1001 thắc mắc: Vì sao gấu trúc khổng lồ nhưng sinh con lại bé xíu?
Gấu trúc trưởng thành có thể nặng tới hơn 100 kg, nhưng khi mới sinh, cá thể con bé xíu chỉ nặng chưa đầy 100 gram. Tại sao lại có điều kì quặc đến vậy?
Gấu trúc là một loài động vật thuộc họ gấu (Ursidae) và có nguồn gốc từ Trung Quốc. Chúng phân bố chủ yếu ở vùng Tứ Xuyên, Cam Túc và đôi khi cũng xuất hiện ở Thiểm Tây. Đặc điểm nhận biết dễ dàng nhất của loài gấu này là các mảng màu đen ở mắt, 2 tai và tứ chi.
Tên gọi gấu trúc cũng bắt nguồn từ tập tính chúng sinh sống ở các rừng trúc và ăn lá trúc, tre. Chúng thường sống đơn độc và dành phần lớn thời gian đi lang thang trong trong các rừng trúc, tre ở vùng đồi núi Tân Lĩnh.
Tuy là một loài trong bộ ăn thịt nhưng thức ăn chủ yếu của gấu trúc có tới 99% là lá tre và lá trúc.
Ngoài ra, những cá thể gấu trúc sống trong môi trường tự nhiên đôi khi cũng ăn củ, cỏ dại hoặc thịt chim, động vật gặm nhấm, xác thối.
Trong điều kiện nuôi nhốt ở những vườn thú, loài gấu này có thể ăn mật ong, cá trứng và các loại hoa quả như cam, chuối và một số loại thức ăn khác.
Gấu trúc khổng lồ thường nặng đến 120 kg. Con đực to hơn con cái. Tuy nhiên, khi mới sinh, chúng hoàn toàn không có trọng lượng nổi bật. Trung bình, gấu trúc khổng lồ mới sinh chỉ nặng khoảng 100 gram, bằng con mèo sơ sinh. Siêu nhỏ so với cá thể mẹ.
Tại sao gấu trúc đẻ con lại bé xíu?
Nhóm các nhà khoa học thuộc Đại học Duke, Mỹ đã nghiên cứu về bộ xương gấu trúc con để tìm ra câu trả lời.
Gấu trúc sơ sinh chỉ có trọng lượng khoảng 90 đến 130 gram, tương đương kích thước của một con mèo con. Khi mới sinh, gấu trúc có màu hồng nhạt, mù và cực kỳ nhỏ, tỷ lệ khối lượng của con so với mẹ dao động trong khoảng 1:900.
Gấu trúc sơ sinh bé xíu như con mèo.
Đó là tỷ lệ cân nặng khi sinh thấp nhất trong tất cả các động vật có vú, vì hầu hết các động vật có vú đều gần 1:26.
Thực tế cho thấy, so với hầu hết các loài động vật có vú khác, giai đoạn phát triển của gấu trúc con khi được sinh ra được coi là sinh non. Gấu trúc khổng lồ được sinh ra ở giai đoạn mang thai tam cá nguyệt thứ ba nếu so với con người.
Các nhà khoa học cho rằng trọng lượng sơ sinh của gấu nhiều khả năng liên quan đến việc ngủ đông. Quá trình mang thai trùng với thời gian ngủ đông, sẽ khiến con mẹ phải nhịn ăn, đó có thể dẫn đến việc sinh sớm hơn.
Dựa vào phân tích xương cho thấy chúng được sinh ra vài tuần trước khi đến hạn, vào khoảng 70% thời kỳ mang thai của nó. Điều đó sẽ giống như một bào thai của con người 28 tuần.
Tại sao gấu trúc có màu đen và trắng?
Các nhà khoa học cho thấy rằng hầu hết các con gấu trúc – có mặt, cổ, bụng, mông – là màu trắng để giúp nó ẩn trong môi trường sống đầy tuyết. Tay và chân có màu đen, giúp chúng lẩn trốn trong bóng râm.
Họ cho rằng, hai màu sắc này bắt nguồn từ chế độ ăn uống nghèo nàn là tre và khả năng tiêu hóa một lượng lớn thực vật. Điều này có nghĩa là nó không bao giờ có thể lưu trữ đủ chất béo để đi ngủ vào mùa đông, như một số loại gấu khác. Do vậy, gấu trúc hoạt động quanh năm, băng qua các khoảng cách xa và sống trong các môi trường sống đa dạng từ núi tuyết đến khu rừng nhiệt đới.
Tuy nhiên, dấu hiệu trên đầu của nó không được sử dụng để ẩn náu những kẻ săn mồi, mà là để giao tiếp. Tai màu tối có thể giúp chuyển tải một cảm giác hung dữ, một lời cảnh báo cho những kẻ săn mồi. “Mảng vá đen” ở mắt giúp chúng nhận ra nhau hoặc tín hiệu gây hấn đối với đối thủ gấu trúc cạnh tranh.
