với loài chuột thông thường khi chỉ mang thai một con duy nhất. Chính vì sự đặc biệt của loài chuột này, các nhà khoa học và các cơ quan chức năng đã xây dựng các biện pháp bảo tồn đồng thời tuyên truyền vận động người dân địa phương không săn bắt chuột trường sơn.
Cơ quan chức năng cũng xây dựng quy chế và cam kết bảo vệ chuột Trường Sơn và sinh cảnh của nó, kèm theo các hoạt động hỗ trợ phát triển cộng đồng nâng cao đời sống. Đặc biệt, giúp đỡ các gia đình dân tộc Rục ở Thượng Hóa phát triển chăn nuôi gia súc, tạo nguồn thực phẩm thay thế và nâng cao đời sống để khuyến khích họ không săn bắt động vật rừng, không chặt phá rừng.
Xây dựng và thực hiện chương trình giám sát tình trạng săn bắt động vật hoang dã, đặc biệt là tình trạng bẫy bắt các loài thú nhỏ ở xã Thượng Hóa để ngăn ngừa việc tiếp tục bẫy bắt chuột trường sơn và các loài thú khác; thường xuyên tuần tra rừng để phát hiện và phá hủy các luống bẫy cài đặt trong rừng; xử phạt nghiêm những người vi phạm.
Xuân Nha
Theo baovephapluat.vn
Khám phá bất ngờ chuột đá quý hiếm, từng có ở Việt Nam Loài chuột đá có tên khoa học là Laonastes aenigmamus, từng được cho là đã tuyệt chủng cách đây 11 triệu năm trước. Chuột đá được người Rục gọi là Cà Nệ Khụng, hay Ninh Cùng. Loài chuột đá còn được biết đến với tên gọi khác là chuột núi Lào hay chuột đá Lào. Ảnh: cerec. Chuột đá có chiều dài khoảng...