Gấu trúc vô dụng sao nhiều người lại thích chúng? Clip nguồn youtube.
Theo số liệu thống kê năm 2013, ở Trung Quốc có 1864 con gấu trúc trong tự nhiên. Trong đó 75% ở Tứ Xuyên, 25% còn lại ở Thiểm Tây và Cam Túc. Ngoài ra, tính đến tháng 11/2018, số lượng gấu trúc nuôi trên toàn thế giới là 548 con, trong đó ở Tứ Xuyên là 482 con.
Châu Anh (t/h)
Hô biến chó xù thành gấu trúc: Thú cưng bị tổn thương thế nào?
Một quán café ở Trung Quốc dùng thuốc nhuộm biến chó xù Tây Tạng thành gấu trúc để hút khách và cũng cung cấp dịch vụ "hô biến" cho những người nuôi thú cưng, nhưng việc làm này cũng nhận nhiều "gạch đá".
Tranh cãi bùng phát sau khi nhật báo Trung Quốc People's Daily đăng lên mạng xã hội video về các con chó Chow Chow (giống chó Tây Tạng có bộ lông xù thường được gọi là "Tông sư khuyển", nghĩa là "chó sư tử xù") được nhuộm lông trông cho giống gấu trúc.
Trong video, chủ quán café ở thành phố Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên (nơi có khu bảo tồn gấu trúc lớn nhất Trung Quốc), ông Hoàng, nói rằng, thuốc nhuộm được nhập từ Nhật Bản và không ảnh hưởng sức khỏe thú cưng. "Giá mỗi lần nhuộm một con thú cưng là 1.500 tệ (khoảng 5 triệu đồng)", ông nói.
Trong quán café, "gấu trúc" đi loanh quanh chơi với khách; không khí rất là vui vẻ, thư giãn. Tuy nhiên, trên Weibo, mạng xã hội của Trung Quốc tương tự Twitter, nhiều người yêu động vật cũng bày tỏ phản đối việc biến chó xù thành gấu trúc.
"Dù chúng trông đáng yêu nhưng nhuộm thú cưng kiểu này có thể làm hại chúng", một người dùng Weibo bình luận. "Tại sao ông ta (chủ quán café) lại đối xử với chó của mình như vậy?", một người khác tiếp lời.
Khách tới quán cafe chơi với chó xù nhuộm lông giống gấu trúc. Ảnh: CVG.
Các nhà bảo vệ quyền động vật cảnh báo rằng, nhuộm động vật có thể gây ra những tổn hại nghiêm trọng. Năm 2018, tổ chức về đối xử với động vật PETA nêu trường hợp một con chó bị bỏng nặng khi người ta sử dụng thuốc nhuộm tóc để nhuộm thân mình nó. Không nên áp dụng các cách thức làm đẹp phi tự nhiên không đem lại lợi ích về sức khỏe cho động vật, PETA khuyến cáo.
Đó không phải là lần đầu tiên thú cưng ở Trung Quốc được nhuộm màu để trông giống loài vật khác. Năm 2016, cửa hàng vật nuôi ở tỉnh Quảng Đông bán chó được nhuộm màu giống hổ con, People's Daily đưa tin.
Trong số "chó hổ" này nhiều con không thể sống quá một tuần sau khi bị nhuộm lông.
Nằm cách trung tâm Thành Đô khoảng 10 km, Khu bảo tồn Gấu trúc lớn Tứ Xuyên (còn gọi là công viên gấu trúc) rộng 924.500 héc-ta gồm 7 khu bảo tồn và 9 khu danh thắng. Đây là nơi trú ngụ của gấu trúc lớn và các loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng như gấu trúc đỏ, báo tuyết, báo gấm... Gấu trúc lớn chỉ có ở ba tỉnh Tứ Xuyên, Thiểm Tây và Cam Túc. Trong số hơn 2.000 con gấu trúc lớn ở Trung Quốc, khoảng 70% sống ở Tứ Xuyên.
Hai mẹ con gấu trúc ở Khu bảo tồn Gấu trúc lớn Tứ Xuyên. Ảnh: UNESCO.
Theo tienphong.vn
Giới khoa học đau đầu tìm lời giải "Tại sao gấu trúc khổng lồ mới sinh chỉ nặng 100 gram"? Bạn có biết gấu trúc khổng lồ trưởng thành có thể nặng tới hơn 100 kg, nhưng khi mới sinh, cá thể con chỉ nặng chưa đầy 100 gram, bằng con mèo sơ sinh. Sự chênh lệch quá lớn khiến các nhà khoa học đau đầu tìm câu trả lời nhiều năm qua. Gấu trúc khổng lồ mới sinh chỉ nhỏ như con...